TP Hồ Chí Minh: Đặt lịch cho người bị hoãn tiêm vaccine COVID-19
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi các bệnh viện trực thuộc bộ, ngành; bệnh viện công lập, ngoài công lập; phòng khám đa khoa, chuyên khoa; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và quận, huyện, yêu cầu các điểm tiêm chủng giải thích, lên lịch hẹn và chuyển tuyến cho những người buộc phải trì hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19.
Các y bác sỹ Quận 3 tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người trên 65 tuổi trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại điểm tiêm trường tiểu học Trần Quốc Thảo. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN
Theo Sở Y tế, trong quá trình tổ chức tiêm chủng, cơ quan này ghi nhận nhiều trường hợp bị trì hoãn tiêm chủng hoặc cần chuyển vào bệnh viện nhưng không được hướng dẫn, theo dõi và hẹn lịch tiêm tiếp theo.
Nhằm hỗ trợ người dân được tiêm vaccine đầy đủ, đảm bảo những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng được theo dõi và sắp xếp tiêm chủng khi có đủ điều kiện, Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở tiêm chủng chỉ đạo các đội tiêm, nhân viên y tế phụ trách khám sàng lọc xác định đúng nhóm trì hoãn tiêm chủng, giải thích rõ cho người đi tiêm về nguyên nhân trì hoãn tiêm.
Theo đó, đối với những lý do trì hoãn ngắn ngày (đang dùng thuốc, đang mắc bệnh cấp tính…), đội tiêm có trách nhiệm hướng dẫn người dân thời điểm có thể trở lại điểm tiêm để đánh giá, nếu tình trạng sức khỏe ổn định hoặc không còn lý do trì hoãn thì thực hiện tiêm vaccine.
Đối với những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm thì đã có quy định là họ có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiệm tại bệnh viện, cơ sở điều trị. Các đơn vị cần tăng cường đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe của người đến tiêm, xử trí chuyên môn để tạo điều kiện cho người dân được tiêm ngay tại chỗ.
Đối với người có bất thường về mạch, huyết áp thì tùy theo năng lực và phạm vị chuyên môn của bác sĩ khám sàng lọc, điều kiện thực tế của điểm tiêm mà có thể được xử trí theo phác đồ điều trị, nếu ổn định được các chỉ số trong giới hạn cho phép thì họ được tiêm vaccine.
Video đang HOT
Đối với những trường hợp tiêm tại điểm tiêm ngoài bệnh viện, nếu đội tiêm đánh giá bắt buộc phải chuyển tuyến tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện thì người cần tiêm được chuyển đến bệnh viện phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại của người dân, trong đó, đội tiêm cần giải thích rõ cho người dân lý do chuyển tuyến tiêm chủng và thông tin về bệnh viện sẽ được chuyển.
Đồng thời, lực lượng chức năng cần cung cấp cho người dân một bản Phiếu sàng lọc trước tiêm vaccine phòng COVID-19, lưu ý ghi rõ tên bệnh viện chuyển đến và lý do chuyển tiêm chủng để làm căn cứ cho người dân đến tiệm tại bệnh viện.
Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện tích cực tiếp nhận người được chuyển tuyến và thực hiện tiêm vaccine. Nếu ghi nhận việc chuyển tuyến không hợp lý thì bệnh viện vẫn cần tiêm vaccine cho người dân, đồng thời chủ động phản hồi với trung tâm y tế, nơi đề nghị chuyển tuyến để rút kinh nghiệm với đội tiêm.
Theo số liệu của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, trong đợt tiêm chủng thứ 5, từ ngày 22/7 đến nay, thành phố đã tiêm được 2.295.773 người. Sáng 9/8, Bộ Y tế đã bổ sung cho Thành phố Hồ Chí Minh 600.000 liều vaccine Astra Zeneca để tiếp tục triển khai việc tiêm chủng.
Tiêm vaccine 'cuốn chiếu' ở địa phương dịch bùng phát
Các địa phương tiêm vaccine theo phương thức cuốn chiếu, "khu vực nào xong khu vực đó để tạo ra vùng xanh an toàn ở những nơi đang bùng phát dịch".
Tối 7/8, Bộ Y tế gửi công điện đến các địa phương, đề nghị đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng Covid-19.
Theo đó, các địa phương tổ chức tiêm chủng cho tất cả người từ 18 tuổi; ưu tiên khu vực đang có dịch; tiêm ngay cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền; nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam; lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (nhà đầu tư, doanh nghiệp, khu công nghiệp, nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, đảm bảo lưu thông, cung cấp hàng hóa thiết yếu).
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành quyết định nhóm được tiêm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu chống dịch trên địa bàn.
Đồng thời, các địa phương huy động tối đa lực lượng tham gia chiến dịch tiêm chủng, gồm cả y tế nhà nước và tư nhân. "Tuyệt đối không để lãng phí trong tiêm chủng", Bộ Y tế nêu và lưu ý các địa phương không giới hạn số lượng người trong mỗi buổi tiêm. Tại khu phong tỏa, chính quyền bố trí điểm tiêm phù hợp, không để người dân phải di chuyển đến nơi khác để tiêm.
Người dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tiêm vaccine Covid-19, tháng 7/2021. Ảnh: Giang Huy
Với các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 , Bộ Y tế đề nghị thực hiện hiệu quả, chắc chắn nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình; yêu cầu người dân "ai ở đâu thì ở đó".
Với khu vực phong tỏa , cần lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho toàn bộ người dân, tần suất 3-5 ngày một lần. Phương pháp là lấy mẫu gộp theo từng hộ gia đình hoặc tất cả những người sống cùng nhà để xét nghiệm PCR; có thể gộp mẫu 3-5 với xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Khu vực nguy cơ cao , lấy mẫu tại nhà toàn bộ người dân 7 ngày một lần, cũng bằng phương pháp gộp theo từng hộ gia đình. Các khu vực khác, tầm soát bằng cách lấy mẫu đại diện thành viên hộ gia đình. Những người có nguy cơ cao tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, cung cấp dịch vụ thiết yếu... được xét nghiệm ba ngày một lần.
Tất cả người có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh sẽ được xét nghiệm. Các địa phương hướng dẫn người dân, lao động trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tự lấy mẫu xét nghiệm.
Nhằm giảm trường hợp tử vong , Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu... Nhóm người bệnh nhẹ, không triệu chứng sẽ được đưa vào các khu điều trị bố trí tại ký túc xá, khu tái định cư, nhà thi đấu, cơ sở lưu trú, khách sạn.
Người bệnh mức độ trung bình, có triệu chứng được đưa vào bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến huyện hoặc bệnh viện tư nhân.
Người bệnh nặng, nguy kịch được điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh với máy thở xâm nhập, lọc máu liên tục... Tùy tình hình thực tế, các địa phương có thể bố trí trung tâm hồi sức tích cực để tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Địa phương có số lượng người bệnh tăng cao , có thể xem xét giám sát F0 tại nhà. Theo đó, người mắc Covid-19 không triệu chứng đang được chăm sóc tại các cơ sở y tế, cho xuất viện vào ngày thứ 7 nếu xét nghiệm PCR âm tính hoặc tải lượng virus thấp; tiếp tục giám sát tại nhà.
Với ca bệnh phát hiện tại cộng đồng, không có triệu chứng, nếu xét nghiệm tải lượng virus thấp thì không cần đưa vào cơ sở y tế mà chỉ theo dõi tại nhà. Ca tái dương tính không cần đưa vào viện.
Địa phương có nhiều người nhiễm được áp dụng biện pháp cách ly F0 tại nhà; bố trí tổ công tác y tế, tổ tư vấn để giúp đỡ, chăm sóc người bệnh; kịp thời chuyển đến bệnh viện khi có dấu hiệu chuyển nặng.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 196.755, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. 4.305 người được công bố khỏi Covid-19 trong ngày 7/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 66.637.
Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm Tổ công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% lực lượng công nhân tại các cơ sở, nhà máy sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm . Tại điểm tiêm chủng Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, lực lượng chức năng đã dựng...