TP HCM yêu cầu ‘xóa bằng được’ mại dâm núp bóng công ty
Đánh giá tình trạng mại dâm đang biến tướng tinh vi, UBND TP HCM yêu cầu 5 cơ quan vào cuộc triệt phá các điểm mại dâm núp bóng công ty.
Ảnh minh họa
Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu vừa yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội liên tục kiểm tra, xử lý để “xóa” bằng được các điểm kinh doanh biến tướng mại dâm trên địa bàn quận Phú Nhuận; nhất là các cơ sở dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm có quy mô lớn, có biểu hiện đối phó, cản trở công tác xử lý.
Động thái này được đưa ra sau khi một số báo phản ánh tình trạng nhiều điểm hoạt động mại dâm trá hình, núp bóng dưới hình thức “Công ty TNHH” ở các tuyến đường Phan Xích Long, Nguyễn Kiệm, Thích Quảng Đức… tại quận Phú Nhuận. Trụ sở các công ty này không có bàn giấy văn phòng mà chỉ có hàng chục cô gái ăn mặc hở hang, sẵn sàng thoát y và chiều khách “tới Z” nếu có nhu cầu.
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu Sở Văn hóa – Thể thao sớm trình UBND thành phố Quy hoạch ngành nghề karaoke, vũ trường trên địa bàn đến năm 2020 và tầm nhìn sau đó. Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh xã hội soạn quy chế để thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, xã hội.
Video đang HOT
Việc xây dựng đề cương Quy hoạch ngành nghề xoa bóp trên địa bàn cũng như các đề xuất các biện pháp kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở dịch vụ kinh doanh dễ biến tướng mại dâm, kích dục (như massage, xông hơi, xoa bóp, y học cổ truyền…) được lãnh đạo thành phố giao cho Sở Y tế và Sở Du lịch.
Các sở này cũng được giao phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Công an thành phố được yêu cầu tăng cường điều tra, triệt phá các tổ chức tội phạm liên quan đến mại dâm, thường xuyên mở các đợt cao điểm xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn, lập hồ sơ truy tố những người phạm tội liên quan đến mại dâm.
Trung Sơn
Theo VNE
Quốc lộ nối TP HCM với Campuchia được đề xuất mở rộng bằng 9.500 tỷ
Dự án mở rộng Quốc lộ 22 nối TP HCM với Tây Ninh, Campuchia có 4 liên danh quan tâm và đề xuất các mức đầu tư khác nhau, cao nhất là 9.500 tỷ đồng.
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tây Ninh về dự án nâng cấp Quốc lộ 22, UBND TP HCM đề xuất phương án mở rộng mặt đường đủ 60 m - đoạn đi qua địa bàn thành phố; nâng cấp mặt đường, thoát nước theo bề rộng hiện hữu - đối với đoạn qua địa bàn Tây Ninh. Vận tốc thiết kế là 80 km/h.
Ngoài ra, dự án sẽ xây cầu vượt tại nút giao Trung Chánh với 2 nhánh, mỗi nhánh rộng hơn 13 m. Đối với cầu An Hạ (huyện Củ Chi và Hóc Môn), thành phố đề xuất mở rộng thêm 15 m mỗi bên của cầu hiện hữu, các cầu còn lại giữ nguyên hiện trạng.
Theo UBND TP HCM, hiện có 4 nhà đầu tư quan tâm dự án theo hợp đồng BOT (kinh doanh - xây dựng - chuyển giao). Tổng mức đầu tư được họ đề xuất lần lượt là: 6.500 tỷ, 8.500 tỷ, 8.600 tỷ và 9.500 tỷ đồng, trong đó tiền giải phóng mặt bằng khoảng 2.200-3.000 tỷ.
Dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 22 được thực hiện theo hình thức BOT. Ảnh: Hữu Nguyên
Trước đó, Chính phủ cho phép UBND TP HCM có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư và triển khai thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng toàn tuyến Quốc lộ 22 trên địa bàn TP HCM và tỉnh Tây Ninh theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BOT).
Quốc lộ 22 dài 58 km chạy qua địa bàn TP HCM và tỉnh Tây Ninh, là tuyến giao thông huyết mạch có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng trọng điểm phía Nam, cải thiện năng lực vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ và từ TP HCM đi Tây Ninh, qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang Campuchia và các nước khu vực ASEAN.
Chính quyền TP HCM đánh giá việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 là cấp thiết và cần sớm triển khai bởi thời gian gần đây thường xảy ra ùn tắc, đặc biệt vào các giờ cao điểm. Nguyên nhân chính là mặt đường không đủ rộng cho các làn xe.
Bên cạnh đó, các dự án đường Vành đai 3 (Bến Lức - Quốc lộ 22 và đoạn Quốc lộ 22 - Bình Chuẩn), tuyến cao tốc từ TP HCM đi Mộc Bài chuẩn bị hoàn thành, cộng với việc TP HCM đẩy mạnh triển khai các dự án xây dựng khu đô thị Tây Bắc, khép kín tuyến Vành đai 2 cũng khiến lưu lượng giao thông trên Quốc lộ 22 quá tải.
Về việc đặt trạm thu phí để hoàn vốn, UBND TP HCM đã kiến nghị và được Bộ GTVT thống nhất phương án một nhà đầu tư nâng cấp, mở rộng toàn tuyến Quốc lộ 22 để tránh tình trạng một tuyến đường dài 58 km có 2 trạm thu phí, không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km theo quy định.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM mở 3 tuyến buýt điện Xe buýt điện sử dụng loại 12 chỗ sẽ được TP HCM thí điểm ở khu vực trung tâm, đô thị Phú Mỹ Hưng và dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa đồng ý cho thực hiện Đề án thí điểm vận hành 3 tuyến xe buýt không trợ giá, sử dụng ôtô chạy...