TP HCM thay đổi chiến lược điều tra, truy vết
Số ca mắc Covid-19 mới tăng ở mức 3 con số khiến TP HCM thay đổi trong việc điều tra, truy vết, khoanh vùng .
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu ngày 4-7 đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về giải pháp thay đổi quy trình xét nghiệm và điều tra truy vết. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP, cho rằng việc xét nghiệm, vận chuyển mẫu và trả kết quả xét nghiệm cần được chấn chỉnh.
Lấy mẫu đúng diện, trọng điểm
Sở Y tế TP HCM đã đề xuất 2 quy trình giám sát, gồm: Quy trình tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 và quy trình tổ chức điều tra, truy vết các trường hợp liên quan ca mắc Covid-19.
Theo đó, các mẫu tầm soát cộng đồng cần trả kết quả trong 24 giờ từ khi lấy mẫu; mẫu F1 trả kết quả trong 6-10 giờ; mẫu nghi nhiễm F1 trả kết quả trong 6-10 giờ kể từ khi nhận mẫu; mẫu F2, người cách ly trả kết quả trong 24 giờ kể từ khi lấy mẫu.
Đối với mạng lưới giám sát điều tra dịch tễ truy vết các trường hợp liên quan ca mắc cần phân làm 2 nhóm: nhóm phục vụ điều tra truy vết và nhóm tầm soát mở rộng.
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu cho rằng lãnh đạo các quận, huyện cần bình tĩnh, tập trung giám sát điều tra dịch tễ truy vết các trường hợp liên quan ca mắc Covid-19. Tổ chức lại các hoạt động phòng chống dịch bệnh theo phương châm: trật tự, an toàn, đúng diện, đúng điểm, thông suốt. Quá trình xét nghiệm và truy vết, khoanh vùng tổ chức lại khoa học, nhịp nhàng hơn. Lấy mẫu xét nghiệm theo tổ dân phố kết hợp phân chia theo giờ hợp lý, bảo đảm giãn cách.
Việc lấy mẫu phải đúng diện: khu vực phong tỏa, trọng điểm lấy toàn bộ người dân, tầm soát diện rộng 100%. Ngoài ra, cần trả kết quả xét nghiệm đúng hẹn. Cách giao mẫu cũng cần thay đổi. Một ngày cần giao mẫu 3 lần, bảo đảm máy xét nghiệm chạy đều, phù hợp năng lực lấy mẫu xét nghiệm.
TP sẽ thành lập trung tâm điều hành xét nghiệm do 1 phó chủ tịch UBND TP phụ trách nhằm phân bổ lực lượng linh hoạt. Để đẩy nhanh tốc độ truy vết, mỗi quận, huyện cần bổ sung 10-30 nhân lực chuyên điều tra truy vết.
Người dân lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Trường Tiểu học Kỳ Đồng (quận 3, TP HCM). Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Khoanh vùng trong vòng 1 giờ
Video đang HOT
Ngày 4-7, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết TP sẽ xác định khu vực khoanh vùng trong 1 giờ hoặc sớm hơn nữa ngay sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định mắc Covid-19.
Việc xác định các mốc dịch tễ của F0, lập danh sách F1 gần, F1 xa và F2 của F1 gần sẽ được điều tra theo thực tế tiếp xúc, không theo hộ khẩu. Những người tiếp xúc với F0 được phân loại mức độ nguy cơ tiếp xúc, từ đó sẽ lên phương án xử lý thích hợp.
HCDC cũng nhấn mạnh trong đợt cao điểm kiểm soát dịch Covid-19 này, TP sẽ sắp xếp, tổ chức bộ máy điều tra dịch và can thiệp chống dịch tại cộng đồng. Trung tâm Y tế quận, huyện và trạm y tế sẽ đảm trách tổ chức lực lượng điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm phục vụ chống dịch. Các lực lượng này không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác.
ThS-BS Trần Quốc Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, cho hay trung tâm mới thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 trung tâm quận. Với diện tích rộng lớn cộng dân số đông, rất nhiều KCN, khu công nghệ cao, doanh nghiệp nên nhân lực y tế của trung tâm khoảng 500 người, áp lực không hề nhỏ.
“Khi xảy ra một ca nhiễm tại KCN, anh em cáng đáng hết mọi thứ, từ truy vết, triển khai công tác phòng chống dịch, cách ly… Vừa qua, Bộ Y tế và HCDC đã tăng cường nhân lực cho Thủ Đức. Mong rằng với việc thay đổi chiến lược điều tra, truy vết, anh em bớt quá tải” – ông Cường nói.
Trước tình hình số ca nhiễm liên tục tăng 3 con số, BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ từ Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1, cho rằng điều đó cho thấy chiến dịch tầm soát cộng đồng của TP HCM đang phát huy hiệu quả. “Hiện nay, nhờ công tác xét nghiệm diện rộng trên toàn TP, ngành y tế đã sàng lọc được cả những F0 không có triệu chứng nên con số mới nhiều lên. Càng phát hiện được nhiều, triệt để thì càng sớm kiểm soát được tình hình” – BS Khanh giải thích.
Theo ông, chiến dịch sẽ hiệu quả hơn nữa nếu có thể mở rộng để ít nhất một số nhóm dân chúng tiếp cận dễ dàng test nhanh kháng nguyên, vốn dễ sử dụng và hoàn toàn có thể tự làm sau khi được hướng dẫn. Trong khi đó, PGS-TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng việc TP tiến hành xét nghiệm với số lượng lớn không chỉ để phát hiện các trường hợp F0, khoanh vùng dập dịch mà còn cung cấp các dữ liệu về nguy cơ để có biện pháp giãn cách, phong tỏa phù hợp.
Phía sau đôi tay trắng bệch, khuôn mặt in vết hằn của các 'chiến binh bắt COVID-19'
Khẩn trương, hối hả, dốc hết tốc lực là những hình ảnh thường thấy về nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 những ngày này
Làm việc liên tục nhiều giờ mỗi ngày, nhiều nhân viên y tế dù kiệt sức vẫn gượng dậy cùng đồng đội truy vết các F.
Đoàn nhân viên y tế của Bệnh viện Quân y 175 tiến vào một con hẻm đã được cách ly ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn sau khi có ca F0 để lấy mẫu cho toàn bộ người dân ở đây
Lấy mẫu COVID-19 nguy hiểm, điều lo sợ nhất là họ tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp với người nghi nhiễm. Tuy vậy, nhiều tháng nay họ vẫn ngày đêm, đội nắng đội mưa đến từng điểm lấy mẫu cộng đồng hoặc vào tận khu cách ly gõ cửa từng nhà để truy tìm F0.
Đến giờ họ không nhớ nổi mình đã đi lấy bao nhiêu mẫu và gặp bao nhiêu người, thậm chí nhiều lần đích thân họ lấy mẫu của những người sau đó có kết quả dương tính. Dù vậy, các nhân viên y tế không hề nao núng, bình tĩnh xử lý tình huống đúng quy trình và đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Những bữa cơm vội, những giấc ngủ chập chờn, vạ vật không làm họ lùi bước.
"Sài Gòn những ngày này nắng nóng, khi mặc đồ bảo hộ mồ hôi vã ra như tắm, nhiều lúc chân đứng không vững nhưng chúng tôi thường động viên nhau mỗi người cố gắng một chút vì mục tiêu chung" - bác sĩ Thùy Dương, Bệnh viện Quân y 175, chia sẻ.
Có theo chân những "chiến sĩ" như bác sĩ Dương, mới hiểu và thông cảm được với những vất vả, rủi ro của họ, dù trên người có đầy đủ đồ bảo hộ nhưng nguy cơ lúc nào chẳng có. Dù vậy ở họ vẫn luôn có sự lạc quan và niềm tin sẽ "bắt" được hết F0 trả lại cuộc sống bình thường cho người dân.
Thiếu tá Lê Thùy Dương đến tận nhà dân nằm trong khu vực cách ly để hướng dẫn người dân đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19
Nhân viên y tế của Bệnh viện Quân y 175 lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân
Đứng cả ngày nhiều lúc chân họ không trụ vững nhưng vẫn gắng gượng vì mục đích truy tìm ra những ca nhiễm mới
Điều dưỡng Vũ Thị Liên cùng đồng nghiệp đảm nhiệm luôn cả việc dọn dẹp khu vực lấy mẫu sau khi người dân ra về
Khuôn mặt hằn vết khẩu trang do ca làm việc kéo dài của bác sĩ Dương
Bàn tay nhăn nheo, trắng bệch vì đeo găng tay nhiều giờ liền
Bữa cơm trưa vội tại nơi tập trung lấy mẫu của các nhân viên y tế trước khi di chuyển đến những điểm lấy mẫu khác
Thanh Tâm - nhân viên tổ chăm sóc khách hàng Bệnh viện Quân y 175, cùng Diễm My - sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM - không mệt mỏi dù phải di chuyển liên tục để làm việc
Bác sĩ Nguyễn Đặng Duy tranh thủ mặc đồ bảo hộ trên xe để tiết kiệm thời gian
Công việc kéo dài đến tận khuya nhưng không ai có một lời than vãn, họ động viên nhau "cố lên, còn vài người nữa thôi"
12h đêm, khi mọi người ai về nhà nấy yên giấc, các nhân viên y tế mới ra khỏi khu vực cách ly để di chuyển về bệnh viện sau một ngày làm việc căng thẳng
Covid-19 ở Nghệ An sáng 4/7: Thêm 2 ca mắc mới, tổng cộng 121 bệnh nhân Sáng 4/7, Nghệ An có thêm 2 bệnh nhân Covid-19 mới, đều là trường hợp F1 chuyển thành F0, ở xã Diễn Thịnh (Diễn Châu). Thông tin từ TS. Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết: Từ 19h ngày 3/7 đến 7h ngày 4/7, Nghệ An phát hiện thêm 2 bệnh nhân Covid-19...