TP HCM thành lập 13 bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh thành
Để giảm tải cho các bệnh viện trên địa bàn TP HCM, đến năm 2015 các bệnh viện lớn của thành phố như Từ Dũ, Ung Bướu, Nhi Đồng… sẽ có các cơ sở vệ tinh ở 8 tỉnh thành rải đểu ở khu vực Nam bộ.
Theo Đề án Thành lập bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 vừa được UBND TP HCM phê duyệt, đến năm 2015 sẽ có 6 bệnh viện (Nhân dân Gia Định, Từ Dũ, Chấn thương Chỉnh hình, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Ung Bướu) thuộc Sở Y tế TP HCM sẽ hình thành 13 bệnh viện vệ tinh (BVVT) tại các tỉnh thành với 5 chuyên khoa: ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
Việc thành lập các bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện lớn của TP HCM tại các tỉnh, thành khác sẽ góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Cụ thể, Bệnh viện Nhân dân Gia Định sẽ thành lập 2 BVVT tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Trung tâm Y tế Liên doanh Việt – Nga; Bệnh viện Từ Dũ thành lập 2 BVVT tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận;
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình cũng thành lập 2 cơ sở tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; Bệnh viện Nhi Đồng 1 thành lập 3 BVVT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Cà Mau và Bệnh viện Nhi Cần Thơ; Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành lập 2 BVVT tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận; Bệnh viện Ung Bướu thành lập 2 BVVT tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Theo UBND TP, việc thành lập các BVVT sẽ góp phần nâng cao năng lực y tế tuyến dưới về khám bệnh, chữa bệnh thông qua hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao được thuận lợi và góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.
Theo đề án quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025, thành phố sẽ xây dựng 4 cụm bệnh viện tại 4 cửa ngõ Đông, Tây, Nam, Bắc. Cụ thể, khu vực phía Đông (Thủ Đức, quận 2, quận 9) sẽ xây các bệnh viện với quy mô khoảng 8.200 giường bệnh. Khu vực phía Tây (Bình Chánh) quy hoạch 9.300 giường bệnh. Khu vực phía Nam (Nhà Bè, Cần Giờ, quận 7) quy hoạch 5.000 giường bệnh và khu vực phía Bắc (huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12) quy hoạch khoảng 9.000 giường bệnh. Chủ đầu tư các dự án nêu trên là Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế TPHCM. Nằm trong quy hoạch này, sáng 22/7, UBND TP HCM đã khởi công xây dựng bệnh viện Nhi đồng thành phố với kinh phí 5.000 tỷ đồng trên địa bàn 2 xã Tân Kiên và Tân Nhựt (huyện Bình Chánh). Bệnh viện quy mô 1.000 giường bệnh, tổng diện tích xây dựng là 24.940 mét vuông, bao gồm khu khám bệnh đa khoa, điều trị ngoại trú và nội trú, kỹ thuật nghiệp vụ, cận lâm sàng và chức năng, hậu cần, dịch vụ tổng hợp.
Video đang HOT
Theo VNE
Quá tải, gầm giường thành... giường bệnh
"Nội chạy lòng vòng trong bệnh viện không cũng đủ mệt! Tôi biết chữ mà còn đọc không hiểu quy trình, hướng dẫn tại các quầy khám như thế nào. Huống chi bệnh nhân có người không biết chữ", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiếnnhận xét về quy trình, sắp xếp các khâukhám chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Hôm nay (14.1), Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là nơi Bộ trưởng Bộ Y tế mở đầu cho đợt kiểm tra, làm việc với các bệnh viện ở TP.HCM sau một năm thực hiện các biện pháp giảm tải bệnh viện. Đây cũng là bệnh viện chịu quá tải nhiều nhất ở TP.HCM.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tặng quà cho bệnh nhi tại
Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM
Gầm giường thành "giường bệnh"
Tại bệnh viện, ngay từ cổng vào đến các phòng khám, vẫn là cảnh tượng "thường ngày ở huyện": Bệnh nhân chen chúc nhau ngồi chờ khám la liệt. Thống kê của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho thấy, bệnh viện hiện có 9 phòng khám, với 15 bác sĩ nhưng trung bình phải khám cho 1.500 lượt bệnh nhân/ngày.
Đóng vai trò là trung tâm điều trị ung thư của cả phía Nam và miền Trung, Tây nguyên, Bệnh viện Ung bướu đang có số lượng bệnh nhân nằm viện khổng lồ với 1.500-1.700 người. Trong khi đó, bệnh viện chỉ có quy mô hơn 600 giường bệnh. Như thế, chuyện bệnh nhân phải nằm ghép chung 2-3 người/giường là tất yếu.
Nhức nhối hơn, bệnh viện phải tận dụng cả gầm giường, sàn nhà làm "giường bệnh" cho bệnh nhân, ngay cả đối với khoa Nhi. Trong những bệnh nhân nằm dưới sàn nhà, gầm giường, có nhiều em bé phải "tạm cư" điều trị như vậy suốt cả năm nay. Còn người nhà bệnh nhân thì trải chiếu, chăn mùng la liệt cả lối đi, sân bệnh viện.
Theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM), nếu như năm 2011, số bệnh nhân các tỉnh chiếm 60-70% thì năm 2012 đã tăng lên 78%, trung bình số lượng bệnh nhân các tỉnh tăng 10%/năm.
Số bệnh nhân đợi xạ trị khoảng 800 lượt (so với năm 2011 là 1.000 lượt).
"Chạy lòng vòng cũng đủ mệt"
Thống kê của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho thấy, bệnh viện hiện có 9 phòng khám, với 15 bác sĩ nhưng trung bình phải khám cho 1.500 lượt bệnh nhân/ngày. Với số lượng bệnh nhân như trên, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng phải cần đến ít nhất 25 phòng khám chứ 9 phòng là quá ít.
Trong năm 2012, bệnh viện đã mở thêm khoa khám bệnh vệ tinh tại một số bệnh viện tuyến dưới. Đặc biệt, là việc hợp tác, sử dụng cơ sở của Bệnh viện 175 làm thêm một chi nhánh khám của Bệnh viện Ung bướu. Đồng thời, xây dựng thêm khoa vệ tinh ở Q.2, dự kiến hết quý 1. 2013 sẽ đưa vào hoạt động để giảm tải.
Bên cạnh đó, bà Tiến ghi nhận, bệnh nhân phải chạy quá nhiều vòng trong bệnh viện. Ở mỗi khâu khám chữa bệnh (từ quầy khám, đến quầy thuốc, xét nghiệm, trả xét nghiệm,...), thường thì bệnh nhân phải chạy tít từ đầu này đến đầu kia của bệnh viện.
"Nội chạy lòng vòng trong bệnh viện không cũng đủ mệt! Tôi biết chữ mà còn đọc không hiểu quy trình, hướng dẫn tại các quầy khám như thế nào. Huống chi bệnh nhân có người không biết chữ" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhận xét về quy trình, sắp xếp các khâu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, tính toán, toàn bộ quy trình khám chữa bệnh của một bệnh nhân tại bệnh viện trong một lần khám mất khoảng 2 giờ. Trong đó, khâu lấy số điện tử và làm thủ tục khám chỉ mất 5 phút. Tuy nhiên, thời gian chờ để đến lượt làm thủ tục mất đến 40-60 phút. Sau đó, bệnh nhân lại phải chờ 30-60 phút nữa mới đến lượt mình vào khám. "Như vậy, thời gian còn lại để bệnh nhân gặp bác sĩ, được bác sĩ khám rất ít", bác sĩ Dũng nhìn nhận.
Theo bác sĩ Dũng, thời gian chờ của bệnh nhân quá lâu do bệnh viện quá quá tải.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu bệnh viện cải thiện thêm về quy trình khám chữa bệnh để giảm tải số lượng bệnh nhân chờ khám, tăng thêm số lượng bác sĩ, đồng thời có phương án bố trí nhà trọ cho người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định, về lâu dài, biện pháp căn cơ để giảm tải là bệnh viện cần được đầu tư mở rộng quy mô để đáp ứng số lượng bệnh nhân khổng lồ.
Bệnh nhân ngồi chờ khám ngay từ cổng Bệnh viện Ung bướu
Xếp hàng trước các khoa, phòng
Bất cứ khoảng không nào của bệnh viện cũng được tận dụng triệt để làm chỗ chờ khám
Chen chúc đăng ký khám bệnh
Người nhà bệnh nhân "tạm cư" ngay tại hành lang, sân bệnh viện
Bệnh nhân nằm ghép giường
Tràn cả xuống sàn
Và cả gầm giường cũng trở thành giường bệnh
Theo TNO
Công ty Điện lực Hoàn Kiếm dọn "rác trên trời" Từ ngày 8 đến 17-12, Công ty Điện lực Hoàn Kiếm thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã tiến hành thí điểm đề án: "Cải tạo chỉnh trang sắp xếp đường dây, cáp viễn thông và thông tin trên cột điện tại tuyến phố Lý Thái Tổ". Kết quả đã có 450m cáp điện hạ thế của điện lực...