TP HCM: Sự thật bất ngờ về “hai vợ chồng sống ở ống cống” khi dịch bệnh
Thông tin trên mạng xã hội về “đôi vợ chồng sống ở ống cống” nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Cơ quan chức năng và Công an huyện Bình Chánh, TP HCM đã vào cuộc làm rõ.
Sự việc trên đã được cộng đồng mạng chia sẻ với sự thương cảm cho người phụ nữ bị đuổi ra khỏi nhà trọ, phải ra sống ở ống cống trong tình cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Để hiểu rõ sự việc, phóng viên Báo Người Lao Động đã xác minh.
Theo đó, ống cống nơi người phụ nữ ở tạm nằm trên một con đường đang thi công liên ấp 5-6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động , ông Trần Vũ Hữu Duy – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A – cho biết sự việc diễn ra ngày 14-9 và được chính quyền xử lý ngay trong ngày.
Hình ảnh anh B, chị L. xuất hiện trên mạng xã hội ngày 14-9
Theo ông Duy, sau khi xác minh thì được biết dù đã có vợ con ở xã Vĩnh Lộc B nhưng anh Nguyễn Đình B. (quê Thừa Thiên – Huế) và chị Trần Thị Kim L. (có người thân thường trú tại xã Vĩnh Lộc A nhưng chị ra ở trọ) nảy sinh tình cảm yêu đương.
Tại khu nhà trọ nơi L. ở, chủ trọ đã nhiều lần nhắc nhở chị không được cho người lạ vào nhà vì lo ngại dịch bệnh.
“Chủ trọ đã nhiều lần nhắc nhở chị L. đồng thời báo với ấp trưởng vì lo sợ lây lan dịch bệnh. Việc này chủ trọ làm đúng quy định phòng chống dịch nhưng anh B. và chị L. không chấp hành. Đã vậy, nhiều lần tới đây, anh B. còn gây mất trật tự nên chủ trọ buộc phải mời chị L. ra khỏi khu trọ. Sau đó, cả hai dọn ra ống cống gần đó để ở tạm thì gặp nhóm thiện nguyện. Họ đã chụp đưa lên mạng xã hội ngay trong hôm đó” – ông Duy cho biết.
Ống cống nơi chị L và anh B ở tạm đã được chính quyền xây bít lại.
Video đang HOT
Theo Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A, trường hợp của chị L., xã đã giải quyết gói – hỗ trợ 1,5 triệu đồng và 4 lần tặng lương thực, thực phẩm cùng gói an sinh. Vì vậy, không có chuyện chị L. thiếu ăn, thiếu tiền trọ mà bị đuổi ra ngoài.
Ngay trong ngày 14-9, lực lượng chức năng xã Vĩnh Lộc A đã đến vận động anh B. về sống cùng vợ con tại xã Vĩnh Lộc B; còn chị L. về sống với gia đình anh trai tại ấp 1, xã Vĩnh Lộc A.
Cả anh B. và chị L. sau khi nghe tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch, nguy cơ lây nhiễm nếu không được bảo đảm phòng chống dịch đã chấp nhận về nhà.
Cũng theo ông Duy, trên tấm hình lan truyền trên mạng, người nằm cạnh chị L. chính là anh B. chứ không phải là con của chị L. như cộng đồng mạng chia sẻ.
Ông Duy khẳng định sự việc không như những thông tin trên mạng xã hội đăng tải. Chính quyền địa phương đã nắm tình hình từ lâu và khi phát sinh sự việc 2 người chuyển ra ống cống ở, xã đã nhanh chóng vận động, hỗ trợ để anh B. và chị L. về lại gia đình mình, ổn định cuộc sống.
Hình ảnh chị L. thu dọn hành lý về nhà người thân ở chiều 14-9
Cùng ngày, Công an huyện Bình Chánh cũng xác nhận với Báo Người Lao Động đã vận động đưa anh B. và chị L. về nơi ở.
Những đứa trẻ nghèo từ quê "mắc kẹt" ở thành phố
Trong căn phòng trọ chật chội, chị Giang bần thần: "Nếu biết dịch bùng phát vậy thì tôi không đón tụi nhỏ lên đâu, mà giờ lỡ rồi, biết phải làm sao".
Vợ chồng chị Giang quê ở Kiên Giang, có 2 con gái, đứa lớn năm nay 10 tuổi, đứa nhỏ mới 3 tuổi. Ở quê không có việc làm, cũng chẳng có nổi miếng đất làm kế sinh nhai, 2 vợ chồng dắt díu nhau lên TP.HCM xin làm công nhân.
Cuộc sống quá chật vật, vợ chồng chị phải gửi con gái lớn về quê nhờ ngoại chăm sóc và lo chuyện học hành. Lương công nhân còm cõi chẳng lúc nào dư dả nhiều, chắt chiu lắm cũng chỉ thỉnh thoảng phụ được vài trăm nghìn đồng.
Một người phụ nữ nhận gói quà hỗ trợ từ Báo VietNamNet
Khó khăn ập đến khi chị Giang sinh con gái thứ 2 năm 2018, không có người giúp đỡ chăm sóc con nhỏ, lại không tìm được nơi gửi trẻ, chị đành phải nghỉ việc, cả gia đình tằn tiện sống bằng đồng lương của chồng chị, mỗi tháng chỉ khoảng 6 triệu đồng.
Suốt 3 năm nay, vợ chồng chị gần như chẳng thể gửi về quê một đồng nào. Đường xá xa xôi, hiếm khi họ được về thăm con. Mùa hè năm nay, cô bé vừa tốt nghiệp tiểu học, hai vợ chồng bàn với nhau đón cả con gái cùng 2 đứa cháu của chị Giang lên thành phố chơi vài ngày.
"Không ngờ mấy đứa nhỏ mới lên được khoảng 1 tuần thì dịch bệnh phải giãn cách xã hội. Nếu biết trước như vậy thì chúng tôi thà nén nỗi nhớ con, chứ giờ khổ quá" , chị Giang buồn rầu.
4 tháng ròng, 6 người trong gia đình chị cùng chen chúc trong căn phòng trọ chật cứng, ăn uống tạm bợ. Dù địa phương và các nhà hảo tâm thỉnh thoảng có hỗ trợ cho ít gạo, rau, lốc sữa, nhưng chẳng thấm tháp là bao.
"Khu này toàn công nhân và lao động tự do, thất nghiệp nhiều tháng nay rồi. Tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng cũng cạn từ lâu, ai cũng khó khăn nên xin được gì chúng tôi chia nhau, chứ không ai dư dả mà giúp thêm" , chị Giang cho hay.
Suốt thời gian giãn cách xã hội, người dân xóm trọ cũng lên mạng xã hội để xin sự hỗ trợ, nhưng hiếm khi được hồi âm. Vô tình được kết nối đến chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet , chị Giang khẩn khoản nhờ giúp đỡ.
Ngày cả 10 phòng trọ nhận được gói thực phẩm hỗ trợ, ai cũng ngạc nhiên và vui mừng. "Thịt, rau củ tươi ngon lắm, lại còn có cả sữa cho tụi nhỏ" , chị Giang hồ hởi. Lâu lắm mới có thịt, ai cũng dè xẻn để dành cho con.
Dù phần quà nhỏ chẳng thể giải quyết được lâu dài cho gia đình chị, nhưng đã góp phần để họ có thêm tinh thần chiến đấu với "giặc dịch".
Hiện tại, điều mà chị Giang lo lắng là mấy đứa nhỏ tựu trường nhưng vẫn đang bị mắc kẹt trên thành phố. Nếu có học online, anh chị cũng chẳng đủ máy móc thiết bị cho các con, cháu.
"Giờ cũng chỉ đành đến đâu hay đến đó thôi" , chị tâm sự.
Những phần quà tuy chẳng thể giúp người dân chiến đấu lâu dài với đại dịch nhưng lại là nguồn động viên tinh thần lớn
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081(8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: banbandoc@vietnamnet.vn để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN "Ủng hộ MS 2021.Covid19"
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo VietnamnetSTK: 0011002643148 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.STK: 114000161718 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM.
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ các tỉnh đón khoảng 2.700 người dân về quê Dự kiến ngày 9/9, TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Cà Mau, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp đưa khoảng 2.700 người dân về các tỉnh, thành theo nguyện vọng. Chiều tối 8/9, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho...