TP HCM rót vốn “cứu” Vành đai 3
TP HCM sẽ ứng vốn ngân sách để đẩy nhanh dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP vì lâu nay trung ương chưa bố trí được
UBND TP HCM sẽ ứng vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 của trung ương, đoạn qua địa bàn TP. Động thái trên của UBND TP nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án khi mà đoạn qua TP lâu nay trong trạng thái “bất động” do trung ương chưa bố trí vốn.
Khát vốn trầm trọng
Dự án đường Vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và được điều chỉnh từ năm 2013. Theo quy hoạch được duyệt, đường Vành đai 3 đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai, Bình Dương ,TP HCM, Long An và với chiều dài gần 90 km. Dự án này gồm 4 phân đoạn, trong đó hiện chỉ có đoạn 2 (Tân Vạn – Bình Chuẩn, dài hơn 16 km) thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, đã được đầu tư và đang khai thác.
Đoạn 2 của dự án đường Vành đai 3 đưa vào khai thác đã giúp giảm áp lực giao thông ở cửa ngõ chính từ Bình Dương qua TP HCM Ảnh: GIA MINH
Những đoạn còn lại của dự án, Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (gọi tắt là Tổng Công ty Cửu Long – đơn vị thay mặt Bộ Giao thông Vận tải quản lý dự án) đánh giá là thực sự cần thiết và phải nhanh chóng đầu tư. Tuy nhiên, theo đơn vị này, với đoạn 1 (Nhơn Trạch – Tân Vạn), hiện Bộ Giao thông Vận tải chỉ mới dừng ở mức đã lập nghiên cứu khả thi, trong khi đoạn này đi qua TP với chiều dài gần 21 km và hơn 11 km nằm ở địa phận tỉnh Đồng Nai, chia làm 2 giai đoạn để thực hiện.
Đường Mai Chí Thọ (quận 2, TP HCM) chịu áp lực giao thông rất lớn, nên việc ứng vốn để đẩy nhanh tiến độ đoạn Vành đai 3 đi qua TP là thực sự bức thiết Ảnh: GIA MINH
Tương tự, với đoạn 3 (Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, dài hơn 19 km) và đoạn 4 (Quốc lộ 22 – Bến Lức, dài gần 29 km) của dự án đang kêu gọi nguồn vốn đầu tư. Tổng Công ty Cửu Long cho biết 2 đoạn này quy mô và nguồn vốn đầu tư rất lớn. Do đó sẽ chia thành từng phân đoạn để đầu tư nhằm giảm áp lực về nguồn vốn. “Đoạn 3 và 4 do chưa xác định được nguồn vốn đầu tư nên chưa được phê duyệt. Phía đơn vị tư vấn đã hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến góp ý của các bộ – ngành, đơn vị tham mưu và những địa phương liên quan. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện công tác thẩm định thiết kế cơ sở và xem xét phê duyệt dự án đầu tư khi xác định được nguồn vốn cho công tác xây lắp” – Tổng Công ty Cửu Long thông tin.
“Gỡ” được nhờ Nghị quyết 54
Theo UBND TP, dự án đường Vành đai 3 được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng đối với TP. Dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự kết nối, khép kín các tuyến đường vành đai của TP như Quốc lộ 1, 13, 22, 1K cùng các tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây… sẽ giảm thời gian đi lại cũng như hạn chế ùn tắc giao thông cho cả vùng. Điều này được chứng minh thông qua việc đoạn 2 của dự án đang được khai thác với 4 làn xe đã giảm áp lực giao thông rõ rệt ở cửa ngõ chính từ Bình Dương qua TP là các tuyến Quốc lộ 1, 13, 1K… Ghi nhận thực tế cho thấy trên tuyến Quốc lộ 1K, lượng phương tiện từ TP qua Bình Dương và ngược lại được chia bớt qua đường Mỹ Phước – Tân Vạn (trùng một phần với đoạn 2 của dự án đường Vành đai 2). Việc này làm tăng sự kết nối, rút ngắn khoảng cách đi lại với các trục đường lớn khác như DT743, DT742, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, xa lộ Hà Nội…
Trong khi đó, chỉ cần nhìn riêng dự án thành phần 1B (thuộc giai đoạn 1 của đoạn 1, từ cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội) cho thấy sự cần thiết phải nhanh chóng đầu tư. Bởi khu vực này tập trung nhiều cụm cảng lớn cùng các KCN, trong khi những tuyến đường hiện hữu đang khai thác như xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ… khó mở rộng nên thường xuyên chịu cảnh ùn ứ. Chưa kể, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây hiện cũng trong tình trạng quá tải, liên tục kẹt xe tại đoạn giao với đường Mai Chí Thọ. Vì vậy, đường Vành đai 3 qua khu vực này được xem là một yêu cầu bức thiết để giảm áp lực giao thông hiện nay. Tương tự, ở các phân đoạn khác của dự án đường Vành đai 3 qua TP, các tuyến đường đang khai thác hầu hết đều là các trục huyết mạch, luôn dày đặc các loại xe bởi không có đường thay thế, dù nhu cầu đi lại rất lớn. Các tuyến Quốc lộ 22, Quốc lộ 1 hiện đang chịu áp lực giao thông nặng nề, dù TP đã thực hiện hàng loạt dự án nhỏ như mở rộng đường, xây cầu vượt, mở rộng nút giao…
Trước thực trạng cấp bách trên, UBND TP quyết định vận dụng Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM ban hành ngày 24-11-2017 để “giải cứu” các đoạn đường Vành đai 3 đi qua TP. Nghị quyết nêu rõ: Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trên địa bàn TP, cho phép TP sử dụng ngân sách của mình, các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của TP, vay trong phạm vi quy định tại khoản 7 của điều này hoặc huy động theo phương thức đối tác công tư (PPP) để sớm hoàn thành dự án. Ngân sách trung ương có trách nhiệm hoàn trả cho TP phần dự toán chi thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bao gồm phần lãi vay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện hành hoặc kế hoạch đầu tư công trung hạn tiếp theo.
Video đang HOT
UBND TP thông tin đã giao Sở Giao thông Vận tải làm tờ trình để UBND TP xin ý kiến Thành ủy TP. Sau đó, UBND TP sẽ trình HĐND TP xin chủ trương thực hiện.
Đẩy nhanh kết nối đồng bộ Vành đai 2
Để khép kín giao thông trên địa bàn TP HCM, UBND TP vừa yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan đề xuất triển khai nhanh các dự án kết nối đồng bộ các đoạn còn lại của đường Vành đai 2. Cụ thể, đoạn 1 (từ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông thuộc phường Thạnh Mỹ Lợi quận 2 đến xa lộ Hà Nội; từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội bao gồm nút giao thông Bình Thái) dài 3,82 km; đoạn 2 (từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng) dài 1,99 km; đoạn 3 (kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa) dài 2,75 km và đoạn 4 (từ nút giao An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh) dài 2,75 km.
GIA MINH – PHAN ANH
Theo nld.com.vn
Hà Nội thêm bến xe Yên Sở: Hợp lý hay chắp vá, lãng phí?
Việc TP Hà Nội "gật đầu" cho xây dựng bến xe Yên Sở nằm gần đường vành đai 3 đã làm "nóng" dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh dự án này.
Việc TP Hà Nội "gật đầu" cho xây dựng bến xe Yên Sở nằm gần đường vành đai 3 đã làm "nóng" dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh dự án này. Ảnh: Ví trí bãi đất chuẩn bị xây bến xe giáp đường vành đai 3.
Nhiều câu hỏi của giới chuyên gia, người dân được đặt ra cho rằng, việc đầu tư bến xe khách liên tỉnh Yên Sở (Hoàng Mai) ngay vành đai 3 là chưa hợp lý, thiếu tầm nhìn. Một số khác tỏ ra e ngại xoay quanh vấn đề quy hoạch, mục đích giao đất cũng như gây lãng phí của dự án này.
Tủn mủn, chắp vá...
Như VOV.VN đã đưa tin, Hà Nội đã có Quyết định chủ trương đầu tư bến xe khách Yên Sở, chỉ cách nút giao Pháp Vân - vành đai 3 khoảng 1km, cách bến xe Nước Ngầm hơn 1km. Trong khi đó, nút giao Pháp Vân - vành đai 3 đang là điểm nghẽn giao thông của Hà Nội, và địa phương này đang phải tìm nguồn vốn để mở rộng, giảm ùn tắc. Vì vậy, việc Hà Nội xây dựng thêm bến xe khách trung hạn, chỉ hoạt động vài năm rồi di dời tại nút ùn tắc trên, theo các chuyên gia là thiếu tầm nhìn, không hợp lý.
TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng, hiện giao thông thủ đô còn rất nhiều vấn đề nóng bỏng cần giải quyết, như quỹ đất cho giao thông thấp, xe cá nhân nhiều, giao thông công cộng nhiều bất cập...Do đó, theo ông Nghiêm, Hà Nội không nên chú trọng vào các giải pháp mang tính cục bộ, ngắn hạn.
Máy, thiết bị chuẩn bị thi công bến xe Yên Sở. Ảnh: PL
Đặc biệt, việc xây dựng bến xe khách liên tỉnh ở khu vực vành đai 3 sẽ gây thêm ách tắc cho khu vực nội đô, đặc biệt nút giao Pháp Vân - vành đai 3 là cửa ngõ phía Nam của Hà Nội.
"Thêm bến xe mới ở vành đai 3 là không hợp lý, khi chúng ta đang muốn giảm áp lực giao thông cho nội đô. Hà Nội nên cân nhắc hơn nữa để giải quyết tập trung vấn đề nóng bỏng, có tầm nhìn xa, thay vì những bến xe nhỏ, chỉ mang tính ngắn hạn", ông Nghiêm nói.
Theo ông Nghiêm, trong quá khứ Hà Nội đã từng loại khỏi quy hoạch 2 bến xe khách trung hạn khác nằm trong nội đô, cách bến xe Yên Sở khoảng 2km vì thấy bất cập trong quy hoạch bến xe.
Còn theo Quy hoạch bến xe Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, thành phố đã xác định chuyển các bến xe hiện có ra khu vực vành đai 4, nhưng nay lại xây thêm bến xe Yên Sở trong khu vực nội đô.
"Kế hoạch này sẽ gây lãng phí vì bến xe chỉ hoạt động vài năm sẽ được di chuyển đi nơi khác," TS Đào Ngọc Nghiêm nhìn nhận.
Trước đó, trả lời phóng viên, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, bến xe Yên Sở sẽ giảm ùn tắc giao thông. Còn cụ thể giảm ra sao, tổ chức giao thông ra vào bến xe thế nào, Hà Nội sẽ thực hiện sau khi bến xe xây dựng xong.
Nhiều người dân ở tòa nhà HATECO ngay cạnh dự án Bến xe Yên Sở căng băng rôn phản đối dự án Ảnh: PL.
Tuy nhiên, theo ông Nghiêm, đây là cách làm ngược của Hà Nội. Vì với giao thông, ông Nghiêm cho rằng, phải tính tới các phương án tổ chức giao thông trước sau đó mới đầu tư bến xe. Còn đầu tư bến xe xong mới tổ chức giao thông là cách làm cục bộ.
Trong khi giữ lại bến xe Yên Sở, Hà Nội lại loại khỏi quy hoạch 2 bến xe khách trung hạn khác (tương tự bến xe Yên Sở) do nhận thấy không còn phù hợp, nằm trong nội đô (bến xe Xuân Phương và Vân Trì). Năm 2013, Sở GTVT Hà Nội cũng từng đề xuất xây dựng thêm bến xe khách Khuyến Lương (Hoàng Mai), cách bến xe Yên Sở khoảng 2km, cùng nằm trên đường vành đai 3.
Trước đó, bến xe tạm Pháp Vân cũng được đề xuất, nhưng tất cả phải dừng lại vi không hợp lý. Mới đây, Hà Nội cũng chuyển bến xe Lương Yên vì nằm trong nội đô. Còn theo Quy hoạch bến xe Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, Thành phố đã xác định chuyển các bến xe hiện có ra khu vực vành đai 4.
"Nhưng giờ Hà Nội lại xây thêm bến xe Yên Sở trong khu vực nội đô, lọt giữa khu dân cư, ngay điểm đen về ùn tắc giao thông rõ ràng không hợp lý, cần xem lại. Nếu vẫn cố làm sẽ chỉ gân tốn kém, lãng phí, gây hậu quả lớn do thiếu tầm nhìn", ông Nghiêm nói.
Dự án Bến xe Yên Sở đang tiếp tục được thi công bất chấp phản đối của dư luận Ảnh: PL.
Về quy hoạch, theo ông Nghiêm, dù bến xe Yên Sở có trong quy hoạch, nhưng nếu quy hoạch không còn hợp lý pháp luật đều cho phép chỉnh sửa.
"Chúng ta đã có quy hoạch, tầm nhìn đưa bến xe khách liên tỉnh ra khu vực vành đai 4 thì cứ theo đó làm, nội đô nên đầu tư vận tải công cộng, bãi đỗ xe tĩnh, những thứ Hà Nội đang rất thiếu. Không nên làm bến xe liên tỉnh ở khu vực vành đai 3 nữa", ông Nghiêm đề xuất.
Văn bản lạ?
Theo Quyết định 7283, ngày 30/12/2016 của UBND TP Hà Nội về chủ trương đầu tư bến xe khách Yên Sở, bến xe này được giao cho Công ty Cổ phần bến xe Thanh Trì (địa chỉ tại Hoàng Mai, Hà Nội) làm chủ đầu tư (không thông qua đấu thầu). Công ty này được thành lập chỉ 6 tháng trước đó (tháng 7/2016).
Ngày 14/10/2016, Cty Cổ phần bến xe Thanh Trì có văn bản đề nghị thực hiện dự án bến xe Yên Sở. Điều đáng nói, dù ngày 14/10, chủ đầu tư mới có văn bản đề xuất dự án, nhưng Sở GTVT đã có văn bản cho ý kiến thẩm định dự án từ ngày 3/10. Như vậy, ý kiến thẩm định của Sở GTVT Hà Nội còn có trước khi nhà đầu tư ký nộp hồ sơ đề xuất đầu tư dự án.
Ngoài ra, dù là bến xe khách tạm, nhưng Hà Nội lại cấp phép cho hoạt động trong 50 năm. Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn lý giải, cấp phép dài hạn như vậy vì chưa biết khi nào bến xe khu vực vành đai 4 được xây dựng.
Ông Tuấn cam kết, khi nào bến xe khách phía Nam mới được xây dựng ở khu vực vành đai 4, các bên xe khu vực nội đô (bao gồm cả bến xe Yên Sở) sẽ dừng hoạt động vận tải khách./.
Yêu cầu làm rõ về dự án bến xe tạm Yên Sở
Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị làm rõ phản ánh của Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững đối với Dự án xây dựng bến xe Yên Sở.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ cho biết, đã nhận được văn bản của Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững về việc khẩn cấp xem xét vấn đề thực hiện Quyết định 519 ngày 31.6.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn đến 2050 liên quan đến xây dựng bến xe Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.
Do đó, theo quy chế làm việc của Chính phủ, kèm theo Nghị định số 38 ngày 1/10/2016 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ xin chuyển văn bản nêu trên đến UBND TP. Hà Nội để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Phi Long
VOV
Đô thị phía Tây Hà Nội mờ ảo vì khói đốt rơm Khói mù mịt bao trùm phía Tây Hà Nội, mọi cảnh vật như trong màn sương mờ ảo. Khói lẫn mùi khét được cho là từ những đống rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng ở ngoại thành đang vào mùa thu hoạch vụ lúa chiêm. Đại lộ Thang Long mờ ảo lúc 23h. Khói bao phủ khá dày, dưới ánh đèn được nhìn...