‘TP HCM không lơ là, chủ quan trong bình thường mới’
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu ngành y tế TP HCM không lơ là chủ quan, có chiến lược thích ứng phù hợp, giữa bối cảnh thành phố vẫn ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày.
Họp trực tuyến với Sở Y tế TP HCM ngày 22/10, Thứ trưởng Sơn nhận định thành phố vừa trải qua thời điểm hết sức khó khăn trong hơn 4 tháng, nhiều chiến lược chống dịch được áp dụng đã đạt được một số thành công bước đầu. Số bệnh nhân ở các bệnh viện điều trị Covid-19 đang giảm dần, trường hợp trở nặng ngày càng ít, số ca tử vong từ hàng trăm mỗi ngày giảm xuống 33 ca trong hôm qua.
Thứ trưởng Sơn cho rằng đợt dịch Covid-19 vừa qua đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Luôn trong tâm thế sẵn sàng chủ động, nhưng ngành y tế vẫn có những thời điểm bối rối. “Cần tiếp tục phát huy những bài học kinh nghiệm đúc rút qua đợt dịch này, không lơ là chủ quan trong bình thường mới”, ông Sơn nói và nhấn mạnh “ngành y tế cần nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng phòng chống dịch”.
Xác định không thể về trạng thái “zero Covid” khi mà bệnh nhân Covid-19 vẫn còn đến bệnh viện cũng như y tế cơ sở thăm khám hàng ngày, ông Sơn yêu cầu tất cả cơ sở y tế phải sẵn sàng vị trí, địa điểm, bố trí thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19. Bộ Y tế sẽ sớm ban hành công điện hướng dẫn các tiêu chí thu dung điều trị tại cơ sở y tế trong bối cảnh thích ứng mới.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Giang Huy
Theo Thứ trưởng Y tế, khi dịch xuất hiện, ngành y tế TP HCM bắt tay vào trận chiến. Khi dịch ngấm sâu, lan rộng vào cộng đồng, thành phố có sự chung tay hỗ trợ của các lực lượng chi viện từ các bộ ngành và các tỉnh thành. Khi dịch qua đi, gánh nặng phòng chống dịch trên địa bàn vẫn rất lớn, đòi hỏi ngành y tế phải có sắp xếp phù hợp trog bối cảnh thành phố bước vào giai đoạn bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 từ ngày 1/10, góp phần khôi phục hoạt động sôi động của đầu tàu kinh tế cả nước.
Video đang HOT
Những trung tâm hồi sức Covid-19 do các bệnh viện tuyến trung ương cùng TP HCM thiết lập từ cuối tháng 7, thành phố đang dần tiếp quản khi lực lượng chi viện rút quân. Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp quản ba đơn vị do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách tại bệnh viện dã chiến 16, cách đây một tuần. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tiếp nhận Trung tâm ICU do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phụ trách hơn hai tháng tại Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh). Riêng Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố đến cuối năm, sau đó Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp quản.
Thứ trưởng Sơn ủng hộ kế hoạch của TP HCM lập bệnh viện dã chiến 3 tầng trên cơ sở sáp nhập các bệnh viện dã chiến số 13, số 14, số 16 và ba trung tâm hồi sức nằm kế cạnh, giúp hệ thống điều trị liền kề về một mối, đỡ chuyển viện bệnh nhân đi xa. Người bệnh từ nhẹ trở nặng sẽ được chuyển khu ICU, khi nhẹ hơn được chuyển về tầng dưới theo dõi, ngay trong cùng khu vực.
“Các trung tâm hồi sức nên đăng ký năng lực tiếp nhận bệnh tối đa để thành phố có điều động phù hợp”, ông Sơn nói. Thứ trưởng đề nghị TP HCM nếu có vướng mắc, khó khăn cần báo cáo sớm với Bộ Y tế để cùng có giải pháp tháo gỡ, không để ảnh hưởng việc thu dung điều trị bệnh nhân.
Các bệnh viện dã chiến đang trong lộ trình giải thể khi số bệnh nhân giảm dần. Ông Sơn yêu cầu bên cạnh việc tái cơ cấu hệ thống y tế phù hợp tình hình mới, cần nâng cao chất lượng y tế cơ sở trong công tác theo dõi, phát hiện, xử lý, khoanh vùng dập dịch, đáp ứng “mỗi phường xã là pháo đài chống dịch”.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Việt Nam phải kiểm soát chặt đường biên và người nhập cảnh do tình hình dịch ở Campuchia đang diễn biến biến phức tạp.
" Tình hình đang căng thẳng hơn do dịch COVID-19 ở Campuchia nguy hiểm" - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định. Vì vậy, theo vị lãnh đạo này, việc kiểm tra, giám sát dịch COVID-19 tại biên giới với Campuchia cần được thực hiện nghiêm túc theo quan điểm chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế.
Đồng thời, người dân cần nâng cao cảnh giác, khi thấy đối tượng lạ phải báo cáo. Thứ trưởng Sơn cho biết Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch COVID-19 tại các vùng biên giới, đặc biệt là ở các chốt chặn.
Ông cũng khuyến cáo người dân khi có nhu cầu về nước nên đi theo đường chính thống để được kiểm soát.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Duy Hiệu.
Đồng quan điểm, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo người dân vùng biên cần thận trọng vì nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 rất cao do tình hình dịch ở Campuchia căng thẳng.
Chuyên gia này phân tích do Việt Nam và Campuchia có đường biên giới dài, gồm đường bộ, đường hàng không, đường biển. Đặc biệt, chúng ta rất khó khăn khi kiểm soát người nhập cảnh bằng đường biển.
Thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận một số bệnh nhân mắc COVID-19 nhập cảnh trái phép từ Campuchia. Vì vậy, nếu không quản lý tốt tình trạng này, nước ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng.
" Thực tế cho thấy nhiều nước dịch bùng phát là do nới lỏng kiểm soát. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục làm tốt việc quản lý người nhập cảnh ", Phó giáo sư Phu khuyến cáo.
Người dân Campuchia được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Phnompenhpost.
Theo Khmer Times, Campuchia ghi nhận tổng số 4.696 ca mắc COVID-19, trong đó, 4.160 trường hợp lây lan trong cộng đồng, 33 người tử vong. Ngày 13/4, Campuchia cũng có thêm 181 ca mắc mới, hầu hết đều có liên quan đến đợt bùng phát trong cộng đồng vào ngày 20/2.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết trước tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng hiện nay, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã phong tỏa những khu vực bị ảnh hưởng, áp đặt các hạn chế đi lại nghiêm ngặt giữa các tỉnh để ngăn ngừa dịch lây lan.
Hôm 13/4, chính quyền thành phố Phnom Penh, thủ đô Campuchia, thông báo sẽ kéo dài thời gian giới nghiêm thêm hai tuần (từ ngày 15 đến hết ngày 28/4) vì số lượng ca mắc COVID-19 ngày càng tăng lên và chưa có dấu hiệu chậm lại. Trước đó, địa phương này đã giới nghiêm trong 2 tuần, từ ngày 1/4, thời gian từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau.
1.800 giường bệnh đã được lắp đặt tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Koh Pich ở Phnom Penh nhằm ứng phó với tình trạng số ca COVID-19 đột ngột tăng mạnh.
Chưa hẳn an toàn nhưng có niềm tin Sau 5 tháng bùng phát, đợt dịch COVID-19 thứ 4 tại TP.HCM và nhiều địa phương đã có dấu hiệu giảm. Dù có thể dịch còn diễn biến phức tạp trên cả nước nhưng với những gì đã trải qua, các chuyên gia y tế tin tưởng sẽ có cách xử lý tốt hơn. Đoàn nhân viên y tế tỉnh Bắc Kạn chào...