TP HCM: Hàng trăm ca mắc sởi mỗi tuần
Chỉ trong 1 tuần, TP HCM tiếp tục ghi nhận 373 ca bệnh sởi, tăng 29% so với trung bình 4 tuần trước.
Thông tin trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết về tình hình dịch bệnh tại TP HCM trong tuần qua vào chiều 17-12.
Bác sĩ tăm khám cho trẻ mắc bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM)
Video đang HOT
Theo HCDC, trong tuần 50 (từ ngày 9-12 đến 15-12), tại TP ghi nhận 613 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 15,7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 50 là 14.865 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, TP Thủ Đức và quận 7.
Đối với bệnh tay chân miệng, trong tuần 50, TP cũng ghi nhận 191 trường hợp mắc bệnh, giảm 27,4% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 50 là 16.367 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè và quận 8.
Đáng chú ý, trong tuần 50, TP tiếp tục ghi nhận 373 ca bệnh sởi, tăng 29% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sởi tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 50 là 3.189 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và TP Thủ Đức.
BSCKII Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, 1 ca sởi có thể lây cho 12 – 18 người, tốc độ và phạm vi lây lan mạnh hơn cúm và thủy đậu rất nhiều. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp giữa người bệnh với người lành hoặc giữa người lành mang trung và người khỏe mạnh, thậm chí có thể lây gián tiếp qua các tiếp xúc với đồ vật, vật dụng có chứa dịch tiết mang virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi miệng…
Sởi không chỉ gây sốt, phát ban mà còn có thể biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, màng não, tiêu chảy, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, thậm chí tử vong.
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin để phòng bệnh sởi cho trẻ
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên, bệnh sởi có xu hướng bùng phát trở lại.
Trong tuần vừa qua, có 1 ca mắc bệnh sởi được ghi nhận tại xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa). Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1 ca mắc bệnh sởi và 1 ca tử vong do sởi.
Sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch, lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa đầy đủ. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh sởi gồm: sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh sởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy..., có thể gây tử vong.
Có thể chủ động phòng bệnh sởi bằng vắc xin. Cần tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia; mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi.
Việc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị hỗ trợ, không có điều trị đặc hiệu. Người mắc bệnh sởi cần được cách ly, phát hiện và điều trị sớm biến chứng.
Gia tăng bệnh sởi ở người lớn Chiều 10/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa cũng là nguyên nhân khiến các ca mắc sởi gia tăng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch...