TP HCM đề xuất được giao kêu gọi đầu tư dự án cao tốc TP HCM – Mộc Bài
UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT giao UBND TP thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lý vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài.
Tuyến cao tốc này dài 53,5 km, bắt đầu từ đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn, TP HCM) đi song song với đường sắt Tân Chánh Hiệp – Trảng Bàng, đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua Quốc lộ 22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía Quốc lộ 22, kết nối với cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
Sơ đồ tuyến cao tốc TP HCM – Mộc Bài (Nguồn: Tổng Cục đường bộ Việt Nam)
Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của nhà nước). Ở giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng đoạn TP HCM – Trảng Bàng với quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn và đoạn Trảng Bàng – Mộc Bài với quy mô 4 làn xe (đường cao tốc hạn chế).
Ở giai đoạn hoàn chỉnh sẽ xây dựng đoạn TP HCM – Trảng Bàng với quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng – Mộc Bài với quy mô 6 làn xe.
UBND TP HCM sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa phận TP và là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư dự án cao tốc TP HCM – Mộc Bài.
UBND tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa phận tỉnh Tây Ninh.
Để tạo thêm nguồn thu cho dự án, UBND TP cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép mở rộng phạm vi bồi thường giải phóng mặt bằng tại các nút giao giữa đường cao tốc với đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các điểm phù hợp khác để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trạm dịch vụ hậu cần, trung tâm thương mại, dịch vụ…
Video đang HOT
Đồng thời nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị gần với khu vực các nút giao liên thông để khai thác các quỹ đất, tạo nguồn thu cho các địa phương.
Cao tốc TP HCM – Mộc Bài được xây dựng nhằm phá thế độc đạo của Quốc lộ 22, rút ngắn hành trình từ TP HCM đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông – Tây, hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh – Bavet của Campuchia.
Tuyến cao tốc này cũng sẽ giảm tải và khắc phục nạn ách tắc giao thông cũng như giảm thiểu tai nạn giao thông trên quốc lộ 22; tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.
Phan Anh; ảnh: Nguyễn Phan
Theo Nguoilaodong
TP HCM: 300 thanh tra xây dựng bị xử lý về hành vi công vụ nhưng chỉ có 1 bị đi tù
Theo Ban Nội chính Thành ủy TP HCM, so với các lĩnh vực khác, tham nhũng trong lĩnh vực trật tự xây dựng có khuynh hướng mang tính "thụ động" nhiều hơn.
Sáng 30-7, UBND TP HCM đã tổ chức hội nghị xây dựng Đề án tổng thể các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng (TTXP) trên địa bàn TP. Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân.
Tham nhũng mang tính "thụ động"
Theo Ban Nội chính Thành ủy TP, so với các lĩnh vực khác, tham nhũng trong lĩnh vực TTXD có khuynh hướng mang tính "thụ động" nhiều hơn.
Ban Nội chính nhìn nhận thời gian qua, công tác vi phạm về TTXD trên địa bàn TP xảy ra rất nhiều ở các địa phương cả về số lượng, lẫn mức độ sai phạm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
hội nghị xây dựng Đề án tổng thể các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng sáng 30-7
Bên cạnh sự yếu kém, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, của các cán bộ quản lý TTXD thì dư luận vẫn cho rằng hành vi tham nhũng của các cán bộ quản lý TTXD cũng là một trong những nguyên nhân chính của việc vi phạm về TTXD diễn ra tràn lan tại các địa phương như nêu trên.
Tuy nhiên, cũng như tham nhũng trong các lĩnh vực khác, hành vi tham nhũng trong lĩnh vực TTXD rất khó phát hiện, vì về cơ bản cả người đưa và người nhận đều có lợi nên không ai phơi bày; chưa kể tham nhũng trong lĩnh vực này số tiền thường không lớn, đa số chỉ vài trăm ngàn hoặc vài triệu đồng, hay còn gọi là "tham nhũng vặt" nên việc tố cáo của người dân hoặc sự vào cuộc của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng chưa kịp thời, dẫn đến hành vi này càng sinh sôi và gần như mang tính mặc định gắn liền với hoạt động xây dựng công trình.
Ban Nội chính Thành ủy cho hay trong những năm gần đây, có trên 300 cán bộ, công chức thanh tra xây dựng bị xử lý về hành vi công vụ (nhiều trường hợp bị cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc). Tuy nhiên chỉ có 1 trường hợp bị phát hiện và xử lý về hành vi tham nhũng là trường hợp Nguyễn Đỗ Duy Hải, cán bộ Thanh tra xây dựng Nhà Bè - bị xử 1 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
Kiểm tra 5 tổ chức đảng và 6 đảng viên
Trong khi đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cho biết Tổ công tác 1374 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã khảo sát, nắm tình hình và tham mưu, đề xuất Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 5 tổ chức đảng và 6 đảng viên (tại Đảng bộ quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh) trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng.
Qua kiểm tra, còn có tổ chức đảng và nhiều đảng viên, công chức có vi phạm, có nhiều trường hợp vi phạm phải đến mức thi hành kỷ luật.
Tại Đảng bộ quận Thủ Đức: Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong đảng đối với 1 người, cảnh cáo đối với 2 người. Đảng bộ quận Thủ Đức thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong đảng đối với 3 người, cảnh cáo 9 người, khiển trách 3 người và phê bình rút kinh nghiệm đối với 5 tổ chức đảng.
Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Trần Phú Lữ nói về việc xử lý tình trạng xây dựng không phép, sai phép và xử lý cán bộ, công chức trên địa bàn huyện.
Tại Đảng bộ huyện Bình Chánh: hiện nay, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đang phối hợp với Ban Thường vụ Huyện ủy Bình chánh tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức và cá nhân có khuyết điểm, vi phạm theo Thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, dự kiến hoàn thành trước ngày 10-8-2019.
Tại các quận, huyện, việc kiểm tra xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, đất đai cũng được đẩy mạnh.
Theo báo cáo tham luận của UBND quận 1, năm 2017, quận đã thanh tra công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại các phường Bến Thành, Bến Nghé, Cầu Kho, Nguyễn Thái Bình, Cầu Ông Lãnh, Tân Định. Qua thanh tra đã xử lý kỷ luật khiển trách phó chủ tịch UBND phường Bến Thành, phê bình 2 chủ tịch UBND phường, 4 phó chủ tịch UBND phường và 9 công chức phụ trách địa chính - xây dựng.
Không loại trừ yếu tố tiêu cực liên quan đến công chức
Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra phổ biến và phức tạp trên địa bàn TP, nhất là ở các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa cao. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, tổng số công trình xây dựng không phép, không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng trên toàn thành phố là 2.573/3503 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (chiếm 73,5%), trong đó, mức độ sai phạm 6 tháng đầu năm 2019 tăng hơn 28% so với năm 2018.
Nguyên nhân được chỉ ra là có một số cán bộ, công chức được phân công quản lý trật tự xây dựng tại địa phương chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công, chậm phát hiện, đề xuất xử lý không kiên quyết, không triệt để dẫn đến các công trình vi phạm trật tự xây dựng không và chưa được phát hiện xử lý kịp thời. Ngoài ra, theo Sở Xây dựng, không loại trừ yếu tố tiêu cực liên quan đến công chức, nhân viên thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
Bài: Phan Anh; ảnh: Nguyễn Phan
Theo Nguoilaodong
TP HCM xây cầu sắt tạm bắc qua sông Vàm Thuật UBND TP HCM vừa bố trí nguồn vốn xây dựng cầu sắt tạm An Phú Đông (quận Gò Vấp - Quận 12) bắc qua sông Vàm Thuật để thay thế bến phà An Phú Đông. Bến phà An Phú Đông đã tồn tại trên 20 năm nay, là bến phà hiếm hoi còn hoạt động ở nội thành TP HCM Theo Ban quản...