TP HCM chính thức sử dụng robot để khử khuẩn phòng cách ly ngừa Covid-19 vào ngày mai
Từ ngày 4/4, Bệnh viện dã chiến Củ Chi chính thức đưa robot khử khuẩn phòng cách ly đi vào hoạt động.
Đây là sản phẩm sáng tạo của “Vườn ươm sáng tạo” thuộc Trung tâm công nghệ Công nghệ thông tin của BV Quân Dân Y miền Đông theo đơn đặt hàng của Sở Y tế TP.HCM.
Sở Y tế cho hay sẽ chính thức ứng dụng robot này hoạt động vào ngày mai, 4/4, tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Sau gần 2 tuần phác thảo ý tưởng, thiết kế và chế tạo bản thử nghiệm, sau đó chỉnh sửa và cải tiến theo góp ý của Hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế, sản phẩm “ robot khử khuẩn phòng cách ly đi” đã hoàn chỉnh và chính thức đi vào hoạt động.
Tác giả sản phẩm trình bày tính năng của Robot cho Hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế
Robot có 2 chức năng chính là phun xịt thuốc khử khuẩn và lau sàn nhà sau khi phun xong, ngoài ra robot còn biết tự khử khuẩn mình trước khi ra khỏi phòng cách ly. Nhân viên y tế có thể ngồi ở khu hành chánh để điều khiển robot từ xa qua mạng 3G hoặc mạng internet.
Do tiện ích thiết thực của robot làm thay nhân viên y tế phun thuốc khử khuẩn phòng cách ly nên làm giảm nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh cho nhân viên, trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ trang bị robot khử khuẩn cho tất cả bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị người nhiễm COVID-19.
Video đang HOT
Một số hình ảnh của robot khử khuẩn phòng cách ly đang hoạt động thay thế nhân viên làm công tác khử khuẩn tại BV dã chiến Củ Chi:
Hình ảnh robot khử khuẩn phòng cách ly ở giai đoạn thử nghiệm
Hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế đánh giá và góp ý robot khử khuẩn ở giai đoạn thử nghiệm sản phẩm
Robot khử khuẩn phòng cách ly hoàn chỉnh, đang đi đến phòng cách ly để khử khuẩn
Robot khử khuẩn đến phòng cách ly áp lực âm của BV dã chiến Củ Chi để tiến hành khử khuẩn
Robot phun thuốc khử khuẩn toàn bộ phòng cách ly
Sau khi phun thuốc, robot tự khử khuẩn mình và lau sàn nhà tránh trơn trợt
PHA LÊ
Sửa điện thoại tại nhà thời Covid-19
Nhiều hệ thống sửa chữa điện thoại mở dịch vụ tại nhà - nhân viên kỹ thuật sẽ tới kiểm tra, tiếp nhận máy, khi xong sẽ giao trả tận nơi.
Tương tự dịch vụ mua sắm online, nhân viên sửa điện thoại online cũng có các biện pháp an toàn, như khử khuẩn thiết bị trước khi nhận và sau khi bàn giao.
Giá của các dịch vụ sữa chữa từ xa không khác biệt so với việc tiếp nhận tại các cửa hàng. Một số nơi tính thêm chi phí giao, nhận máy. Tuy nhiên, thời gian để sửa chữa lại tăng lên, ví dụ: một số dịch vụ trước có thể lấy ngay, như thay pin, màn hình, hiện tại phải qua ngày mới xong.
Anh Cao Anh Lai, quản lý một hệ thống sửa chữa điện thoại có trụ sở ở Thái Hà, Hà Nội, cho biết, khác với việc bán điện thoại, dịch vụ sữa chữa tại nhà phức tạp hơn vì cần phải bắt bệnh, nếu khắc phục được tại chỗ các kỹ thuật viên sẽ xử lý. Nhưng phần lớn họ phải mang về cửa hàng để kiểm tra cho chính xác. Vì thế, người dùng cũng như nhà cung cấp dịch vụ vẫn chưa quen với hình thức mới này.
Dịch vụ sửa điện thoại tại nhà thay vì mang ra cửa hàng xuất hiện trong thời Covid-19.
Xuân Quý, một người chơi công nghệ lâu năm cho rằng, sửa chữa điện thoại tại nhà là một giải pháp hữu ích trong thời điểm dịch bùng phát. Tuy nhiên, người dùng cần tự tìm hiểu xem lỗi có nghiêm trọng quá hay không mà đưa ra quyết định hợp lý.
Nếu không quá ảnh hưởng đến việc sử dụng, như nứt, vỡ màn hình nhẹ, nên chờ sau khi lệnh cách ly xã hội chấm dứt, các cửa hàng mở cửa lại bình thường. Với những lỗi nặng, cần sửa luôn, khi sử dụng dịch vụ từ xa, người dùng nên lưu ý bảo mật dữ liệu, thông tin cá nhân trước khi bàn giao. Ngoài ra, bạn cũng cần kỹ thuật viên xác nhận trước lỗi, tránh những phát sinh khác trong quá trình sửa chữa.
Covid-19 khiến tình hình kinh doanh điện thoại và các thiết bị điện tử gặp khó khăn, chứ không riêng việc sửa chữa. Ngay với Apple, trong tháng 3, hãng phải đóng cửa nhiều Apple Store trên thế giới, khiến việc trả bảo hành gặp rắc rối. Nhiều người mang iPhone, MacBook đến sửa nhưng không kịp lấy máy vì các cửa hàng dừng hoạt động "chưa hẹn ngày mở lại".
Tại Việt Nam, nhiều cửa hàng kinh doanh điện thoại di động, đồ điện tử phải đóng cửa trong 2 tuần từ đầu tháng 4, chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến.
Tuấn Anh
Robot trí thông minh nhân tạo đọc tiểu thuyết và làm thơ Tại Triển lãm Sách nghệ thuật Melbourne vừa qua, hai giảng viên Đại học RMIT (Úc) đã giới thiệu một robot sử dụng trí thông minh nhân tạo để đọc tiểu thuyết và làm thơ. Cỗ máy độc đáo của Tiến sĩ Karen ann Donnachie và Tiến sĩ Andy Simionato sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học...