TP HCM cần hàng chục trạm quan trắc
Hơn chục trạm quan trắc tự động do nước ngoài tài trợ đã hư hỏng từ nhiều năm trước không được thay thế trong khi ô nhiễm không khí, tiếng ồn ngày càng tăng.
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM, hiện thành phố có 12 trạm quan trắc tự động do các nước tài trợ, hoạt động đã hết đời từ năm 2012 nhưng không được sửa chữa hoặc thay thế. Do vậy, Sở phải áp dụng cách quan trắc thủ công – đo theo từng giờ mà không đo suốt ngày – là không khoa học.
Vì vậy, Sở Tài nguyên – Môi trường đề nghị thành phố cần phải xây mới ít nhất 17 trạm quan trắc tự động, đo 24/24 các chỉ số cơ bản về nước mặt, nước ngầm, nước xả thải sinh hoạt – công nghiệp, mức ồn công nghiệp, ồn giao thông…
Tình trạng mù khô xuất hiện ở TP HCM thường xuyên hơn do không khí ngày càng ô nhiễm. Ảnh: Hữu Nguyên
Trong báo cáo do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM – thực hiện, chỉ số khí độc hại CO (cacbon mônoxit), tiếng ồn và bụi… trong không khí ở thành phố đang ở mức báo động khi đã vượt số liệu giai đoạn 2010-2014.
Ô nhiễm chất lượng không khí chủ yếu do bụi lơ lửng và mức ồn từ các hoạt động giao thông gây ra. Số liệu quan trắc chất lượng môi trường giai đoạn này cho thấy nồng độ CO trong không khí có xu hướng giảm dần. Nhưng 6 tháng đầu năm, nồng độ CO được ghi nhận tăng vọt ở nhiều điểm như An Sương, ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, Hàng Xanh, Gò Vấp…
Video đang HOT
Mức độ bụi trong không khí cũng gia tăng. Tại Gò Vấp, nồng độ bụi trung bình năm 2014 là 447 microgam/m3 thì hiện tại là hơn 496 microgam. Đặc biệt, tại ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, từ mức 486 microgamnăm 2014 tăng lên 613,83 microgam/m3… Nồng độ bụi trong không khí ven đường tại các trạm đo đều vượt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) từ 1,2 – 2,2 lần. Có gần 50% giá trị quan trắc không đạt QCVN.
Chất lượng tại các điểm cấp nước cũng có sự thay đổi. So với năm 2014, các chỉ tiêu pH, COD, BOD, độ mặn… có xu hướng tăng tại 50-83% các điểm quan trắc. Chỉ tiêu DO (lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước) lại giảm tại 83% các điểm quan trắc. Hâu hêt cac tuyên kênh đêu bi ô nhiêm vi sinh vât, ham lương Coliform cao va đêu vươt quy chuân cho phep QCVN.
Trước tình hình này Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa yêu cầu trong tháng 3 Sở Tài nguyên – Môi trường và các sở, ngành liên quan phải xây dựng và trình lên HĐND thành phố quy hoạch, quản lý và đầu tư các trạm quan trắc trên địa bàn.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Ô nhiễm không khí ở TP HCM tăng cao
Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP HCM ở mức báo động khi khí độc hại CO, bụi, ô nhiễm tiếng ồn... đều tăng nhanh.
Trong báo cáo do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM - thực hiện, chỉ số khí độc hại CO (cacbon mônoxit), tiếng ồn và bụi... trong không khí ở thành phố đang ở mức báo động khi đã vượt số liệu giai đoạn 2010-2014.
Ô nhiễm chất lượng không khí chủ yếu do bụi lơ lửng và mức ồn từ các hoạt động giao thông gây ra.
TP HCM liên tục bị sương mù bao phủ trong thời gian qua. Ảnh: H.C
Số liệu quan trắc chất lượng môi trường giai đoạn này cho thấy nồng độ CO trong không khí có xu hướng giảm dần. Nhưng 6 tháng đầu năm, nồng độ CO được ghi nhận tăng vọt ở nhiều điểm như An Sương, ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Hàng Xanh, Gò Vấp...
Mức độ bụi trong không khí cũng gia tăng. Tại Gò Vấp, nồng độ bụi trung bình năm 2014 là 447 microgam/m3 thì hiện tại là hơn 496 microgam. Đặc biệt, tại ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, từ mức 486 microgamnăm 2014 tăng lên 613,83 microgam/m3...
Nồng độ bụi trong không khí ven đường tại các trạm đo đều vượt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) từ 1,2 - 2,2 lần. Có gần 50% giá trị quan trắc không đạt QCVN.
Chất lượng tại các điểm cấp nước cũng có sự thay đổi. So với năm 2014, các chỉ tiêu pH, COD, BOD, độ mặn... có xu hướng tăng tại 50-83% các điểm quan trắc. Chỉ tiêu DO (lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước) lại giảm tại 83% các điểm quan trắc.
Hâu hêt cac tuyên kênh đêu bi ô nhiêm vi sinh vât, ham lương Coliform cao va đêu vươt quy chuân cho phep QCVN.
Sương mù trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: D.T
Thời gian vừa qua, TP HCM thường xuyên đối diện với lượng sương mù dày đặc bao phủ cả thành phố đến tận trưa. Theo đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, do không khí ô nhiễm nên xảy ra hiện tượng mù khô. Đơn vị này cũng khuyến cáo người dân khi ra đường nên mang khẩu trang. Đặc biệt là trẻ em, sức đề kháng yếu sẽ dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM, tình hình ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố đang diễn biến ngày càng phức tạp, 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe con người. Trong đó, luợng bụi lơ lửng sinh ra từ khói, bụi đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu.
Nguyên nhân được xác định là do lưu luợng các loại xe, nhất là ôtô tải lưu thông qua khu vực lên đến hàng chục nghìn lượt mỗi ngày và tình trạng kẹt xe xảy ra ngày càng thường xuyên.
Sơn Hòa
Theo VNE
Toàn miền Bắc rét dưới 8 độ C, Sa Pa xuống -2 độ C Lúc 6h sáng nay 24/1, nhiệt độ đo được tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là -4 độ C, tại Sa Pa (Lào Cai) là -2 độ C. Sáng sớm nay không khí lạnh cực mạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ gây mưa nhiều nơi trên khu vực các tỉnh ven biển miền Trung. Toàn miền...