Toyota Fortuner nhiều khả năng sẽ quay về lắp ráp tại Việt Nam
Mẫu SUV 7 chỗ ngồi cỡ D bán chạy nhất Việt Nam hiện đang được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Nếu đúng là Toyota quay về lắp ráp Fortuner thì đây sẽ là một thuận lợi đối với người tiêu dùng.
Theo một số nguồn tin không chính thống, nhiều khả năng liên doanh ô tô Nhật Bản sẽ bỏ nhập khẩu Fortuner để quay trở về lắp ráp trong nước.
Thậm chí, thông tin từ một số đại lý Toyota còn cho biết, Fortuner lắp ráp trong nước có thể sẽ ra thị trường ngay trong quý 3.2019.
Mặc dù vậy, cho đến lúc này, Toyota Việt Nam vẫn chưa có phản hồi chính thức nào liên quan đến kế hoạch chuyển Fortuner từ nhập khẩu quay về sản xuất trong nước.
“Việc thay đổi kế hoạch đối với một sản phẩm ô tô luôn rất khó khăn và cần thời gian dài. Đặc biệt là đối với trường hợp Fortuner. Mẫu xe này mới chuyển từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu vào năm 2017. Do đó, việc thay đổi là rất khó nói”, một đại diện Toyota Việt Nam chia sẻ.
Tuy nhiên, dù không khẳng định nhưng một thành viên khác của liên doanh ô tô chiếm thị phần đáng kể tại Việt Nam cũng cho rằng chuyện Fortuner quay về lắp ráp trong nước là hoàn toàn có thể xảy ra.
Video đang HOT
Năm 2017, một loạt liên doanh ô tô đã thay đổi kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể là chuyển một số mẫu xe từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á.
Việc thay đổi xuất xứ sản phẩm đem lại nhiều lợi thế về kinh doanh. Đơn cử với Toyota Fortuner hay Honda CR-V, khi chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia, các mẫu xe này sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% kể từ ngày 1.1.2018, qua đó giúp kéo giá thành xuống thấp.
Thế nhưng, thực tế lại không dễ dàng với các kế hoạch kinh doanh xoay chiều mạnh mẽ này. Bởi lẽ, ngay khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN giảm về 0% thì Chính phủ cũng đồng thời ban hành Nghị định 116 và Nghị định 125 nhằm điều chỉnh một số chính sách liên doanh đến mặt hàng ô tô.
Với Nghị định 116, hàng loạt mẫu xe ô tô nhập khẩu đã không thể về nước trong suốt giai đoạn nửa đầu năm 2018. Sang nửa sau năm 2018, sau khi đã hoàn tất các thủ tục theo quy định, ô tô nhập khẩu đã bắt đầu về nước nhiều hơn. Tuy nhiên, các hãng xe vẫn không thể chủ động được nguồn cung ra thị trường.
Trong khi đó, Nghị định 125 của Chính phủ lại đang tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước đối với các hãng ô tô. Bởi vậy, việc Toyota và có thể là một số hãng xe khác chuyển vài mẫu xe từ nhập khẩu quay về lắp ráp trong nước cũng hoàn toàn có thể diễn ra.
Giới kinh doanh ô tô nhận định, nếu đúng là Toyota quay về lắp ráp Fortuner thì đây sẽ là một thuận lợi đối với người tiêu dùng. Rất có thể giá thành xe Foruner lắp ráp trong nước sẽ không thấp hơn nhiều so với giá xe nhập khẩu Indonesia hiện nay.
Nhưng ở chiều ngược lại, việc Toyota chủ động được nguồn cung sẽ giúp Fortuner tăng sức cạnh tranh hơn.
Bên cạnh đó, hiện Bộ Tài chính đang tiến hành lấy ý kiến về chính sách miễn thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với phần linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước. Nếu đề xuất này được thông qua, giá thành ô tô lắp ráp trong nước sẽ giảm xuống đáng kể so với ô tô nhập khẩu. Đây cũng có thể là một trong những lý do để Toyota quyết định chuyển Fortuner về lắp ráp trong nước và tiếp theo có thể là một số hãng xe khác.
Theo dan viet
Tăng trưởng sốc, xe nhập khẩu hợp sức kéo doanh số Toyota
Sản lượng bán hàng tháng đầu năm 2019 của tất cả các mẫu xe Toyota nhập khẩu đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng tăng đột biến của Fortuner và một số mẫu xe nhập khẩu giúp Toyota tăng trưởng mạnh.
Theo thống kê, trong tháng 1.2019, Toyota Việt Nam đã bán ra thị trường tổng cộng 7.599 ô tô các loại, tăng trưởng đến 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức sản lượng bán hàng này không bao gồm thương hiệu hạng sang Lexus.
Đáng chú ý là tỷ lệ tăng trưởng này đạt được phần lớn nhờ các mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Tăng tốc mạnh mẽ nhất là mẫu SUV 7 chỗ ngồi Fortuner. Tháng đầu năm nay, Toyota đã bán ra thị trường 1.110 chiếc Fortuner, tăng trưởng đến 317%.
Tỷ lệ tăng trưởng của mẫu xe cỡ nhỏ Yaris thậm chí còn gây sốc hơn khi vượt qua cùng kỳ năm ngoái đến 1.933% mặc dù mức sản lượng bán hàng cũng chỉ dừng ở con số 358 chiếc.
Ngay cả mẫu xe vốn rất kén khách như Land Cruiser Prado cũng đạt sản lượng bán hàng kỷ lục 101 chiếc, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các mẫu xe này, nhóm xe nhập khẩu của Toyota còn có thêm đóng góp đáng kể của 3 cái tên hoàn toàn mới gồm Avanza, Rush và Wigo. Trong tháng 1.2019, bộ 3 tân binh này đóng góp 1.505 chiếc vào tổng sản lượng bán hàng của liên doanh Nhật Bản.
Trên thực tế, tỷ lệ tăng trưởng sốc của nhóm ô tô nhập khẩu cũng là hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ cùng giai đoạn này năm ngoái, mảng ô tô nhập khẩu của Toyota cùng tất cả các hãng xe khác gần như rơi hoàn toàn vào trạng thái đóng băng do các quy định mới tại Nghị định 116 của Chính phủ.
Ở chiều ngược lại, nhóm xe lắp ráp trong nước của Toyota Việt Nam chịu sự sụt giảm đáng kể.
Bất ngờ nhất là mẫu sedan cỡ nhỏ Vios. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng bán hàng tháng 1.2019 của Vios sụt giảm 19%, đạt 1.991 chiếc. Con số này qua đó cũng khiến Vios đánh mất vị trí xe bán chạy nhất thị trường.
Cùng cảnh ngộ với Vios là mẫu xe gia đình Innova khi chỉ đạt sản lượng 1.072 chiếc, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2018.
Mẫu xe lắp ráp trong nước duy nhất đạt tỷ lệ tăng trưởng lại khá bất ngờ với cái tên Camry. Trong tháng 1.2019, Toyota Việt Nam bán ra thị trường 523 chiếc Camry, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tỷ lệ tăng trưởng đáng khích lệ này đạt được trong bối cảnh Toyota chuẩn bị đưa về thế hệ mới của mẫu sedan cỡ trung cao cấp rất được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.
Theo danviet.vn
Toyota Camry 2019 sẽ được nhập khẩu thay vì lắp ráp trong nước? Nhiều khả năng mẫu sedan hạng D nổi tiếng nhất tại Việt Nam sẽ được chuyển từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu nguyên chiếc. Camry 2019 vừa chính thức ra mắt thị trường Thái Lan. Mới đây, thông tin từ một số đại lý chính thức Toyota đã tiết lộ sẽ bắt đầu bán ra thị trường mẫu xe Camry thế...