Toyota bất ngờ nâng bảo hành lên 10 năm cho xe ô tô
Hãng xe Nhật Toyota mới đây quyết định nâng thời hạn bảo hành lên 10 năm cho cả xe mới lẫn xe cũ tại thị trường ở Anh.
Chương trình bảo hành này của Toyota có tên là Dubbed Toyota Relax, cứ mỗi lần chủ xe đưa xe Toyota vào bảo dưỡng hay sửa chữa tại các đại lý của hãng thì xe được tự đồng cộng thêm thời hạn bảo hành 12 tháng hay 16.000 km tuỳ điều kiện nào đến trước. Việc cập nhật này hoàn toàn tự động và khách hàng không tốn thêm phí.
Điều này có nghĩa rằng xe Toyota sẽ không được bảo hành một lúc lên đến 10 năm, mà sẽ được cộng thời gian cho mỗi lần đưa xe vào đại lý bảo dưỡng hay sửa chữa.
Việc bảo hành theo cách này của Toyota khá thuận lợi cho giới mua bán xe cũ. Vì bất kỳ là chủ sở hữu thứ mấy thì cứ mang xe ra đại lý sửa chữa vẫn được cộng thời hạn bảo hành trong giới hạn 10 năm. Tuy nhiên, các điều kiện này chỉ mới được Toyota áp dụng cho thị trường Anh.
Ông Rob Giles, Giám đốc dịch vụ khách hàng của Toyota tại Anh cho biết, đây là dịch vụ chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng và nhằm xây dựng lòng trung thành của khách với thương hiệu Toyota.
Khi nào sử dụng số D3, 2, L trên hộp số tự động?
Xe số tự động còn có nhiều vị trí cần số khác nhau, nhưng đáng ngạc nhiên là nhiều người chỉ sử dụng các vị trí P, R, N và D trong suốt nhiều năm cầm lái.
Video đang HOT
Lý do hoặc là họ không biết ý nghĩa cũng như cách dùng các số khác ngoài D (Tiến), R (Lùi) và P (Đỗ), hoặc đơn giản là họ thực sự không có nhu cầu sử dụng các số khác.
Bài viết này sẽ đề cập tới những vị trí khác này của cần số trên xe số tự động thông thường, cùng với cách sử dụng.
Ngoài các số rõ ràng như D, R và P, hộp số tự động còn có các số khác, như D3, 2 và L.
Nếu như các số P, R, N, D đã trở thành quy ước chung cho tất cả xe, thì các ký hiệu còn lại có thể khác nhau một chút, tùy theo từng hãng. Ví dụ, hầu hết xe Honda có số D3, D2, D1, còn xe Toyota có số 4, 3, 2, L. Dù cách gọi khác nhau nhưng về cơ bản chúng có ý nghĩa và cách sử dụng như nhau.
Số D3
Vị trí này tương tự D, ngoại trừ việc hộp số chỉ dùng 3 bánh răng đầu tiên, tương ứng với 3 số đầu tiên (cấp số thấp), thay vì tất cả các cấp số.
Nên sử dụng số D3 khi lai dắt hoặc lái xe ở vùng đồi núi. Việc duy trì ở các số thấp giúp xe tránh nguy cơ bị trượt vì cơ chế tự động chuyển lên các cấp số cao hơn khi người lái tăng ga để lên dốc hoặc kéo nặng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng số D3 để hãm tốc (phanh bằng động cơ) khi xe xuống dốc không quá cao. Trong trường hợp này, số D3 sẽ giúp giảm áp lực cho hệ thống phanh; người lái không cần phải rà phanh liên tục, gây nóng phanh, cháy má phanh, thậm chí có thể dẫn tới mất phanh.
Số D3 cũng có thể giữ hộp số xoay giữa số 3 và số 4 khi xe có tính năng Dừng - Khởi động.
Để xe tăng tốc nhanh hơn, khi ở số D3 hoặc D, bạn có thể để hộp số tự động giảm số bằng cách đạp mạnh chân ga. Hộp số sẽ giảm 1 hoặc 2 số, tùy vào tốc độ của xe.
Số 2
Vị trí số 2 trên cần số sẽ khóa hộp số ở bánh răng thứ hai (Số 2), không thể tự động nhảy lên số cao hơn, cũng không giảm về số 1 khi xe dừng lại (một số xe cho phép về số 1). Số này cho xe sức kéo cao hơn để leo dốc cao và tăng lực phanh bằng động cơ khi xe xuống dốc.
Người lái cũng có thể dùng Số 2 khi lái xe trên bề mặt trơn trượt như bùn hoặc cát. Nó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bánh xe quay tại chỗ (lún cát hoặc bùn).
Tuy nhiên, trong các mẫu xe khác, nó sẽ khóa bánh răng ở số 2 và chỉ chuyển lên khi đến một phạm vi vòng tua máy nhất định để giảm thiểu thiệt hại cho động cơ.
Cần lưu ý rằng, việc thường xuyên dùng số này có thể gây tốn nhiên liệu hoặc gây hại cho hộp số; tuy nhiên, nó rất hữu ích trong những tình huống cần ưu tiên sự an toàn.
Số L (hay Số 1)
L là viết tắt của từ "Low"- nghĩa là thấp. Khi hộp số ở chế độ này, động cơ sẽ có tỷ số truyền thấp nhất, về cơ bản là số 1. Ở các xe đời mới, chế độ này cho phép hộp số chuyển sang số tiếp theo ở vòng tua máy nhất định để tránh gây hư hỏng hộp số và động cơ.
Số L thường được dùng khi xe lên hoặc xuống dốc, cần tốc độ thấp, sức kéo cao, hoặc khi di chuyển trên đường đông đúc, đường quanh co không quen thuộc.
Hãy hình dung nếu bạn có thể tăng, giảm số bằng việc chuyển giữa số 1 và D thì khi đó chiếc ô tô hoạt động hệt như xe số sàn, chỉ khác là không cần chân côn.
Có một lưu ý là người lái cần đạp phanh mỗi khi chuyển sang các chế độ khác nhau nhằm đảm bảo an toàn.
Công nghệ hydro là lối thoát cho vấn đề khí thải ở xe ô tô Toyota đã phát triển chiếc xe đua Corolla chạy bằng hydro để chứng minh rằng, không khí thải không có nghĩa là không có tiếng ồn. Toyota sẽ tham gia cuộc đua trong loạt Super Taikyu của Nhật Bản với chiếc xe này vào tháng 5 và trang web Toyota Times dành cho người đam mê đã đăng đoạn video dài 34 giây...