Toxic trở thành từ phổ biến nhất trong năm 2018
‘Toxic’ (độc hại) trở thành từ phổ biến nhất năm 2018 do từ điển Oxford bình chọn, đánh bại các từ khác như ‘techlash’ và ‘gaslighting’ nhờ vào phạm vi quan tâm tuyệt đối của nó.
Các vấn đề liên quan đến chất độc hại đã thu hút sự chú ý của thế giới trong năm qua
Oxford Dictionaries cho biết trên trang web của họ rằng toxic đã trở thành chủ đề được nói nhiều nhất trong năm 2018. Theo định nghĩa của Oxford Dictionaries, nguồn gốc của toxic bắt nguồn từ thuật ngữ Latin thời Trung cổ là độc tố, có nghĩa là bị đầu độc hoặc thấm độc. Dữ liệu từ Oxford Dictionaries cho thấy số lượng người tìm đọc về toxic đã tăng 45% trên trang web của họ.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy năm nay, mọi người đã sử dụng toxic để mô tả một loạt các điều, tình huống, mối quan tâm và sự kiện”, Oxford Dictionaries cho biết trên Twitter.
Video đang HOT
Xếp ở vị trí phía sau toxic trong dữ liệu năm 2018 của Oxford Dictionaries là techlash. Theo định nghĩa của Oxford Dictionaries thì techlash ám chỉ đến “một phản ứng tiêu cực và lan rộng đối với sức mạnh ngày càng tăng cũng như ảnh hưởng của các công ty công nghệ lớn, đặc biệt là những công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon”. Techlash là chìa khóa cho các công ty như Facebook, Google và Amazon trong bối cảnh các vụ bê bối về quyền riêng tư dữ liệu và mối quan tâm độc quyền.
Các từ khác được xếp hạng cao trong năm nay bao gồm “gaslighting”, “incel”, “overtourism” và “orbiting”. Năm ngoái, “youthquake” đứng ở vị trí cao nhất, còn năm 2016 thuộc về “post-truth”.
Trang web Oxford Dictionaries cho biết các từ phổ biến của năm được chọn từ chương trình nghiên cứu ngôn ngữ của nhà xuất bản, tập hợp khoảng 150 triệu từ bằng tiếng Anh. Theo Oxford Dictionaries, những từ này được dùng để đánh giá phản ứng các đặc tính, tâm trạng hoặc mối quan tâm của một năm.
Theo Báo Mới
Trí tuệ nhân tạo cùa Facebook hỗ trợ quảng cáo cho cả... tổ chức khủng bố IS
Được phát triển nhằm mục đích chống lại nạn 'fake news' nhưng tới nay, trí tuệ nhân tạo của Facebook vẫn chưa thể phân biệt tin tức giả mạo dưới dạng văn bản.
Qua thử nghiệm, trang Vice News và Business Insider báo cáo đã trả tiền thành công nhiều quảng cáo chính trị, ủng hộ các chính khách Mỹ như: Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Đảng Dân chủ Tom Perry... qua "Paid For" của Facebook. "Paid For" là tính năng trả phí để quảng cáo tiếp cận tới nhiều đối tượng người dùng Facebook hơn nhờ công nghệ A.I.
Ngoài ra, các đoạn quảng cáo giả mạo, tuyên truyền cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS (Islamic State) và tiếp thị cho công ty nghiên cứu dữ liệu Anh liên quan tới bê bối rò rỉ dữ liệu lớn nhất lịch sử mạng xã hội, Cambridge Analytica (đã giải thể) cũng hỗ trợ "Paid For".
Facebook khẳng định không cho phép các công ty quốc tế đăng tải nội dung truyền bá chính trị nhưng thành viên của Vice News vẫn có thể tải lên và trả tiền thành công cho bản sao quảng cáo chính trị, được quy kết là do gián điệp Nga sử dụng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Thử nghiệm của Vice News và Business Insider đã vạch trần điểm yếu của công nghệ A.I. trên Facebook. Công ty tuyên bố trí tuệ nhân tạo không thể bị đánh lừa, có khả năng phát hiện thông tin xấu đốc dưới dạng hình ảnh, giọng nói, video... Nhưng thực tế nó lại không thể phát hiện nội dung giả mạo hiển thị dưới dạng văn bản đơn giản.
Theo RFM, trí tuệ nhân tạo của Facebook luôn xếp cuối trong cuộc đua phát triển vũ khí A.I. giữa các công ty công nghệ trong vòng 2 năm qua. Và kết quả của bài thử trên cho thấy A.I trên nền tảng mạng xã hội với hơn 2,2 tỷ người dùng vẫn đang dậm chân tại chỗ.
Trang Forbes nhận định khả năng phân tích và xử lý dữ liệu chỉ là một trong ba điều quan trọng, quyết định thành công của A.I. Cũng chính vì A.I. của Facebook chưa hoàn thiện, không thể đảm đương lượng dữ liệu khổng lồ nên công ty mới phải thuê hàng ngàn nhân viên kiểm duyệt nội dung trên các nền tảng.
Tuy nhiên máy móc vẫn phù hợp hơn con người trong một số lĩnh vực. Việc sử dụng nhân viên kiểm duyệt không phải là phương pháp hiệu quả để ngăn chặn các nội dung phản cảm, thứ cần phải được phát hiện, xác định và xử lý nhanh chóng, trước khi bắt đầu được phát tán. Minh chứng rõ ràng nhất là hiện nay đội ngũ kiểm duyệt Facebook vẫn mất tới nhiều ngày để gỡ phần lớn những bài đăng vi phạm.
Đây là lý do mà các nội dung độc hại vẫn tồn tại trên Facebook. Mặc dù đã được công ty đầu tư nghiên cứu và phát triển, nhưng công nghệ A.I của Facebook đem lại hiệu quả như kỳ vọng.
Theo Forbes
Cách kiểm tra thông tin cá nhân bị Facebook 'bán' cho nhà quảng cáo Facebook cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận được người dùng dựa vào thông tin thói quen của mỗi người khi sử dụng mạng xã hội của mình, vậy làm thế nào để biết chính xác những thông tin này là gì? Bạn có thể quản lý những nhà quảng cáo tiếp xúc thông tin của mình Trên web Để thực hiện...