Tốt nhất là chia đều, năm nay ăn Tết nhà nội, năm sau nhà ngoại
Phương án tốt nhất để chấm dứt những tranh cãi về việc ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại là mỗi năm về một quê; vợ chồng tôi và vợ chồng con gái tôi đều như vậy.
Tôi đã đọc những bình luận của độc giả dưới bài viết “Mỗi năm, vợ chồng tôi ai về quê người đó ăn Tết” và thấy hơi buồn khi một số người dùng từ “cặp đôi ích kỷ”; “người vợ vứt đi” khi tác giả chia sẻ rằng vợ chồng họ chia nhau ăn Tết mỗi người một quê. Thậm chí có bạn còn khuyên “bỏ ngay người vợ đó”.
Tết thì ai chẳng muốn sum họp với người ruột thịt, nhất là với con đẻ, bố mẹ đẻ của mình. Ngặt nỗi khi đã lập gia đình, chúng ta còn có bố mẹ chồng, bố mẹ vợ và phải cố gắng cân bằng, hài hòa các mối quan hệ. Nhưng thế nào là hài hòa? Truyền thống phụ hệ định nghĩa hài hòa chính là người phụ nữ phải đặt nhà chồng lên trên hết và biết hy sinh những mong muốn của mình. Họ phải nghĩ đến nguyện vọng được gần con gần cháu của bố mẹ chồng ngày Tết.
Nhưng bố mẹ đẻ của họ cũng muốn được ăn Tết cùng con cháu, và nếu người phụ nữ muốn đáp ứng nhiều một chút sẽ bị coi là ích kỷ, như cách mà một số bạn đọc nói về tác giả bài viết trên.
Nếu nhìn nhận từ cảm xúc, quyền lợi của hai phía, thì sẽ không coi việc ăn Tết nhà nội chính đáng hơn nhà ngoại.
Video đang HOT
Ngày tết ai cũng muốn được sum họp với người thân yêu, ruột thịt. (Minh họa: WEleam)
Từ hồi vượt ngưỡng 40 tuổi, vợ chồng tôi ngừng cãi nhau về việc ăn Tết quê nào, mà cứ đều đặn luân phiên mỗi năm một quê. Cả hai đều có bố mẹ già mong con mong cháu, và bản thân đều muốn tận dụng tối đa khoảng thời gian có thể ở cạnh đấng sinh thành. Không ai phân thân được, cũng không muốn gia đình “xẻ đôi” trong ngày Tết nên chúng tôi quyết định như vậy. Năm nào đón năm mới với nhà nội, chúng tôi sẽ thu xếp về nhà ngoại mấy ngày trước hoặc sau Tết và ngược lại.
Đến khi con gái chúng tôi kết hôn, hai vợ chồng nó không mất mười mấy năm cãi cọ như chúng tôi mà thỏa thuận ngay từ đầu mỗi năm ăn Tết một nhà. Có năm, hai đứa chẳng ăn Tết với cả nội lẫn ngoại mà kéo nhau đi du lịch.
Từ cảm nhận của hai thế hệ trong nhà mình, tôi thấy công bằng nhất là mỗi năm ăn Tết một quê.
Vợ chồng đang tranh cãi nảy lửa, con gái nhỏ xuất hiện nói một câu khiến cả hai bật khóc hối hận
Sau màn cãi vã nảy lửa và câu nói của con, tôi và chồng cảm thấy xấu hổ hối hận vô cùng.
Tôi năm nay 31 tuổi, kết hôn đã được 6 năm. Hiện hai vợ chồng tôi đã có một cô con gái tròn 5 tuổi. Đây là kết quả của tình yêu mà chúng tôi vun đắp, xây dựng bấy lâu nay. Đời sống vật chất, tinh thần của hai vợ chồng tôi cũng rất đảm bảo. Cả hai đều có công việc ổn định, thu nhập tốt, nên cũng không phải đắn đo nhiều về chuyện tiền bạc.
Nhưng không hiểu sao, cuộc sống yên ổn là vậy, cả hai đang trông mong thêm đứa con tiếp theo thì lại nhiều chuyện rắc rối xảy ra. Cả tôi và chồng đều không hài lòng về nhau, chênh nhau ở nhiều điểm, mặc dù trước đó không có chuyện này. Khi mà có thời gian, có tiền bạc rồi, lại mỗi người một kiểu, cách sống tự do được đề cao.
Chồng tôi thích ăn nhậu, đi chơi ở những nơi sang trọng cùng bạn bè, đối tác. Còn tôi mải mê chạy theo làm đẹp, mệt mài ở những phòng tập. Vậy nên, hầu như vợ chồng ít khi gặp nhau, ai cũng có lý do riêng để mà trốn tránh việc nhà. Dĩ nhiên, làm vợ, làm mẹ như tôi thì phải đảm bảo hết mọi thứ trong nhà rồi. Nhưng bực nỗi, khi cần hỗ trợ thì không thấy chồng đâu, gọi điện mãi cũng không nhấc máy. Mãi tới mấy tiếng sau mới gọi lại.
Mới đầu cả hai vợ chồng chọn cách sống bình đẳng, tôn trọng nhau, nên việc ai người đấy làm. Nhưng rồi lại không ổn chút nào, gia đình thì cần phải tương trợ, ít ra một tuần thì cũng phải có vài bữa ăn cùng nhau, đưa con đi chơi... Chồng quay sang đổ lỗi cho vợ, có mấy việc nhà cỏn con mà cũng không xong.
Vợ chồng đã nhận ra sai lầm khi cãi nhau, không quan tâm tới con. Ảnh minh họa
Anh ấy bắt tôi thuê giúp việc, nhưng tôi không thể yên tâm giao con cho người ngoài được, mà có thuê theo giờ cũng chỉ làm nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ hơn thôi. Cái chính là phải có nề nếp, trật tự, tiếng cười đùa trong nhà thì lại không có. Tôi không đồng tình với cách sống của chồng, nặng về hưởng thụ chứ không phải là ngoại giao, công việc. Ăn nhậu triền miên, đi khắp nơi mà lương thưởng không thấy tăng, thỉnh thoảng lại thấy xin tiền của vợ với muôn vàn lý do.
Chồng tôi cảm thấy về nhà là tù túng, không khí buồn tẻ. Anh ấy dường như coi nhà chỉ là nơi về ngủ qua đêm, chứ không phải là tổ ấm thực sự. Mỗi lần hẹn chồng đi công việc, hoặc về quê ngoại là anh ấy tìm đủ mọi lý do từ chối, nào là bận việc, nào là đã có hẹn từ trước rồi... Tôi mệt mỏi, cáu gắt với chồng thì anh ấy cũng giở giọng bất cần, bắt tôi phải chiều chuộng, sống theo ý của anh ấy.
Vợ chồng giận dỗi nhau thường xuyên, còn chặn cả số liên lạc của nhau, coi như hai người xa lạ. Số cuộc tranh luận, cãi vã của hai vợ chồng tôi cứ thế ngày càng một nhiều thêm. Trong một lần cãi vã, suýt dẫn đến xô xát, con gái bỗng dưng xuất hiện vừa khóc vừa nói: " Bố mẹ suốt ngày cãi nhau, không yêu con. Giờ con chỉ muốn sang nhà bạn Linh ở. Bạn ấy được bố mẹ yêu thương, chiều chuộng, đưa đi chơi khắp nơi... Bố mẹ bạn ấy không bao giờ cãi nhau. Con không yêu bố mẹ, con không muốn ở nhà mình nữa".
Nói xong, con gái chạy ra ghế sofa ngoài phòng khách nằm khóc. Nghe con nói xong, vợ chồng tôi đang bực tức với nhau bỗng lặng thinh. Chúng tôi nhìn nhau, buồn bã, sững người trước câu nói của con. Tôi bật khóc, chồng tôi cũng khóc. Lâu nay chúng tôi vì thỏa mãn lối sống riêng nên quên mất gia đình, quên mất cả việc chăm sóc con.
Có lẽ, con gái đã phải chịu đựng rất nhiều khi thấy bố mẹ cãi nhau, không muốn gặp nhau. Thời gian qua, chính tôi cũng vì bận mà hay nhờ chị hàng xóm đón về, có hôm còn được cho ăn, chị ấy chính là mẹ bé Linh mà con gái nhắc đến. Tôi là mẹ mà quá vô tâm suốt bao tháng ngày qua.
Tôi và chồng đã nói chuyện thẳng thắn với nhau, cả hai đã tự hứa với nhau sẽ dành nhiều thời gian cho gia đình, chăm sóc, nuôi dưỡng con khôn lớn. Thật may, chúng tôi đã không vì giận dữ mà ly hôn, nếu không bây giờ chắc là hối hận lắm.
Có 300 triệu cho con gái vào đại học mà con chỉ muốn đi lao động xuất khẩu Trong khi gia đình đang rối ren vì chuyện chọn hướng đi cho con gái thì người bạn của chồng tôi lại đề xuất thêm 1 phương án nữa. Bây giờ gia đình tôi mỗi người 1 ý kiến, không biết chọn thế nào mới hợp với con tôi nữa? Ảnh minh họa Ngày con gái nhận được giấy trúng tuyển đại học...