Toshiba tiếp tục phải cắt lỗ, bán mảng khí đốt cho tập đoàn Total của Pháp
Đứng trước nhiều thách thức về tài chính và những khoản lỗ triền miền, Toshiba đã quyết định sẽ bán công ty chuyên kinh doanh khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Texas, Mỹ cho tập đoàn năng lượng khổng lồ Total của Pháp.
Theo nhật báo Nikkei, thỏa thuận chuyển nhượng sẽ được hoàn thành trước cuối tháng 3 năm sau. Phía Total sẽ phải trả 15 triệu USD cho số cổ phẩn được chuyển từ một công ty con của Toshiba sang chi nhánh Total tại Singapore.
Thỏa thuận chuyển nhượng sẽ buộc Toshiba phải chịu khoản thanh toán 815 triệu USD nhằm trao quyền kinh doanh khí hóa lỏng có hiệu lực 20 năm cho Total. Tổng thiệt hại và mà Toshiba phải chịu cho thỏa thuận này rơi vào khoảng 858 triệu USD bao gồm nhiều khoản chi phí khác.
Những tưởng Toshiba sẽ có màn quay trở lại ngoạn mục sau bờ vực sụp đổ, tuy nhiên mảng kinh doanh khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vô tình đang trở thành chướng ngại cho sự phát triển. Thậm chí sự biến động trên thị trường còn khiến mảng kinh doanh này như một mối đe dọa tiềm tàng, chỉ chực kéo Toshiba xuống vũng bùn thêm một lần nữa.
Nếu biết cách rũ bỏ đúng lúc những vật đeo bám, cản trở sự phát triển, Toshiba sẽ có cơ hội tập trung nhiều hơn vào các mảng kinh doanh có tiềm năng phát triển hơn, ví dụ như đầu tư cơ sở hạ tầng.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận khi ký dự án Freeport LNG với Mỹ, Toshiba có quyền bán khoảng 2,2 triệu tấn khí hóa lỏng mỗi năm, bắt đầu từ năm 2020. Tuy nhiên công ty đã quyết định sẽ bỏ mảng kinh doanh này để không còn vướng bận bất cứ điều gì nữa.
Hồi tháng 11/2018, Toshiba đã đồng ý bán mảng kinh doanh này cho ENN Ecological Holdings của Trung Quốc. Mặc dù vậy tập đoàn Trung Quốc đã rút khỏi thỏa thuận hồi tháng Tư do lo ngại từ các cổ đông và sự chậm trễ trong việc chấp thuận của các cơ quan như Ủy ban Đầu tư nước ngoài thuộc Cục Quản lý Ngoại hối Mỹ và Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên Toshiba bán đi các mảng kinh doanh không cần thiết và nó đều xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Khi Toshiba lần đầu bước chân vào mảng kinh doanh khí hóa lỏng, việc nhiều nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản bất ngờ đóng cửa sau thảm họa Fukushima đã làm giảm nhu cầu khí thiên nhiên tại nước này. Tuy nhiên, nhiên liệu luôn có sự biến động mạnh về giá bán. Toshiba từng khẳng định công ty có nguy cơ mất gần 9,2 tỷ USD vì biến động thị trường.
Trước Total, đã có nhiều gã khổng lồ khác như Exxon Mobil và Roayl Dutch Shell quan tâm đến thương vụ của Toshiba.
Total hiện kiểm soát khoảng 10% thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng toàn cầu. Công ty cũng có cổ phần trong dự án LNG Project tại Úc và thỏa thuận mới nhất vừa đạt được với Toshiba sẽ giúp hãng tiếp tục đa dạng hóa thêm nguồn cung.
Hiếm có một công ty Nhật bản nào lại gặp phải nhiều biến động lớn như Toshiba. Hồi năm 2015, Toshiba dính phải bê bối kế toán 1,2 tỷ USD khiến công ty thiệt hại lớn. Chưa kể mảng kinh doanh điện hạt nhân tại Mỹ cũng lỗ nghiêm trọng. Tất cả biến cố dồn vào một lúc đẩy Toshiba đến bờ vực phá sản. Rất may sau đó hãng đã gắng gượng và kịp thoát ra khỏi cơn giông bão.
Mặc dù vậy, Toshiba đã phải bán một số mảng kinh doanh quan trọng để cứu vớt sự tồn tại của công ty, ví dụ như mảng sản xuất chip. Tính tới tháng 4/2019, công ty đã bắt tay thực hiện tổ chức lại bổ máy và tìm giải pháp tăng trưởng mới. Việc bán đi mảng kinh doanh LNG trong lúc này sẽ giúp Toshiba không còn phải lo thêm về các khoản chi phí khác.
Theo VN Review
Đến lượt Toshiba thông báo ngừng hợp tác với Huawei
Toshiba được xem là nhà cung cấp ổ đĩa cứng, các sản phẩm bán dẫn và hệ thống xử lý dữ liệu cho Huawei.
Toshiba vừa cho biết họ đã dừng xuất xưởng các thiết bị điện tử của mình cho công ty Huawei Technologies.
Động thái này của Toshiba diễn ra tiếp sau việc Washington đưa nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen dành cho các công ty bị hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ. Toshiba đang điều tra xem họ có sử dụng bất kỳ bộ phận linh kiện hay công nghệ nào có nguồn gốc từ Mỹ trong các sản phẩm bán cho Huawei hay không, khi điều này sẽ vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.
Tập đoàn Nhật Bản không cho biết những sản phẩm nào từ công ty con Toshiba Electronics Devices & Storage sẽ bị dừng cung cấp cho Huawei. Nhưng Toshiba được xem là nhà cung cấp các ổ đĩa cứng, các sản phẩm bán dẫn và hệ thống xử lý dữ liệu tốc độ cao LSI cho Huawei.
Toshiba dự kiến điều này không tác động nhiều đến thu nhập của mình. Công ty cho biết họ sẽ tiếp tục xuất xưởng các sản phẩm đó cho Huawei ngay khi xác nhận được rằng họ không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Toshiba và Huawei đang cùng nhau phát triển một dự án Internet of Things từ năm 2017, nhưng việc hợp tác đã kết thúc vào tháng Ba năm nay.
Theo GenK
Giữa lúc Huawei gặp khó khăn, LG đăng tweet khoe tình bạn thắm thiết với Google Động thái của LG được đưa ra đúng lúc Google nghỉ chơi, chấm dứt hoạt động kinh doanh với Huawei theo lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Huawei đã có một khoảng thời gian cực kì khó khăn, sau khi bị Washington đưa vào danh sách đen dành cho các công ty bị hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ. Tuân thủ lệnh...