Top những tựa game độc quyền của liên minh “PC Xbox” sẽ khiến fan PlayStation phải thèm thuồng
Nếu chỉ sở hữu mỗi PlayStation, có lẽ bạn sẽ phải tiếc nuối khi nhìn vào bảng danh sách này.
Dead Rising 4 là tựa game thuộc thể loại thế giới mở kinh dị, bắn zombie được phát triển bởi Capcom và phát hành bởi Microsoft Studio cho hai hệ máy PC và Xbox One. Trò chơi này là phần 4 của dòng game cùng tên được ra mắt lần đầu vào năm 2006. Nếu như phiên bản trên Xbox của Dead Rising 4 đã được phát hành từ tháng 12 năm ngoài thì đến tận giữa tháng 3 vừa qua, người hâm mộ PC mới được chạm tay vào trò chơi.
Sau một thí nghiệm thất bại về du hành quay lại quá khứ, bộ ba nhân vật chính Jack Joyce, Beth Wilder và Paul Serene bỗng dưng có được cho mình khả năng thao túng thời gian theo những hình thức khác nhau. Bên cạnh gameplay hứa hẹn mang lại trải nghiệm hấp dẫn, Quantum Break cũng sở hữu nền đồ họa ấn tượng xứng tầm một sản phẩm độc quyền.
Với sự trợ giúp đến từ các chuyên gia đến từ trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), Quantum Break hứa hẹn sẽ mang đến một câu chuyện về du hành thời gian – đề tài vẫn luôn là bí ẩn gây tranh cãi của loài người một cách khoa học nhất có thể.
Gears of War 4 được đặt trong bối cảnh 25 năm sau khi kết thúc Gears of War 3. Lúc này, nhân loại đang phải sống trong một thời kỳ vô cùng đen tối với thiên tai, bệnh dịch và sự tàn phá của bom đạn chiến tranh.
Câu truyện bắt đầu từ một ngôi làng nhỏ có tên “Outsider”. Trong một đêm kinh hoàng, cả ngôi làng đã bị tấn công bởi một lực lượng bí mật. Hậu quả để lại là toàn toàn bộ ngôi làng bị phá hủy, tất cả người dân đều bị bắt cóc, chỉ trừ 3 nhân vật JD Fenix, Delmont Del Walker và cuối cùng là cô gái trẻ Kait Diaz.
Trong GoW 4, người chơi sẽ phải đối mặt với một lực lượng đối nghịch mới cực kỳ lợi hại mang tên “The Swarm”. Ngoài ra, lối chơi của game còn tập trung khai thác môi trường bối cảnh khắc nghiệt, đặc biệt là sức gió với khả năng ảnh hưởng vũ khí, tầm bắn nên các game thủ sẽ phải luôn để ý tới địa hình cùng hoàn cảnh xung quanh.
Video đang HOT
Halo: Combat Evolved là phiên bản đầu tiên trong loạt trò chơi nhập vai hành động nổi tiếng Halo. Người chơi sẽ gia nhập lực lượng quân sự ưu tú và chiến đấu, bảo vệ trái đất khỏi những xẻ xâm lược ngoài hành tinh.
Halo được nhận xét là một trong các game hay và quan trọng nhất từ trước đến nay, thậm chí còn được so sánh với huyền thoại Half-Life của Valve. Các trang thông tin, tạp chí về game nổi tiếng như Gamespot, IGN, Edge,… đều cho Halo số điểm gần như tuyệt đối nhờ lối chơi, đồ họa, âm thanh ấn tượng và trên hết là phần chơi mạng tuyệt vời (phần chơi chiến dịch không được đánh giá cao vì cốt truyện có mô típ khá quen thuộc).
Từ khi lần đầu tiên được phát hành, Halo đã phá vỡ mọi kỉ lục bán ra của các tựa game trước đó. Tính đến ngày 5/9/2005, doanh số bán hàng của Halo đã đến 5 triệu bản trên toàn thế giới. Halo phổ biến đến mức đến tận bây giờ vẫn còn một cộng đồng chơi mạng đông đảo.
5) Titanfall
Khác với người kế nhiệm Titanfall 2, phần đầu tiên của dòng trò chơi này chỉ được phát hành độc quyền trên 2 nền tảng PC và Xbox chứ không hề có sự góp mặt của PlayStation. Đến với Titanfall, người chơi sẽ có cơ hội được tham gia vào những trận chiến nảy lửa giữa 2 phe Militia và IMC theo hình thức 6 vs 6. Mặc dù số lượng nghe qua có vẻ hạn chế hơn các tựa game bắn súng hiện nay như Call of Duty hay Battlefield, sự xuất hiện của các robot khổng lồ Titan cùng khả năng di chuyển cực kì linh hoạt ở mỗi nhân vật sẽ là đặc sản của dòng trò chơi này.
6) Forza Horizon 3
Thật không ngoa khi nói rằng, Forza Horizon 3 là tựa game đua xe có số lượng nội dung đồ sộ nhất trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại. Một thế giới mở rộng lớn mà trong đó, bạn không chỉ đóng vai trò là kẻ khám phá, mà còn điều hành nên một lễ hội thần tốc của riêng mình, với phần chơi đơn hỗ trợ cộng tác 4 người, Auction House, Storefront… và còn nhiều hơn thế nữa. Đối với những người mê xe, thật sự không có điều gì đáng để cản bước bạn đến với cuộc chơi của Forza Horizon 3.
7) Forza Motorsport 7 (chưa phát hành)
Forza Motorsport 7 sở hữu hơn 700 ô tô các loại. Mỗi chiếc ô tô đều được mô phỏng tỉ mỉ đến từng chi tiết và giống hết với các mẫu xe ngoài đời thực. Ngoài ra, bối cảnh của game cũng vô cùng rộng lớn với hơn 200 trường đua khác nhau tại 30 quốc gia trên toàn thế giới. Từ Đức, Mỹ, Pháp, Monaco đến Thượng Hải, Singapore, Malaysia và thậm chí có cả trường đua tại Châu Phi, tất cả đã tạo ra một thế giới đua xe hoàn mỹ, bóng bẩy và sống động tới từng chi tiết.
Theo GameK
Hóa ra đây là lý do game càng ngày càng nặng, download mấy ngày vẫn chưa xong
Rồi chẳng mấy chốc, những game mới rồi sẽ có dung lượng 80GB, 100GB... và những nạn nhân duy nhất của sự phát triển như thế này sẽ chỉ là chiếc ổ cứng đáng thương
Thời ông bà bố mẹ, đọc quảng cáo mấy bộ máy tính thời bấy giờ thực sự quá khập khiễng. Cái thời một cỗ máy tính để bàn to bằng nửa căn phòng ngủ có 48 KB RAM, CPU 450 MHz và 10MB ổ cứng được coi là một trong những siêu phẩm mà chỉ có các triệu phú mới dám mua về dùng thực chất đã qua được vài chục năm. Giờ đây ổ cứng ngày càng lớn, ngày càng khủng, dung lượng ngày càng cao, nhưng chúng ta vẫn cứ phàn nàn ổ cứng hết dung lượng, dù đã lắp hẳn một chiếc ổ... 4TB!
Như một trò đùa. Với khoản tiền này giờ đây bạn có thể lắp một case máy tính với i7, 32GB RAM và vài cái card đồ họa cực khủng
Hóa ra, lỗi lầm đều do game cả.
Năm 2016 là một năm nơi rất nhiều tựa game hay với dung lượng cực khủng xuất hiện. Càng ngày việc chơi game càng trở thành một gánh nặng cho những thiết bị lưu trữ máy tính. Không phải cấu hình yêu cầu, mà hóa ra chính dung lượng của game đang khiến ngày càng nhiều người không thể chơi được tựa game mà họ yêu thích. Thế rốt cuộc lý do vì đâu?
"Hàng rào" 50GB
Kỷ nguyên số là điều kỳ diệu nhất kể từ khi chúng ta có internet. Chuyển sang nền tảng Steam thay vì phải đi ra cửa hàng đĩa mua game đã khiến doanh thu game tăng lên đáng kể, và thậm chí những hãng game còn được hưởng lợi, đặc biệt là những nhà phát triển nhỏ không đủ vốn để chi trả cho chi phí in đĩa và quảng cáo.
Giờ đây nếu mọi game trong tài khoản Steam của tôi đều sử dụng đĩa, có lẽ tôi sẽ phải kiếm một căn phòng lớn hơn rất nhiều chỉ để cất những chiếc hộp cồng kềnh mà chỉ dùng một lần để cài vào máy tính.
Năm 2016 là thời điểm không ít game hay ra mắt, thế nhưng đồng nghĩa với đó là những game siêu nặng. Lấy ví dụ bộ đôi Call of Duty mới: Infinite Warfare và Modern Warfare Remastered. Hai tựa game có dung lượng tổng lên tới 120GB! Một game nặng 75GB, tựa game còn lại thì cũng chẳng kém phần long trọng.
Call of Duty năm ngoái nặng 75GB, bạn có còn nhớ không?
Hiểu một cách đơn giản, chỉ tính riêng Infinite Warfare, nếu nó ra mắt trong thời kỳ Xbox 360 và PS3, bạn sẽ cần 10 đĩa DVD để lưu trữ tựa game này, hay thậm chí là 2 đĩa Blu Ray dual layer cho PS3. Những tựa game khác cũng chẳng kém chút nào: Gears of War 4, 73GB. Forza Horizon 3: 50GB. Doom thì nặng tới 65GB, còn Hitman thì cũng tương tự với season 1 ra mắt đầy đủ ít lâu trước đây.
Vậy tại sao game càng lúc càng nặng? Lý do chính là những mô hình vật thể ở độ nét cao, cùng âm thanh nguyên bản đi kèm bản game, không được convert về định dạng nhẹ hơn để giữ chất lượng tốt nhất khi chơi game.
Trước đây, những tựa game nặng nhất chỉ có dung lượng khoảng 30GB. Đến khi Titanfall phiên bản đầu tiên ra mắt, nó có dung lượng khủng khiếp: 50GB. Thậm chí Respawn Entertainment còn phải ra mặt giải thích vì sao tựa game đó lại chiếm chỗ trên ổ cứng nhiều đến như vậy.
Giờ đây 50GB chẳng phải là điều gì khó hiểu nữa, nhưng đồng nghĩa với việc chúng ta phải bỏ thêm tiền mua về những chiếc ổ cứng dung lượng cao hơn. HDD vài TB là chuyện bình thường, nhưng muốn game chạy mượt, load nhanh thì SSD là thứ phải có. Hầu hết game thủ giờ đây đều dùng ổ cứng thể rắn với dung lượng 250 hoặc cùng lắm là 500GB. Điều này nghĩa là bỏ qua những thứ như hệ điều hành và những phần mềm cần thiết, bạn sẽ chỉ còn chỗ cài nhiều nhất là 4 hoặc 5 tựa game mà thôi!
Lỗi ở chính chúng ta chứ còn ai vào đây được nữa. Chúng ta muốn game có đồ họa đẹp, thì đổi lại sẽ là những file texture với dung lượng khủng khiếp. Chính phần hình ảnh và âm thanh của một tựa game chiếm tuyệt đại đa số không gian của một bộ cài game.
Nó dẫn tới một thực tế khác. Không phải ai cũng có đường truyền internet tốt. Ngay cả ở nước Mỹ, một số người muốn tải game với dung lượng 50GB cũng phải mất cả ngày. Gói cước càng thấp thì tốc độ tải game cũng sẽ xuống theo, và việc download một game mất vài ngày cũng chẳng phải là chuyện chỉ riêng người Việt mới hiểu.
Ấy là chưa kể, trong mùa game hè và cuối năm, chỉ trong 1 tuần có thể có tới 4 tựa game mới ra mắt. Cứ vài ngày lại phải download 50GB dữ liệu từ trên internet về máy là một gánh nặng đúng nghĩa đen, ngay cả khi bạn có một cỗ máy tính khủng để chơi mượt mọi game trên đời.
Khoảng dung lượng thừa thãi
Hãy nói đến chuyện chơi game crack, dù nó không phù hợp và liên quan cho lắm đến chủ đề chúng ta bàn bạc ngày hôm nay. Với game crack, bạn sẽ không chơi được mục multiplayer, với hầu hết game bản quyền. Thế nhưng những bản game crack vẫn đầy đủ nội dung và đồng nghĩa với đó là dung lượng vẫn chẳng kém cạnh gì game bản quyền bình thường. Vậy nghĩa là bạn download vài chục GB game về máy chỉ để chơi một nửa trong số đó đúng không nào?
Khi bạn chơi game với chiếc card đồ họa GTX 1060 trên màn hình full HD, bạn có thực sự cần tới gói texture dành cho màn hình 4K hay không? Hoặc nếu bạn chỉ chơi game bằng tiếng Anh, thì cài đặt vài GB ngôn ngữ khác để làm gì?
Trên máy tính, có không ít phần mềm cho phép bạn lựa chọn và bỏ không cài đặt những tính năng rườm rà thừa thãi. Thế nhưng buồn thay, game ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có được những tính năng giúp chúng ta có thể giải phóng một phần rất lớn ổ cứng như thế này. Lấy ví dụ hiếm hoi, Shadow of Mordor cho phép bạn có thể không cài gói "HD content" để giữ game nhẹ hơn. Hay với Fallout 4, gói texture mới của tựa game này có dung lượng gần 60GB và hoàn toàn có thể cài hoặc không mà chơi game vẫn mượt mà như bình thường.
Trong khi đó, Call of Duty, kể từ thời Modern Warfare II đã tách đôi hai phiên bản chơi đơn và chơi mạng để bạn có thể cài tự do một trong hai phiên bản của mỗi tựa game với nhu cầu riêng. Thế nhưng làm như thế này lại khiến thư viện game Steam trở nên rườm rà và rắc rối trong khi tìm kiếm.
Rồi chẳng mấy chốc, những game mới rồi sẽ có dung lượng 80GB, 100GB... và những nạn nhân duy nhất của sự phát triển như thế này sẽ chỉ là chiếc ổ cứng đáng thương và đường truyền internet của chúng ta mà thôi.
Theo GameK
Điểm mặt 30 tựa game hay nhất mọi thời đại (phần 3) Dựa vào điểm số tổng hợp trên Metacritic, đây chính là 30 tựa game hay nhất mọi thời đại mà bạn không nên bỏ qua. 14) NFL 2K1 Hệ máy: Dreamcast Năm phát hành: 2000 Hãng sản xuất: Sega Điểm số trên Metacritic: 97/100 NFL 2K1 là tựa game mô phỏng bộ môn bóng bầu dục Mỹ (American football). Trò chơi được Sega...