Top những món không thể bỏ lỡ khi tới Hạ Long
Đến với Hạ Long, du khách không những có cơ hội khám phá dãy núi đá vôi trùng điệp nhô lên khỏi mặt biển tĩnh lặng và những hang động đá vôi tuyệt đẹp, mà còn được thưởng thức những món ăn được chế biến từ những sản vật nổi tiếng nơi đây như: mực, cù kỳ, ngao, ngán, bề bề, sá sùng,…
Chỉ cần nghe thấy những cái tên đó thôi cũng đủ khiến con người ta ngất ngây bởi những hương vị độc nhất mà chúng mang lại.
Có thể nói chính môi trường và sinh thái của biển Hạ Long đã tạo nên những sản vật độc đáo mà chỉ khi đến Hạ Long ta mới cảm nhận được sự độc đáo đó.
Đứng đầu danh sách các món ngon Hạ Long phải nói đến chả mực. Chả mực là một đặc sản của người dân xứ than và vinh dự nằm trong top 10 của bảng xếp hạng những món ngon nhất châu Á. Đến Hạ Long dù đi bất cứ quán ăn nào du khách cũng được chủ quán giới thiệu về món ăn này. Thậm chí, từ xa cũng có thể ngửi thấy hương thơm sực nức của chả ngay từ khi còn nằm trên chảo rán. Khi thưởng thức từng miếng chả màu vàng ruộm tự nhiên ấy, sẽ cảm thấy được độ giòn, dai và vị ngon ngọt của mực tươi. Chả mực ăn kèm với xôi trắng là ngon nhất. Hương của nếp mới hòa quyện với mùi chả tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn.
Chả mực Hạ Long có thể kết hợp với nhiều món (Ảnh: Internet)Sam
Một cái tên rất mĩ miều. Sam biển cùng dòng họ với nhà cua, cũng có mai và càng nhưng to hơn. Điều thú vị là những con sam thường đi thành từng cặp, con cái cõng con đực trên lưng, nên khi đánh bắt, người ta thường bắt được một cặp. Người dân ở đây nói ăn một con dễ bị lạnh bụng nên khi chế biến thường người ta cũng làm một cặp để bán. Sam có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: sam hấp, sam xào miến, sụn sam nước, gỏi sam, trứng sam chiên giòn,…
Sam trứng nướng (Ảnh: Internet)Sá Sùng
Sá sùng còn được gọi với cái tên là giun biển hay sâu biển, là một loại hải sản khá đắt đỏ chỉ có ở đảo Quan Lạn. Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua được “nỗi sợ” về hình dáng hay tên gọi của loài thủy sản này thì bạn sẽ được thưởng thực ngon có 1 – 0 – 2 như: sá sùng xào chua ngọt, sá sùng chiên giòn,…
Bánh gật gù
Loại bánh với cái tên kì lạ này có hình dáng gây nhiều tranh cãi, người thì cho rằng gật gù giống bánh phở, người khác lại cho là bánh ướt. Bởi bánh được cuộn tròn lại thành một cuộn dài, khi cầm lên ăn thì gật lên gật xuống nên được gọi là bánh gật gù. Bánh ăn kèm với nước mắm chưng mỡ gà và hành phi, có quán còn bán bánh với thịt kho tàu được tẩm ướp kĩ càng.
Bánh gật gù (Ảnh: Internet)Bề bề
Một trong những cái tên góp mặt trong danh sách những món ngon của ẩm thực Hạ Long là bún bề bề. Bề bề được người miền Nam gọi là tôm tích. Thịt bề bề tươi sống được lấy từ vùng biển Quảng Ninh. Sau khi sơ chế, người ta lấy vỏ bề bề nấu cùng xương ống làm nước dùng. Trong một tô bún bề bề còn có các nguyên liệu khác như cải ngọt, cà chua, tôm sắt nõn và các loại rau thơm khác giúp làm tăng hương vị của món ăn.
Bún bề bề Hạ Long (Ảnh: Internet)Ngán
Video đang HOT
Tên nghe có vẻ “chán đời” nhưng thực chất lại là một trong những đặc sản ẩm thực Hạ Long, đặc biệt là khi được chế biến thành món bún xào ngán. Thịt ngán có vị cay nồng ăn rất lạ, khi dùng với nấm và mộc nhĩ lại càng tăng thêm vị thơm đặc trưng của món. Ngoài ra, ngán còn được chế biến thành các món đặc trưng như: ngán hấp. ngán nướng, rượu ngán còn rất bổ nữa. Món ăn tên ngán nhưng không hề ngán chút nào đâu nhé!
Ngán nướng Hạ Long (Ảnh: Internet) Gà đồi Tiên Yên
Gà đồi Tiên Yên chính là món ăn không thể bỏ lỡ mỗi lần tới Hạ Long. Gà ở Tiên Yên được thả trên các triền đồi để tự kiếm thức ăn, mỗi ngày chúng lang thang kiếm ăn nên thịt rất dai, săn chắc và có vị thơm, béo ngậy mà không hề ngán. Gà đồi Tiên Yên được chế biến thành nhiều món song món gà luộc vẫn là lựa chọn ưu tiên của du khách khi thưởng thức đặc sản này.
Gà đồi Tiên Yên luộc (Ảnh: Internet)
Đến Hạ Long, bạn không chỉ được mãn nhãn với vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn được thưởng thức nét ẩm thực riêng biệt không phải vùng biển nào cũng có được.
Theo Inside
Những loại bánh có tên gọi cực kỳ lạ và độc đáo ở Việt Nam
Trên khắp các vùng miền Việt Nam, đâu đâu cũng có nhiều loại bánh ngon. Trong đó không thể không nhắc đến những chiếc bánh có tên độc đáo, gây ấn tượng cho thực khách bốn phương cần khám phá.
Bánh gật gù
Đây là đặc sản của Quảng Ninh. Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Thường thì gạo được ngâm qua đêm cho ngấm đủ nước, vớt ra để ráo rồi nghiền thành bột. Lúc nghiền bột cho thêm một ít cơm nguội vào để khi tráng bánh vừa phồng xốp, dẻo lại vừa mềm mịn. Miếng bánh dẻo quẹo, ăn ngon nhất khi còn nóng và chấm cùng nước mắm
Người dân vùng này truyền lại rằng, ngày xưa khi thưởng thức những chiếc bánh đậm đà, phồng xốp và dẻo mịn thì cứ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Bởi thế mà từ ấy, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được phổ biến cho đến hiện nay.
Bánh đập
Bánh đập hay có vùng còn gọi là bánh chập, một món bánh đơn sơ, giản dị nhưng lại làm nên tên tuổi cho ẩm thực Hội An. Đây là sự kết hợp đặc biệt giữa bánh ướt và bánh tráng nướng tạo nên một món ăn vừa gion giòn, vừa dẻo thơm. Tráng đều bên trong là lớp mỡ hành beo béo, còn nếu muốn ăn no thì cứ thêm thịt nướng, lòng lợn...
Nhưng không thể nào bỏ qua chén mắm nêm đặc trưng của người miền Trung. Chiếc bánh tròn được "đập" làm đôi cứ thế mà lan toả vị giòn, dẻo và đậm đà khắp khuôn miệng, làm thực khách cứ mãi vấn vương.
Bánh uôi
Chiếc bánh uôi giản dị được làm bằng bột nếp nhưng là món đặc sản của người Mường và không thể thiếu được trong mâm cỗ của người nhiều gia đình ở Hòa Bình. Người xứ Mường quan niệm, bánh uôi tượng trưng cho tình yêu, tình vợ chồng hay tình đoàn kết nên thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: bánh tình yêu, bánh cặp...
Bánh rất thơm, dẻo, vỏ bánh trắng ngần, nhân bánh ngọt mát từ đậu xanh hay hạt nho nhe. Nếu thưởng thức những chiếc bánh mặn, bạn sẽ thấm được hương sắc núi rừng trong từng chút thịt được gói trong bánh.
Bánh cóng
Bánh cóng (hay còn gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng được bán ở hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Người Nam Bộ đều gọi là bánh cóng cho dễ nhớ do khuôn bánh có hình dạng giống như chiếc cóng - một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của các quầy tạp hóa ngày trước.
Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà gia vị lại còn man mát cay cay hăng hăng các loại rau.
Bánh ít
Một món bánh có tên ngộ nghĩnh không kém là bánh ít, món ăn phổ biến ở cả ba miền. Mặc dù hình dáng và nhân có thay đổi chút ít khi "ngao du" khắp nơi nhưng điểm chung của chúng là vỏ bánh làm từ bột nếp và bột đậu xanh. Bên trong lớp vỏ dẻo mịn ấy có thể là nhân ngọt với đậu xanh, dừa... hoặc đậm đà vị mặn của thịt, trứng, lạp xưởng...
Nếu người miền Bắc gói bánh bằng lá gai và có hình tam giác hay vuông thì bánh ít của người miền Trung lại mang dáng trụ dài. Còn về miền Nam, lá chuối tươi sẽ được dùng để làm vỏ bánh và chúng có kiểu tháp to và đầy đặn hơn. Bánh ít có thể ăn chơi tiếp vị nhưng vào những ngày lễ Tết thì đây lại là món đồ cúng truyền thống trên mâm cỗ.
Bánh hỏi
Bánh hỏi là một món ăn đặc sản có rất nhiều ở Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định của Việt Nam, bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ.
Bánh hỏi thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.
Bánh vạc
Bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo. Nhân bánh chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm. Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng, rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp bánh vào vỉ hấp khoảng 5 đến 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông rất hấp dẫn.
Bánh tai
Bánh tai là tên gọi loại bánh nổi tiếng của tỉnh miền núi Phú Thọ - món bánh làm nức lòng bao khách phương xa thưởng thức. Nghe nói, bánh tai trước kia được gọi là bánh trai vì bánh được nặn theo hình con trai, sau đó được gọi tắt là bánh tai. Bánh được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn với công thức và những nguyên liệu đặc biệt khác.
Khi ăn, phải nếm chậm rãi, cắn từng miếng nhỏ mới có thể cảm nhận hết được hương vị trong từng miếng bánh. Thưởng thức xong rồi mà mùi thơm của bánh vẫn còn phảng phất đâu đây mãi chẳng rời.
Bánh tro
Bánh tro còn được biết đến với cái tên khác như là bánh gio, bánh nẳng, thường được bày bán trong các dịp Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.
Người ta phải rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng mùi khói bếp. Bánh mềm mịn, man mát hòa quyện với vị ngọt của mật mía rồi tan ra, ôm trộn cả vị giác.
Bánh ướt
Nghe nói, nguồn gốc xuất xứ của bánh là từ Trung Quốc, nhưng khi vào Việt Nam ở từng vùng khác nhau, bánh ướt lại được chế biến rất sáng tạo và mang từng hương vị độc đáo riêng. Ở ngoài Bắc thì bánh ướt chính là bánh cuốn.
Bánh ướt có đặc điểm thường là không có nhân được bán rất nhiều trong các chợ của Huế. Bánh được chấm với nước mắm chua ngọt. Tuy nhiên, vì thơm ngon nên thứ bánh này được du nhập tới nhiều nơi, nhất là Sài Gòn.
Bánh răng bừa
Bánh răng bừa (có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá), riêng người Thanh Hóa gọi tên như thế vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống của người xứ Thanh thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.
Bánh răng bừa nóng hổi, cùng lớp bột tẻ mềm, mịn trắng pha lẫn chút màu xanh của lá với phần nhân hành thịt thơm nức mũi chấm chìm vào nước pha loãng rồi chậm rãi cho lên miệng thưởng thức. Có lẽ, lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được bao nhiêu tinh hoa của đất, của trời được tích tụ trong chiếc bánh.
Bánh ngải
Món bánh nghe có vẻ "bùa ngải" như thế nhưng lại là một món ăn rất hấp dẫn và lạ vị của dân tộc Tày (Lạng Sơn). Hương vị tạo nên điểm nhấn của bánh ngải chính là lá ngải cứu được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo. Đi cùng với lớp vỏ dẻo dai, thơm lừng là nhân vừng đen bùi ngọt khi kết hợp với đường phèn.
Bánh ngải có hình tròn và dẹt, bắt mắt trong màu xanh thẫm. Không chỉ đem lại hương vị thơm lừng, mát lành mà món bánh còn có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Bởi vì, ngải cứu luôn là một bài thuốc thiên nhiên được người Tày vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Theo Giadinh
Những món ăn 'chưa thử chưa biết' Hạ Long Nếu đặt chân đến thành phố biển Hạ Long (Quảng Ninh), bạn hãy ghi nhớ loạt món ngon nên thưởng thức vì vùng đất này có rất nhiều đặc sản hấp dẫn. Bánh gật gù khá giống với bánh phở miền Bắc và bánh ướt ở miền Nam. Loại bánh này được cuộn tròn lại, khi ăn, chấm với nước mắm chưng mỡ...