Top những địa điểm lý tưởng chinh phục bằng dù lượn dành cho du khách
Du lịch mạo hiểm: Núi Viên Nam, Hà Nội
Không chỉ là địa danh gắn liền với dấu mốc lịch sử của dân tộc qua những cuộc khởi nghĩa chống Pháp, núi Viên Nam còn là địa điểm lý tưởng cho ai yêu thích dù lượn.
Du lịch mạo hiểm cùng trải nghiệm du lượn tại núi Viên Nam.
Núi Viên Nam thuộc xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội có đỉnh cao 1.031m so với mực nước biển vừa có thẳng cảnh đẹp lại sở hữu địa hình thích hợp để cánh dù bay lượn trên không trung, cho ta thỏa thuê tầm nhìn về dải đồng lúa xanh rì hòa cùng rừng cây. Người chơi dù lượn phải mất chừng 30 phút để leo đến đỉnh núi và bắt đầu cuộc du ngoạn trên bầu trời của mình.
Hấp dẫn với trải nghiệm du lịch mạo hiểm núi Viên Nam.
Du lịch mạo hiểm: Núi Bái Nhạ, Hòa Bình
Thêm một địa điểm nhảy dù đẹp nhất miền Bắc được ưa thích, đó chính là đỉnh Bái Nhạ nằm ở xã Ngọc Sơn thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Bái Nhạ sừng sững trước không gian đại ngàn màu xanh của núi đồi, cỏ cây, khoan thoai hứng luồng gió trời lồng lộng mang theo hương vị của đất trời.
Địa hình Hòa Bình rất phù hợp cho các hoạt động du lịch mạo hiểm.
Chính vì thế, người chơi du lượn cực kỳ thích đến Bái Nhạ để tung mình vào không trung, bắt lấy hình ảnh bé nhỏ của mình giữa thinh không vời vợi dù quãng đương leo núi có cực nhọc đến đâu thì cũng chỉ còn lại niềm hạnh phúc vô bờ. Đây cũng là nơi tổ chức cuộc thi dù lượn hằng năm giữa các nước trong khu vực.
Núi Bái Nhạ – địa điểm du lịch mạo hiểm thu hút du khách ưa khám phá.
Du lịch mạo hiểm: Mù Cang Chải, Yên Bái
Video đang HOT
Bức họa vừa thơ mộng vừa trữ tình ở Mù Căng Chải
Trải nghiệm du lịch mạo hiểm hút khách tại Mù Cang Chải
Mù Cang Chải trong làn sương mờ Tây Bắc, Mù Cang Chải như cô gái mới lớn xúng xính trong những lớp áo vàng xanh nương ruộng bậc thang cuốn hút người lữ khách phương xa. Và có cả một Mù Căng Chải mê đắm trong những thước phim được ghi lại từ chiếc dù lượn đang thả vào thinh không.
Bay trên Mù Căng Chải
Có độ cao hơn 1.000m, Mù Căng Chải đã thu hút không ít người du lịch Yên Bái, trong đó có nhiều người tìm đến để chơi dù lượn. Mải mê theo dòng gió vùng cao, lượn khắp núi đồi, làng mạc, mê li cảnh sắc đầy thi vị, trữ tình. Thời tiết ở Mù Căng Chải khá ổn để thực hiện dù lượn.
Vẻ đẹp Mù Cang Chải qua góc nhìn du lượn
Cùng ngắm nghía thật kĩ một mùa vàng ở Mù Căng Chải qua góc nhìn từ chiếc dù lượn trên cao của người phượt thủ nhé!
Du lịch mạo hiểm: Núi Linh Trường, Thanh Hóa
Nếu là một người chơi dù lượn đã dày dạn kinh nghiệm, đừng bỏ qua “sân chơi” tại núi Linh Trường, Thanh Hóa. Được ôm trọn từ rừng thông bạt ngàn cùng với đường chạy khá hẹp và độ dốc khá lớn, núi Linh Trường là nơi “khó nhằn” không chỉ với khách du lịch Thanh Hóa mà cả người chơi dù lượn.
Nếu là người ưa thích du lịch mạo hiểm, đừng bỏ qua Linh Trường
Thế nhưng, khi thả mình từ đỉnh có độ cao 210m, ta sẽ không bao giờ hối hận vì đã bỏ công sức đến đây. Cánh đồng xanh hiền hòa với dòng kênh lấp lánh ánh bạc lướt qua, cánh đồng muối trắng thu nhỏ trong tầm mắt, xa xa là bãi biển tít tắp với hàng phi lao già đang rung mình trước gió. Tất cả thật nên thơ, thật quyến rũ.
Trải nghiệm thả mình vào khoảng không tại núi Linh Trường.
Những địa dành du lịch mạo hiểm kể trên chắc hẳn là gợi ý không thể bỏ qua với những du khách ưa thích những trải nghiệm mạnh cùng cảm giác hòa mình với thiên nhiên.
Nếu đã nhàm chán với những chuyến du lịch thông thường, bạn có thể thử thách mình với chuyến du lịch mao hiểm cùng trải nghiệm dù lượn và chinh phục những điểm đến mới trong chuyến đi của mình.
Một ngày citytour ở trung tâm thành phố Quy Nhơn
Thành phố biển Quy Nhơn có không ít điểm du lịch thú vị luôn mở cửa tự do cho du khách. Bạn sẽ có một chuyến du ngoạn tiết kiệm mà không kém phần đặc sắc bằng cách thuê một chiếc xe máy và tự do khám phá các điểm đến không giới hạn.
Khởi đầu ngày mới bằng cách đi dạo đón ánh bình minh và hít thở không khí trong lành tại bãi biển Quy Nhơn sẽ giúp bạn thêm tràn trề năng lượng để bắt đầu ngày dài khám phá những điểm đến ở thành phố Quy Nhơn.
Bãi biển Quy Nhơn kéo dài 5 km từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng chạy dài theo hình vầng trăng khuyết, bạn có thể thả bộ thư giãn hít thở và cảm nhận hương vị của biển, hòa mình vào làn nước trong xanh nô đùa cùng những con sóng, phơi mình trên bãi cát trắng mịn mà hoặc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như: bóng chuyền, bóng đá, thả diều, nhảy dù hay lướt ca nô trên những con sóng bạc đầu...
Trên bãi cát vàng chạy dài theo bờ biển là những dịch vụ ăn uống, thư giãn. Đặc biệt, bãi tắm gần với con phố ẩm thực hải sản Xuân Diệu, du khách có thể vừa tắm biển vừa thưởng thức hải sản ngon tuyệt tại đây.
Biển Quy Nhơn
Tiếp tục đi dọc theo con đường Xuân Diệu và chạy tiếp theo đường An Dương Vương, Hàn Mặc Tử bạn sẽ bắt gặp thắng cảnh Ghềnh Ráng tiên sa. Với khí hậu mát lành và phong cảnh hữu tình, nơi đây được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát từ năm 1927.
Dưới chân đồi Ghềnh Ráng, bên bờ gành là bãi tắm độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵn, dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu khi về đây nghỉ mát nên còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc mà tạo hóa đã ban tặng cho Ghềnh Ráng như bãi tắm độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵn như những quả trứng khổng lồ. Bên cạnh sườn đồi là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử - một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam.
Sau khi khám phá vẻ đẹp của thắng cảnh Ghềnh Ráng, bạn có thể đổi gió khi tiếp tục chạy theo con đường Quy Nhơn - Sông Cầu để đến Tổ hợp Không gian khoa học. Bạn sẽ có được những trải nghiệm thực tế với các nhà mô hình vũ trụ, đài quan sát thiên văn... Đây là "điểm hẹn" tuyệt vời khơi gợi niềm đam mê khám phá, giúp học sinh, giới trẻ học tốt hơn các môn khoa học ở trường. Ngoài ra, tại Tổ hợp Không gian khoa học còn có một không gian rộng và thân thiện với quán cà phê, góc đọc sách, thư viện khoa học cộng đồng và bán hàng lưu niệm dành cho khách tham quan...
Toàn cảnh Tổ hợp không gian khoa học
Nằm bên cạnh Tổ hợp không gian khoa học là Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE). Trung tâm là công trình duy nhất ở Việt Nam là nơi gặp gỡ, chia sẻ của giới khoa học trong và ngoài nước, khởi đầu cho việc đặt nền móng hợp tác khoa học giữa Việt Nam và nước ngoài.
Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE)
Trung tâm tọa lạc tại bãi biển Quy Hòa, một vị trí khá thơ mộng và hữu tình, với cảnh quan thiên nhiên đầy quyến rũ được bao quanh bởi những rặng dừa, vách đá và dòng sông. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng khối kiến trúc cổ điển tao nhã hòa hợp với không gian cây xanh và màu sắc tự nhiên xung quanh mang tinh thần của một địa điểm dành cho nghiên cứu với đặc trưng trầm tĩnh. Đến đây, nếu may mắn bạn sẽ có dịp gặp gỡ các nhà Nobel nổi tiếng trên thế giới.
Thế là đã hết vèo một buổi sáng với các điểm đến thú vị, để lấp đầy khoảng trống trong bụng và tiếp thêm năng lượng cho buổi chiều, bạn có thể ghé đến các quán gà chỉ dọc Quốc lộ 1D trên đường về lại trung tâm thành phố Quy Nhơn. Gà ở đây vừa tươi ngon, chế biến đậm đà mà giá cả cũng phải chăng.
Tiếp tục cuộc hành trình buổi chiều, bạn có thể đến viếng cảnh Chùa Long Khánh. Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm phật giáo lớn của Bình Định, là nơi sinh hoạt lễ bái của giới tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch của du khách gần xa. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1715. Hiện nay chùa còn lưu giữ một số đồ vật quý như: Thái Bình Hồng Chung (Khánh đồng) được đúc vào năm 1805 (triều Gia Long), tấm biểu trưng: Long Khánh Tự được làm vào năm 1813...Chùa có cảnh quan yên bình, thoáng đãng cộng thêm tiếng chuông mõ kinh kệ sẽ giúp du khách trút bỏ mọi phiền muộn, tìm được cảm giác nhẹ nhàng lắng đọng.
Tháp Đôi
Điểm đến tiếp theo cũng không kém phần thú vị chính là Tháp Đôi. Tháp Đôi là một trong những ngôi tháp nằm gần thành phố Quy Nhơn nhất (cách trung tâm Tp. Quy Nhơn khoảng 2km).
Với những nét kiến trúc độc đáo, lâu đời, cổ kính tháp Đôi được xếp vào loại "độc nhất vô nhị" của kiến trúc Chămpa. Tháp được xây vào khoảng cuối thế kỷ 12, một lớn một nhỏ, đứng kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Đến tháp Đôi vào buổi chiều, bạn sẽ được chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật-tôn giáo độc đáo từ trí tuệ và bàn tay tài hoa của người Chăm xưa, ngậm ngùi trước phế tích còn lại của một vương triều đã mất chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều điều thú vị.
Quy Nhơn về đêm khá yên bình và thoáng đãng, bạn hãy dành một chút thời gian để thưởng thức các món ẩm thực nổi tiếng của nơi đây. Tiếp tục chạy đến con đường Ngô Văn Sở là bạn có thể bắt gặp nhiều hàng quán ăn vỉa hè đầy bắt mắt, bạn có thể thoải mái thưởng thức các món như: nem chua nướng, chả cá nướng cuốn rau răm, bánh xèo, bún cá...
Nếu muốn thưởng thức hải sản thì bạn có thể chạy đến con đường Xuân Diệu với nhiều nhà hàng sang trọng chế biến hải sản tươi sống mà giá cả hợp lý.Sau khi thưởng thức xong các món ẩm thực miền đất võ, bạn có thể kết thúc cho một ngày dài khám phá thành phố Quy Nhơn bằng cách ngồi trên một chiếc xe ngựa và dạo một vòng thành phố Quy Nhơn về đêm, đó chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm cực kỳ thú vị mà bạn không thể quên.
Quy Nhơn về đêm
Quy Nhơn còn khá nhiều điểm tham quan du lịch thú vị như biển Quy Hòa, đầm Thị Nại, tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành, nhà thờ chánh tòa ... bạn hãy đến và sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, yên bình và hấp dẫn ở nơi đây cũng như sự thân thiện, mến khách của con người miền biển nhớ.
Bản Xà Phìn đẹp như một miền cổ tích ẩn mình dưới chân núi Tây Côn Lĩnh Có một bản người Dao (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) nằm nép mình dưới đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, sương mù bao phủ quanh năm. Cung đường uốn lượn như dải lụa cùng những nếp nhà sàn mái cọ rêu phong. Sự thân thiện, hiếu khách của người dân hòa cùng những nét văn hóa truyền thống đậm...