Top Glove dự báo giá găng tay cao su sẽ tăng cao do thiếu hụt nguồn cung
Công ty sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới Top Glove Corp của Malaysia ngày 25/11 cho biết, việc thiếu hụt nguồn cung có thể khiến giá găng tay cao su y tế tăng cao.
Sau khi doanh nghiệp này buộc phải đóng cửa một số nhà máy do hàng nghìn nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Sản xuất găng tay tại một nhà máy của Top Glove ở Selangor, Malaysia. Ảnh: Bloomberg
Trong một thông báo, Top Glove cho hay công ty này chưa nhận được bất kỳ lời đề nghị hủy đơn hàng nào và dự kiến đợt bùng phát dịch tại các nhà máy của họ sẽ được kiềm chế trong vòng một tháng tới.
Malaysia hiện sản xuất gần 70% lượng găng tay cao su y tế trên thế giới, và nhu cầu về mặt hàng này trên toàn cầu đã tăng cao trong đợt đại dịch, giúp các nhà sản xuất như Top Glove Corp đạt lợi nhuận kỷ lục.
Các nhà máy của Top Glove ở Klang, cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 40km, đang phải đối mặt với đợt bùng phát lớn nhất của đại dịch COVID-19. Giới chức địa phương đã phải thực hiện các biện pháp cần thiết để sàng lọc và cách ly, và các nhà máy của Top Glove sẽ phải đóng cửa theo từng giai đoạn. Những nhà máy bị ảnh hưởng chiếm khoảng 50% tổng công suất sản xuất của Top Glove.
Hiệp hội Các nhà Sản xuất Găng tay Cao su Malaysia lên tiếng trấn an rằng chính phủ sẽ điều chỉnh khả năng sản xuất để giải quyết tình trạng thiếu hụt tạm thời và sẽ không có bất kỳ sự gián đoạn nghiêm trọng nào đối với sản phẩm hiện đang được cung cấp rộng rãi trên thế giới.
Trước đó, ngày 24/11, Top Glove dự kiến hoạt động giao hàng sẽ bị trì hoãn và doanh thu sẽ bị ảnh hưởng trong năm tài chính 2021. Top Glove có khoảng 16.000 nhân viên làm việc tại các nhà máy và điều hành 47 nhà máy ở Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, với 36 nhà máy trong số đó sản xuất găng tay.
Giá cổ phiếu của Top Glove đã giảm 7,5% trong phiên ngày 24/11 và giảm thêm 3% trong phiên 25/11.
COVID-19 tại ASEAN hết 5/11: Indonesia trên 4.000 ca/ngày; Số ca mắc ở Myanmar, Malaysia chưa giảm
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 5/11, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận 7.680 ca mắc COVID-19 và 159 ca tử vong, nâng tổng số người mắc tại ASEAN từ đầu dịch lên 973.444 ca, trong đó 23.511 người tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Ba quốc gia là Indonesia, Malaysia và Philippines ghi nhận thêm hàng nghìn ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 5/11.
Indonesia tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Đông Nam Á với 4.065 ca nhiễm mới (cao nhất trong 3 nước nói trên), nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 lên 425.796 người, trong đó 14.348 người đã tử vong.
Video đang HOT
Nhân viên y tế hướng dẫn các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tập thể dục buổi sáng tại Karawaci, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Philippines thông báo thêm 1.594 ca nhiễm và 42 ca tử vong mới. Hiện nước này có tổng số ca nhiễm (389.725 ca) và số ca tử vong (7.409 ca) cao thứ hai Đông Nam Á.
Bộ Y tế Malaysia cùng ngày thông báo có 1.009 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 36.433 ca. Tổng số bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại quốc gia này hiện là 277 người.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Yangon, Myanmar. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình hình tại Myanmar cũng không mấy khả quan khi ghi nhận 995 ca mắc mới và 22 ca tử vong trong ngày 5/11. Tổng số ca mắc ở Myanmar đã là 57.935 ca, trong đó 1.352 người chết.
Singapore và Thái Lan ghi nhận dưới 10 ca mắc trong ngày 5/11.
Thái Lan gia hạn đóng cửa biên giới phía Tây với Myanmar
Người dân xếp hàng chờ kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại cây cầu hữu nghị ở biên giới Thái Lan - Myanmar tại Mae Sot, tỉnh Tak ngày 29/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức Thái Lan cho biết nước này sẽ tiếp tục đóng cửa khẩu Đèo Ba ngôi đền (Three Pagodes Pass), tuyến đường nối huyện Sangkhla Buri của tỉnh Kanchanaburi với thị trấn Payathonzu thuộc bang Karen của Myanmar đến ngày 16/11 do diễn biến phức tạp của COVID-19 ở Myanmar.
Theo lệnh mới ban hành, việc qua lại cửa khẩu biên giới này bằng xe tải chở hành hóa và các phương tiện vận tải hàng hóa khác sẽ bị cấm hoàn toàn. Những người cố tình vào lãnh thổ Thái Lan qua các đường mòn, lối mở tự phát dọc biên giới hai nước sẽ bị phạt tối đa một năm tù hoặc 100.000 bath hoặc cả hai hình phạt.
Campuchia xét nghiệm 628 người tiếp xúc Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen (giữa) chứng kiến lễ ký hợp tác giữa Campuchia và Hungary nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Péter Szijjártó (trái) tại Phnom Penh, Campuchia ngày 3/11. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Campuchia ngày 5/11 thông báo đã tiến hành xét nghiệm 628 trường hợp tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Péter Szijjártó thăm Campuchia và tất cả đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Bộ Y tế Campuchia cho biết sau khi nhận được thông tin xác nhận ông Szijjártó dương tính với COVID-19, Bộ đã tiến hành xác định và cách ly các trường hợp có tiếp xúc với ông Szijjártó trong thời gian ông ở thăm Campuchia ngày 3/11. Tính đến 23h ngày 4/11, Campuchia thông báo xác định tổng cộng 628 trường hợp tiếp xúc với Bộ trưởng Szijjártó, trong đó có Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen cùng Phu nhân. Tất cả các trường hợp này đều đã được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 và đều có kết quả âm tính. Hiện Bộ Y tế Campuchia vẫn tiếp tục theo dõi những trường hợp này, đồng thời kêu gọi người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Đoàn đại biểu cấp cao Hungary do Bộ trưởng Szijjártó dẫn đầu thăm chính thức Campuchia trong ngày 3/11. Trong chuyến thăm, ông Szijjártó đã gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Prak Sokhonn, Bộ trưởng Thương mại Pan Sorasak, Bộ trưởng Nông Lâm Ngư nghiệp Veng Sakhon và nghị sĩ quốc hội Suos Yara. Theo thông cáo báo chí do Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia phát đi chiều 4/11, Bộ trưởng Szijjártó cùng các thành viên trong phái đoàn Hungary đã được xét nghiệm và có giấy xác nhận không mắc COVID-19 trước khi rời Campuchia. Tuy nhiên, khi phái đoàn tới Bangkok (Thái Lan) tối 3/11 sau khi kết thúc chuyến thăm Campuchia, Bộ trưởng Szijjártó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo Bộ Y tế Campuchia, tính tới hết ngày 5/11, nước này ghi nhận tổng cộng 292 ca mắc COVID-19, 286 bệnh nhân đã được chữa khỏi, còn 6 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Khmer-Xô Viết ở thủ đô Phnom Penh.
Tỷ lệ thất nghiệp của Indonesia cao nhất kể từ năm 2011
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến tiêu dùng tại Indonesia. Ảnh: Reuters
Số liệu của Cơ quan thống kê Indonesia (BPS) công bố ngày 5/11 cho biết tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011 do đại dịch COVID-19 khiến 2,67 triệu người mất việc làm.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, tỷ lệ thất nghiệp của Indonesia đạt 7,07%, tăng so với mức 5,23% của cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng có 9,77 triệu người thất nghiệp, tăng 37,61% so với cùng kỳ năm 2019.
Phát biểu họp báo trực tuyến, người đứng đầu BPS, ông Suhariyanto cho hay đại dịch đã tác động bất thường đến thị trường lao động, ảnh hưởng đến khoảng 29,12 triệu người, tương đương 14,2% lực lượng lao động cả nước. Trong số đó, 24 triệu người có thời gian làm việc ít hơn, 1,7 triệu người bị cho nghỉ việc không lương, 2,56 triệu người mất việc và 760.000 người khác không còn được coi là một phần của lực lượng lao động.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 20/10. Ảnh: THX/TTXVN
Kinh tế Indonesia đã chính thức bước vào suy thoái lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 sau khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III tiếp tục sụt giảm 3,49% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 gia tăng liên tục.
Theo ông Suhariyanto, đại dịch COVID-19 cũng làm thay đổi cơ cấu lực lượng lao động. Số lượng lao động phi chính thức tăng lên mức 60,47%, trong khi số lượng lao động chính thức giảm xuống còn 39,53% trong tổng số 128,45 triệu lao động của cả nước. Các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại và sản xuất chiếm hầu hết lực lượng lao động của Indonesia, trong đó đứng đầu là nông nghiệp (29,7%) và thương mại (19,23%). Trong tháng 8, cả hai lĩnh vực này đều tuyển dụng nhiều lao động hơn so với tháng 8/2019. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất - vốn sử dụng 13,61% lực lượng lao động - đã cắt giảm 1,3% lao động.
Đầu tháng 6, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Suharso Monoarfa dự báo rằng khoảng 5,5 triệu lao động có thể bị mất việc làm trong năm nay, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên 8,1-9,2% so với mức 5,23% vào cuối năm ngoái. Do vậy, dự kiến sẽ có tới 12,7 triệu người bị thất nghiệp, tăng mạnh so với mức 7,05 triệu người vào năm 2019.
Nhựa 'bủa vây' thế giới giữa Covid-19 Covid-19 làm gia tăng nhu cầu sử dụng nhựa toàn cầu, khi tấm chắn chống giọt bắn, khẩu trang, găng tay, áo bảo hộ được dùng phổ biến. Các nghệ sĩ múa truyền thống Thái Lan biểu diễn tại đền Erawan ở thủ đô Bangkok với tấm che mặt chống giọt bắn bằng nhựa hôm 4/5, khi nước này tái mở cửa sau...