TOP 9 QUỐC GIA, VÙNG ĐẤT SỞ HỮU NHỮNG CÁI “KHÔNG” VÀ “NHẤT” ĐỘC ĐÁO NHẤT THẾ GIỚI
Dưới đây là 9 quốc gia, vùng lãnh thổ sở hữu những cái “không” và “nhất” độc đáo nhất thế giới, là những nơi lý tưởng để bạn ghé thăm một lần trong đời.
Nợ nước ngoài của một quốc gia là tổng các khoản nợ của Chính phủ vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của luật pháp. Những thống kê gần đây cho thấy, nợ nước ngoài của Hoa Kỳ lên đến 17,91 nghìn tỉ USD. Trong khi đó, con số nợ của Vương quốc Anh cũng đã là 8,13 nghìn tỉ USD. Nhưng những con số to lớn ấy cũng sẽ không làm bạn ngạc nhiên bằng việc Brunei là quốc gia duy nhất “không nợ ai điều gì cả”.
Thánh đường Hồi giáo Jame Assr Hassanil Bolikah Mosque ở Brunei là thánh đường lớn nhất Đông Nam Á – Ảnh: The Diplomat.
Brunei là quốc gia nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Là một quốc gia trẻ mới thành lập từ ngày 1/1/1984 nhưng Brunei là đầu mối giao thông đường biển giữa Biển Đông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với dân số chỉ vỏn vẹn hơn 400 nghìn người, Brunei “nói không” với nợ nần. Nền kinh tế của Brunei có quy mô nhỏ song rất thịnh vượng. Sản xuất dầu mỏ và khí thiên nhiên đóng góp khoảng 90% cho GDP của quốc gia này.
Chuyên cơ của Quốc Vương Brunei tại sân bay Đà Nẵng – Ảnh: BBC.
Quốc gia đón năm mới sớm nhất
Kirimati hay còn gọi là Đảo Giáng Sinh – là một rạn san hô vòng ở phía bắc Quần đảo Line tại Thái Bình Dương và thuộc chủ quyền của Cộng Hòa Kiribati. Đây là rạn san hô vòng có diện tích đất nổi lớn nhất thế giới. Kirimati được biết đến với ngành đánh cá mòi đường lớn nhất thế giới và cũng là điểm đến lí tưởng cho giới yêu thích bộ môn lướt sóng. Kirimati nằm trên múi giờ sớm nhất của thế giới, và vì thế nên hòn đảo này là một trong những nơi đón năm mới đầu tiên trên trái đất. Tuy vậy, chính quyền sở tại đang đau đầu với việc Kirimati sẽ chìm dưới mực nước biển trong tương lai do biến đổi khí hậu.
Kirimati nổi tiếng với kĩ thuật đánh bắt cá mòi đường (cá mòi đường là loài cá nặng đến 8,6 kg và dài đến 90cm) – Ảnh: Wikipedia.
Quốc gia với bản quốc ca dài nhất thế giới
Quốc ca là bài hát ái quốc, khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó. Bản quốc ca cổ nhất là “Het Wilhelmus” – quốc ca của Hà Lan, ra đời vào những năm 1568. Nhưng bạn có biết rằng, quốc ca Hy Lạp “Hymn to Liberty” là bản quốc ca dài nhất thế giới với 158 lời. Tuy nhiên, trong những dịp trọng đại, người dân Hy Lạp chỉ cần hát 2 lời chính là đủ.
Đền thờ nữ thần Athena ở Hy Lạp – Ảnh: Tripadvisor.
Quốc gia với bản quốc ca không lời
Cộng hòa Síp là một đảo quốc tọa lạc ở phía đông của Địa Trung Hải. Có ít nhất đến 5 ngôn ngữ được nói tại đây, do đó, để thể hiện sự bình đẳng giữa các ngôn ngữ, Quốc ca của Síp là quốc ca không lời.
Ảnh: Internet
Vùng đất không cỏ dại
Greenland là một vùng đất tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Là một hòn đảo nằm ở Bắc Cực, Greenland có lẽ hơi khác với tên gọi của nó. Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất ở Greenland chưa bao giờ vượt quá 10 độ C. Do đó, Greenland là vùng đất không bao giờ có cỏ dại sinh sôi.
Ảnh: Listverse.
Quốc gia không có muỗi
Theo thống kê hằng năm các cái chết do động vật gây ra, cá mập chỉ chịu “trách nhiệm” cho hơn 10 ca tử vong, trong khi đó, chó và rắn cùng nhau gây ra cái chết cho hơn 75 nghìn người. Trong bảng xếp hạng các loại động vật nguy hiểm nhất thì giành cho mình vị trí thứ nhất chính loài muỗi. Ngay cả gấu Bắc Cực hung dữ, cá mập trắng khổng lồ hay rắn hổ mang chúa cũng không giết nhiều người bằng loài côn trùng nhỏ bé này.
Ảnh: Internet.
Nhưng vẫn còn một nơi trên thế giới có thể bảo vệ chúng ta an toàn khỏi loài muỗi – đó chính là Iceland. Theo các nghiên cứu ban đầu của các nhà khoa học, chính khí hậu đại dương hàn đới của Iceland đã khiến muỗi không thể tồn tại được trên vùng đất này.
Quốc gia phi quân sự
Theo thống kê, số tiền mà Hoa Kỳ đã chi cho quốc phòng bằng 40% tổng ngân sách quốc phòng của toàn thế giới. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc dường như chưa bao giờ đi đến hồi kết. Hòa bình thế giới luôn là một thứ xa xỉ đối với nhân loại. Những hiểm họa hạt nhân, những tổ chức khủng bố, tội phạm… luôn được các nước đưa ra biện pháp tiêu trừ triệt để nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Một góc sân trường Đại học Hòa Bình Liên Hợp Quốc được đặt tại Costa Rica – Ảnh: Wikipedia.
Nhưng, Costa Rica là một trong 20 quốc gia đứng ngoài cuộc đua ấy. Tọa lạc ở vùng eo đất Trung Mỹ và giáp với biển Caribe, Costa Rica là nước đầu tiên trên thế giới tự giải thể lực lượng quân sự chính quy theo hiến pháp vào năm 1949. Nhận thấy hậu quả quá lớn của cuộc chiến giành lại chính quyền từ tay tên độc tài Federico Tinoco của Jose Figuers, năm 1949, sau khi đã tái lập nền dân chủ mới – Jose Figueres đã giải tán quân đội để diệt trừ nạn quân phiệt.
Một góc Công viên quốc gia Manuel Antonio ở Costa Rica – Ảnh: Tripadvisor.
Theo hiến pháp 1949, mọi ngân sách của nhà nước sẽ được tập trung cho y tế, giáo dục và bảo tồn văn hóa cũng như phát triển lực lượng trị an bảo vệ đời sống người dân. Những vấn đề mà Costa Rica phải đối mặt giờ đây là nạn nhập cư lậu từ biên giới Nicaragua và cuộc chiến chống ma túy dai dẳng. Nhưng cũng đừng vì thế mà gạch tên Costa Rica ra khỏi danh sách các đất nước bạn muốn đi đến nhất nhé! Hơn 25% diện tích lãnh thổ Costa Rica là các khu rừng và khu dự trữ thiên nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt với hơn 320,000 loài chim và rất nhiều bò sát, hơn thế nữa, eo biển Caribe ở Costa Rica được mệnh danh là eo biển thơ mộng nhất thế giới!
Quốc gia… không chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có chức năng thi hành luật pháp, quản lý và chỉ đạo… nhưng năm 2011, Vương quốc Bỉ chính thức được ghi tên vào sách kỉ lục Guinness với kỉ lục là quốc gia trong thời bình không có chính phủ chính thức lâu nhất kể từ sau cuộc bầu cử diễn ra ngày 13/6/2010. 541 ngày đất nước Bỉ khủng hoảng chính trị kéo dài do chưa đạt được thỏa hiệp giữa vùng nói tiếng Hà Lan và tiếng Pháp.
Tòa nhà Quốc hội Bỉ – Ảnh: World Atlas.
Tuy nhiên, nếu tính Tây Sahara là một quốc gia thì kỉ lục của Bỉ chẳng là gì cả. Tây Sahara là một vùng lãnh thổ tự trị tọa lạc tại Bắc Phi có lịch sử là thuộc địa của người Tây Ban Nha. Những nỗ lực hòa bình của Liên Hiệp Quốc đã nhắm tới tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân, giúp Tây Sahara xây dựng một nhà nước tự chủ, vực dậy nền kinh tế của nơi này nhưng tất cả đều thất bại. Hiện nay Tây Sahara chịu sự điều hành của một chính phủ lưu vong do Mặt Trận Polisario hỗ trợ.
Tây Sahara là vùng đất nghèo tài nguyên và khoáng sản. Người Sahara sinh sống bằng truyền thống chăn nuôi du mục và đánh cá ven biển – Ảnh: Wikipedia.
Quốc gia với những chiếc tem không tên
Tem thư hay còn gọi là tem bưu chính – dùng để trả phí cho dịch vụ bưu chính. Tem thư của từng khu vực lãnh thổ khác nhau sẽ mang những nét đặc trưng riêng biệt đi kèm với tên của nơi xuất xứ của chiếc tem. Nhưng các bạn có biết rằng, những chiếc tem đầu tiên do Bưu điện Anh phát hành vào năm 1840 là một trong những chiếc tem đầu tiên không in tên không?
Ảnh: Stampworld.com.
Những chiếc tem đầu tiên được sản xuất bởi Bưu điện Anh. Những nhà sưu tầm sẽ sẵn sàng bỏ ra cả gia tài để sở hữu những con tem cực độc này – Ảnh: Wikipedia.
Bưu điện Anh phát hành những con tem đầu tiên vào năm 1840. Sir Rowland Hill là người được chính phủ Anh giao nhiệm vụ cải tổ hệ thống bưu điện và chịu trách nhiệm mẫu mã cho hai con tem đầu tiên: hai con tem trị giá 1 penny (là một loại tiền tệ mang mệnh giá nhỏ nhất thường được sử dụng tại các nước nói tiếng Anh) mang chân dung nữ hoàng Victoria Đệ Nhất. Năm 1874, Liên Minh Bưu Chính Quốc Tế cho phép Anh quốc là quốc gia duy nhất được phép miễn in tên của mình lên các thiết kế tem thư.
Và nếu được chọn một vùng đất để sinh sống, bạn sẽ chọn nơi nào?
Nguồn: Listverse
Theo bestie.vn
Từ châu Phi tới Nam Mỹ, Trung Quốc đánh bắt nhiều và xa nhất thế giới
Trung Quốc có hoạt động đánh cá lớn nhất thế giới và hoạt động xa nhất, bỏ xa mức của 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đánh bắt lớn kế tiếp cộng lại, theo một nghiên cứu mà các chuyên gia nói là toàn diện và đầy đủ dữ liệu nhất về chủ đề này.
Các tàu cá Trung Quốc trong một chuyến ra khơi (Ảnh: China Foto Press)
SCMP đưa tin, các tàu từ Trung Quốc đại lục đã có tổng cộng 17 triệu giờ đánh bắt trong năm 2016, chủ yếu ngoài khơi bờ biển phía nam nước này, nhưng cũng tới những nơi xa xôi như châu Phi hay Nam Mỹ. Con số này bỏ xa hoạt động đánh bắt của Đài Loan, xếp thứ nhì thế giới với 2,2 triệu giờ đánh bắt.
Dữ liệu trên, được tổ chức phi lợi nhuận mang tên Theo dõi Đánh bắt Toàn cầu (GFW) thu thập và phân tích trong 5 năm, cho thấy cái nhìn toàn diện nhất về địa điểm và tần suất của các tàu cá thế giới hoạt động. Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Khoa học ngày 22/2.
Trung Quốc "là quốc gia đánh bắt quan trọng nhất", David Kroodsma, giám đốc phát triển và nghiên cứu của GFW và cũng là tác giả dẫn đầu của cuộc nghiên cứu, cho biết. "Quy mô đội tàu cá của Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn mọi người nghĩ".
Đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc, theo ước tính của tổ chức Greenpeace là lớn nhất thế giới với khoảng 2.500 tàu, luôn không được chào đón. Các tàu không được phép hoạt động mà không có giấy phép trong các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, mà Liên Hợp Quốc quy định là cách 200km tính từ bờ biển.
Các tàu đánh bắt loại lớn của Trung Quốc năm ngoái đã bị bắt giữ ngoài khơi một loạt các quốc gia như Senegal, Guinea, Sierra Leone và Guinea-Bissau vì đánh bắt trái phép. Trong khi đó, lực lượng tuần duyên của Argentina đã đánh chìm một tàu cá Trung Quốc vào năm 2016 vì đánh bắt trái phép trong lãnh hải nước này.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, vùng biển ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và các vùng biển ở phía bắc và nam châu Âu là những khu vực bị đánh bắt nhiều nhất.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận về các hoạt động của đội tàu cá nước này.
An Bình
Theo Dantri
Cuba cử hàng trăm bác sĩ hỗ trợ các nước sau siêu bão lịch sử Cuba đã cử hơn 750 bác sĩ và nhân viên y tế tới các đảo và vùng lãnh thổ ở khu vực Caribe để hỗ trợ người dân sau cơn bão Irma dù Cuba cũng là nước chịu ảnh hưởng của siêu bão lịch sử này. Các bác sĩ Cuba trên đường tới Dominica để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả...