Top 5 tỷ phú giàu nhất mảng tiền mã hóa, có 2 người từng thắng kiện Facebook 65 triệu USD và mang đi… mua Bitcoin
4/5 tỷ phú là các nhà sáng lập của các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn.
Tính đến tháng 3/2022, danh sách 5 tỷ phú giàu nhất trong mảng tiền mã hóa của trang Visual Capitalist bao gồm ông Sam Bankman-Fried, ông Brian Armstrong, ông Chris Larsen, ông Cameron Winklevoss, và ông Tyler Winkleboss.
Sam Bankman-Fried
Theo trang Visual Capitalist, ông Sam Bankman-Fried chính là người giàu nhất trong giới tiền mã hóa với tổng tài sản lên đến 24 tỷ USD. Ông Bankman-Fried sinh năm 1992, và đồng thời là người trẻ nhất trong danh sách này.
Theo tạp chí Forbes, ông là người con của hai Giáo sư luật tại đại học Stanford. Ông từng học chuyên ngành môn vật lý tại đại học này, nhưng đã sớm chuyển sang làm việc tại một quỹ định lượng. Vào năm 2019, ông Bankman-Fried đã thành lập sàn giao dịch FTX (một sàn chuyên giao dịch sản phẩm phái sinh của tiền mã hóa). Phần lớn tài sản của ông Bankman-Fried đến từ sàn giao dịch FTX và công ty Alameda Research.
Ông Bankman-Fried nói rằng phần lớn tài sản của ông sẽ được quyên góp cho mục đích từ thiện.
Brian Armstrong
Tỷ phú giàu thứ hai trong danh sách là ông Brian Armstrong, quốc tịch Mỹ, với khối tài sản lên đến 6,3 tỷ USD. Ông Armstrong sinh năm 1983.
Ông Brian Armstrong là CEO của công ty Coinbase Global, một sàn giao dịch tiền mã hóa lớn và đặt trụ sở tại Mỹ. Theo tạp chí Forbes, trước đây ông từng là kỹ sư phần mềm của công ty Airbnb. Ông Armstrong từng thành lập Coinbase vào năm 2012 tại San Francisco. Hiện nay, ông đang nắm 19% cổ phần tại công ty này.
Chris Larsen
Đứng thứ ba trong danh sách những tỷ phú giàu nhất trong giới tiền mã hóa là ông Chris Larsen, 61 tuổi. Khối tài sản của ông Larsen được ước tính ở mức 4 tỷ USD.
Ông Chris Larsen là đồng sáng lập của công ty Ripple trong năm 2012. Công ty Ripple ra đời với mục đích thúc đẩy thanh toán quốc tế bằng việc sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain). Theo tạp chí Forbes, danh sách khách hàng của Ripple bao gồm công ty American Express và ngân hàng Santander.
Video đang HOT
Ông Larsen đã rời khỏi ghế CEO của công ty Ripple vào năm 2016, nhưng vẫn giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Trong năm 2019, ông Larsen và quỹ của mình đã tặng 25 triệu USD cho đại học San Francisco State University.
2 anh em nhà Winklevoss
Đứng vị trí thứ 4 và thứ 5 trong danh sách này là 2 anh em nhà Winklevoss: ông Cameron Winklevoss và ông Tyler Winklevoss. Khối tài sản của 2 anh em được ước tính ở mức 8 tỷ USD, chia đều cho mỗi người. 2 anh em Winklevoss đã thành lập sàn giao dịch Gemini vào năm 2014. Hiện nay, sàn Gemini đang xử lý khoảng 200 triệu USD lượng giao dịch tiền mã hóa mỗi ngày.
2 anh em Winklevoss từng là cựu vận động viên chèo thuyền Olympic, đồng thời nổi tiếng với việc chỉ trích CEO của Meta (trước đây là Facebook), ông Mark Zuckerberg, khi đã đánh cắp ý tưởng mạng xã hội của họ.
Anh em nhà Winklevoss đã sử dụng 65 triệu USD tiền từ vụ kiện Facebook để mua 70.000 Bitcoin. Hiện nay, số Bitcoin họ có được đã có giá trị hơn 3,2 tỷ USD (tính đến ngày 4/4/2022).
Tỷ phú tiền mã hóa 30 tuổi chỉ dùng 1% tài sản để sống
Sam Bankman-Fried, CEO của FTX tuyên bố chỉ dành 1% số tiền mình kiếm được để sinh hoạt, còn lại dùng để quyên góp từ thiện.
Sam Bankman-Fried đang là tỷ phú giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi. Với khối tài sản 24,5 tỷ USD, nhà sáng lập kiêm CEO của FTX đứng ở vị trí thứ 32 trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới của Forbes (Forbes 400).
5 năm trước, khi đang làm việc cho một tổ chức từ thiện, Bankman-Fried vô tình biết đến Bitcoin, loại hình tài sản mới nổi lúc bấy giờ. Ngay sau đó, anh quyết định sử dụng tiền mã hóa để kiếm thật nhiều tiền, rồi quyên góp cho những hoàn cảnh khó khăn.
Cuồng công việc
Tuy nắm trong tay khối tài sản rất lớn, tỷ phú 30 tuổi vẫn kiên định với triết lý sống của riêng mình. Anh chỉ dùng 1% số tiền mình kiếm được, khoảng 100.000 USD mỗi năm, để chi trả cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Toàn bộ khoản tiền còn lại được Bankman-Fried dùng để quyên góp từ thiện. Blookberg ví tầm nhìn Sam Bankman-Fried như Robin Hood của giới tiền điện tử, khi dùng tiền của giới giàu có để cho những hoàn cảnh nghèo khó trong xã hội.
Tuy vậy, Bankman-Fried cũng không ngần ngại chi tiền để quảng bá thương hiệu. FTX vừa chi hàng trăm triệu USD để mua quyền đặt tên sân vận động của Miami Heat, hay chi 30 triệu USD để mua quảng cáo trên Super Bowl vào tháng 2 để quảng bá tiền điện tử đến những người hâm mộ thể thao.
Dù sở hữu sàn giao dịch tiền mã hóa có khối lượng giao dịch khổng lồ, Sam Bankman-Fried vẫn kiên định với lối sống đơn giản và cống hiến cho từ thiện của mình.
Mô tả về Bankman-Fried, bạn bè kể rằng từ ngày xưa anh đã là một kẻ cuồng công việc đến mức chẳng mấy khi tắm. Một người khác lại cho hay vị tỷ phú này sẵn sàng từ bỏ tất cả các mối quan hệ chỉ vì anh quá bận. Matt Nass, bạn thân của Bankman-Fried cho rằng anh coi việc ngủ cũng là quá xa xỉ, .
Bankman-Fried sống như một gã sinh viên. Anh lái một chiếc Toyota Corolla, và khi không ở văn phòng thì anh ở cùng 10 người khác tại một căn penthouse sát biển ở Nassau, Bahamas. Bankman-Fried ước tính khoảng 5 đồng nghiệp khác cùng anh tạo nên FTX giờ đã thành tỷ phú USD, tất cả đều ở độ tuổi 30.
"Không có mấy cách dùng tiền để khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Tôi không muốn sở hữu một chiếc du thuyền", Bankman-Fried chia sẻ.
Tham vọng thống trị ngành tài chính thế giới
Thoạt nhìn, thị trường tiền mã hóa có vẻ không phù hợp với một người muốn làm việc thiện như Bankman-Fried. Loại hình tài sản này ẩn chứa rất nhiều hình thức lừa đảo, tống tiền và thậm chí là tiêu tốn năng lượng, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Tuy nhiên, tỷ phú trẻ tuổi này lại có góc nhìn khác. Anh cho rằng FTX là một sàn giao dịch hoạt động chính đáng, luôn kiểm tra thông tin cụ thể của khách hàng, mua tín chỉ carbon (carbon credit) nhằm giới hạn lượng chất thải và khí thải. Mặt khác, sàn FTX cũng đem lại lợi nhuận cao hơn các hệ thống tài chính khác.
Bankman-Fried cho biết mình là người sống đơn giản, không ham tiệc tùng.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, điểm khiến tiền mã hóa thực sự thu hút Bankman-Fried chính là ở khả năng kiếm tiền nhanh chóng của nó.
FTX hiện là sàn tiền mã hóa sở hữu khối lượng giao dịch lớn thứ 3 thế giới với 15 tỷ lượt/ngày. Bankman-Fried thậm chí còn dự định tiến vào thị trường Mỹ, nơi Coinbase đang thống trị và hy vọng thu về 25 tỷ giao dịch/ngày.
Nếu thành công với hệ sinh thái tiền mã hóa, mục tiêu tiếp theo của anh là toàn bộ ngành tài chính. "Tôi muốn biến FTX trở thành nguồn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới", tỷ phú trẻ tuổi không hề che giấu tham vọng của mình.
Khi còn đang học chuyên ngành Vật lý tại MIT, anh là một người theo đuổi triết lý vị lợi và ăn thuần chay. Anh tham gia vào một câu lạc bộ nam sinh có tên là Epsilon Theta. Các thành viên trong nhóm thường sẽ thức thâu đêm để chơi board game và ngủ cùng nhau trên chiếc giường tầng ở gác mái. Nhưng Bankman-Fried lại đứng ra rủ rê họ đi phát tờ rơi cho một tổ chức chống mô hình chăn nuôi nhà máy.
Sam Bankman-Fried tham vọng biến FTX thành sàn giao dịch lớn nhất thế giới.
Năm 2014, anh đầu quân cho công ty giao dịch chứng khoán Jane Street ở Phố Wall. Suốt 3 năm, anh luôn dành một nửa số tiền mình kiếm được tại Jane Street để quyên góp cho các quỹ từ thiện.
Sau đó, trong một lần vô tình bắt gặp giao dịch ở các thị trường tiền điện tử, anh đã nhận ra cơ hội của mình. Khi đó, thế giới đang rộ lên hiện tượng KimChi Premium, khi giá Bitcoin chênh lệch cực lớn lên tới 30% giữa thị trường Hàn Quốc và các nước còn lại trên thế giới.
Tuy nhiên, thị trường Hàn Quốc lại vướng phải nhiều hạn chế trong giao dịch nước ngoài. Do đó, Bankman-Fried tìm kiếm một cơ hội tương tự ở các thị trường khác như Nhật Bản với chênh lệch giá Bitcoin ở mức 10%.
Không có mấy cách dùng tiền để khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn
Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập kiêm CEO FTX
Anh hợp tác với một nhóm bạn để thực hiện dự án tiền mã hóa của riêng mình và cùng họ chuyển sang một căn nhà có 3 phòng ngủ ở Berkeley. Họ cùng nhau thành lập công ty Alameda Research, mỗi ngày giao dịch hơn 25 triệu USD Bitcoin thông qua các bên trung gian và ngân hàng địa phương tại Nhật với mức chênh lệch giá rất lớn.
Cuối năm 2018, Bankman-Fried chuyển đến Hong Kong để thành lập sàn giao dịch FTX, vào thời điểm Mỹ có nhiều quy định khắt khe hơn cùng với việc cấm các sản phẩm tiền điện tử phức tạp. Sàn giao dịch đáp ứng đầy đủ dịch vụ cho các nhà đầu tư như sản phẩm phái sinh, giao dịch đòn bẩy, OTC hay thậm chí là cá cược bầu cử tổng thống hoặc giá cổ phiếu.
Nhờ đó, FTX thu về 1,1 tỷ USD giao dịch và 350 triệu USD lợi nhuận trong năm 2021. Mặt khác, Alameda Research, dù không được Bankman-Fried trực tiếp quản lý, vẫn đạt mức 1 tỷ USD cho doanh thu vào năm ngoái.
Kiếm tiền để cho đi
Chia sẻ với Bloomberg, CEO của FTX cho biết anh đã quyên góp tổng cộng 50 triệu USD trong năm vừa qua nhằm hỗ trợ hậu quả của dịch bệnh ở Ấn Độ và các giải pháp chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đến năm 2022, Bankman-Fried dự định dùng đến 1 tỷ USD để từ thiện.
CEO FTX tin rằng mình có thể làm nhiều điều thiện hơn bằng cách quyên góp một phần từ thu nhập của mình. Ảnh: Getty Images.
Là người theo chủ nghĩa "chủ nghĩa vị tha hiệu quả", một triết lý nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, anh rất quan tâm đến những nguy cơ có thể dẫn đến loài người diệt vong. Mục tiêu của anh là kiếm thật nhiều tiền để có thể cho đi một cách hào phóng cho những hoàn cảnh khó khăn.
Bankman-Fried thậm chí còn có hứng thú với ý tưởng mua hết các mỏ than đá để giảm thiểu xả thải ra môi trường, đồng thời dự trữ năng lượng đề phòng tận thế.
Ưu tiên trước mắt của Bankman-Fried là chuẩn bị sẵn sàng cho cơn đại dịch tiếp theo. Anh cho rằng tương lai sẽ xuất hiện các đợt bùng dịch khác, có thể gây chết người như Ebola hoặc truyền nhiễm như Covid-19.
"Tôi chưa bao giờ nghi ngờ về điều này", Bankman-Fried khẳng định về mục tiêu từ thiện của mình.
Có 74 tỷ USD, ông chủ Binance vẫn không tin mình giàu "Từ một nhà khởi nghiệp, mọi người đột nhiên gọi tôi là tỷ phú sở hữu hàng tỷ USD", ông tâm sự. Là một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới, Changpeng Zhao hiện sở hữu sàn giao dịch tiền mã hóa được định giá lên đến 300 tỷ USD, gấp 6 lần đối thủ Coinbase tại thị trường Mỹ. Chỉ...