Top 5 tỷ phú chứng khoán Trần Ngọc Thuận điều hành TĐ Cao su Việt Nam lãi lỗ thế nào?
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam của doanh nhân Trần Ngọc Thuận ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ.
Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bất ngờ vượt qua nhiều doanh nhân khác để lọt vào top 5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Tính đến hết phiên giao dịch ngày 18/2, doanh nhân Trần Ngọc Thuận có số tài sản trên sàn chứng khoán đạt 14.362 tỷ đồng. Số tài sản này đến từ việc ông Trần Ngọc Thuận chịu trách nhiệm quản lý 32,83% vốn nhà nước, tương ứng 1.270.797.791 cổ phần, tổ trưởng tổ đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiền thân là Tổng Công ty Cao su Việt Nam, được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị quốc doanh sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về cao su thuộc trung ương và địa phương.
Năm 2006, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được chuyển đổi từ mô hình Tổng Công ty Nhà nước sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Đến 2010, doanh nghiệp này lại được chuyển thành Công ty TNHH một thành viên.
Video đang HOT
Ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bao gồm: Trồng, chế biến, kinh doanh cao su, chế biến gỗ nhân tạo; công nghiệp cao su, đầu tư kinh doanh các khu công nghiệp trên đất cao su của Tập đoàn chuyển đổi theo quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt; Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn Nhà nước giao cho Tập đoàn; Tổ chức nghiên cứu, tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, chế biến kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su, cây rừng trồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019 cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đều giảm sút so với cùng kỳ 2018.
Theo đó, trong quý 4 doanh thu thuần đạt 7.125 tỉ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính giảm 22%, còn 261 tỉỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý giảm 9,7%, xuống còn 1.682 tỷ đồng.
Các khoản thu nhập khác ghi nhận giảm gần 500 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt 906 tỷ đồng, dẫn đến tổng lợi nhuận khác trong quý giảm 581 tỉ đồng so với quý 4/2018.
Tính chung cả năm 2019, doanh thu của doanh nghiệp đạt 20.073 tỷ đồng, hoàn thành gần 83% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.991 tỷ đồng, thực hiện được 3,8% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo Kienthuc.net.vn
'Trùm' BOT Tasco: Cổ phiếu 'lau sàn', lợi nhuận lao dốc
Mã chứng khoán HUT của "ông trùm" BOT Tasco lao dốc gần 40% từ đầu năm, xuống 2.300 đồng mỗi cổ phiếu, trong khi lợi nhuận giảm mạnh.
Công ty cổ phần Tasco (Tasco, mã HUT) từ lâu được coi là "ông trùm" trong lĩnh vực BOT nhờ sở hữu loạt dự án béo bở tại Nạm Định, Thái Bình. Tuy nhiên, "làn sóng" phản đối tại một số trạm BOT "bẩn" như Tân Đệ, Mỹ Lộc... cùng vướng mắc tại một số dự án khác, đã khiến hoạt động kinh doanh của Tasco rơi vào khó khăn.
Trạm BOT Tiên Cựu quốc lộ 10 (Hải Phòng) của Tasco.
Báo cáo tài chính bán niên 2019 vừa công bố cho thấy Tasco báo lỗ 13,1 tỷ đồng, trong khi doanh thu chỉ đạt khoảng 600 tỷ đồng.
Theo giải trình của Tasco, doanh thu 6 tháng đầu năm chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp, dịch vụ thay vì từ hoạt động kinh doanh bất động sản, trong khi tỷ suất lợi nhuận của hoạt động xây lắp dịch vụ thấp hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bất động sản.
Trong kỳ, chi phí lãi vay của Tasco tăng mạnh do chi phí lãi vay của dự án BOT quốc lộ 10 đoạn từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn bắt đầu được hạch toán vào chi phí tài chính kỳ từ đầu năm.
Tình hình kinh doanh bết bát đã ảnh hưởng nặng nề đến giá cổ phiếu Tasco. Hiện mã HUT của Tasco sau thời gian dài liên tục giảm đã về vùng đáy 2.300 đồng mỗi cổ phiếu, giảm khoảng 40% so với thời điểm đầu 2019.
Nếu so với thời điểm cao nhất tại mức giá 12.000 đồng vào 2016, cổ phiếu Tasco đã mất gần 81% giá trị. Với hơn 268 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường HUT theo đó chỉ còn khoảng 617,8 tỷ đồng.
Trong bối cảnh khó khăn, Tasco vừa quyết định thay đổi nhân sự ở vị trí cấp cao. HUT miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật với ông Nguyễn Văn Dưỡng và bổ nhiệm ông Nguyễn Viết Tân lên thay. Ông Tân sinh năm 1981, tham gia Hội đồng quản trị Tasco từ 2017.
Hiện Tasco chú trọng đầu tư vào bất động sản, đầu tư hạ tầng giao thông. Trong khi các dự án BOT đang gặp khó thì nhiều dự án bất động sản của Tasco ở tình trạng "xây dựng cơ bản dở dang".
HOÀNG HƯNG
Theo Vtc.vn
Trước giờ giao dịch 7/10: Lưu ý thông tin VCB, RAL, HUT Tuần giao dịch này thị trường được dự báo sẽ giao dịch thận trọng và biến động trong biên độ hẹp. Các cổ phiếu có chuyển động trước giờ giao dịch đáng chú ý nhất là VCB, HUT, RAL. Ảnh minh họa. Quốc tế Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 372,68 điểm tương đương...