Top 400 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ 2019 từng học ở trường đại học nào?
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách thường niên các tỷ phú giàu nhất Mỹ – Forbes 400. Theo thống kê, 79% số tỷ phú nằm trong BXH Top 400 tỷ phú đã tốt nghiệp đại học.
Trong số đó, có 24% xuất thân từ các thuộc hệ thống Ivy League, nhưng chỉ có 14% là tỷ phú tự thân.
Theo danh sách công bố đầu tháng 10/2019, tổng tài sản của 400 người giàu nhất nước Mỹ 2019 đạt kỷ lục 2.960 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm 2018. Để có mặt trong danh sách này, các tỷ phú phải sở hữu tài sản ít nhất 2,1 tỷ USD.
Vào một đại học danh tiếng là cái nôi rất tốt để thành công song đại học không phải là yếu tố quyết định tất cả. Có tới 1/5 số tỷ phú trong BXH chưa tốt nghiệp đại học. 243 người học tại các trường ngoài Ivy League. Thậm chí, nhiều tỷ phú còn theo học tại các trường giáo dục khai phóng (liberal arts).
Khá bất ngờ khi Harvard, Stanford, Yale lại không chiếm vị trí số 1 về nơi đào tạo nhiều tỷ phú nhất. ĐH Pennsylvania mới dẫn ngôi đầu khi có tới 19 người tỷ phú trong danh sách của Forbes.
ĐH Pennsylvania: 19 người
ĐH Pennsylvania dẫn đầu danh sách nhiều tỷ phú trong top 400 Forbes chủ yếu nhờ vào ngôi trường kinh doanh Wharton danh giá
Là thành viên của Ivy League, Đại học Pennsylvania có nhiều thế mạnh trong việc đào tạo chuyên ngành khoa học cơ bản, nhân học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuật và kinh doanh. Nhà sáng lập công ty quản lý tài sản Point72, ông Steven A. Cohen và Tổng thống Mỹ Donald Trump, từng theo học tại đây.
ĐH Pennsylvania dẫn đầu danh sách nhiều tỷ phú trong top 400 Forbes chủ yếu nhờ vào ngôi trường kinh doanh Wharton danh giá. Tổng thống Donald Trump cũng chuyển tới đây học sau khi rời ĐH Fordham. Laurene Powell Jobs – vợ của Steve Jobs – và các nhà đầu tư như Howard Marks và Ronald Parelman cũng từng học tại đây.
ĐH Stanford: 14 người
Sở hữu nhiều trung tâm nghiên cứu và các dự án danh tiếng, trường luôn góp mặt trong các bảng xếp hạng về đại học uy tín trên thế giới. Trường có 775 cựu sinh viên sở hữu khối tài sản kếch xù với tổng giá trị lên đến 1,1 nghìn tỷ USD. Nhà sáng lập của các tập đoàn lớn như Google, Nike, Instagram, Yahoo từng theo học tại đây.
Video đang HOT
Tỷ phú công nghệ điển trai Evan Spiegel chính là một cựu sinh viên ĐH Stanford. Ở tuổi 29, anh là nhân vật trẻ nhất có tên trong BXH Top 400 của Forbes. Dù đã bỏ học năm 2012, Spiegel quyết định hoàn thành nốt tấm bằng của mình và tốt nghiệp 6 năm sau đó.
ĐH Stanford cũng là nơi đào tạo 3 tỷ phú công nghệ nổi danh thung lũng Silicon gồm Peter Thiel – đồng sáng lập PayPal, Brian Acton – đồng sáng lập WhatsApp, và Jerry Yang – đồng sáng lập Yahoo.
ĐH Yale: 14 người
Đại học Yale là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Hoa Kỳ và là một thành viên của Ivy League. Yale cũng là viện đại học đầu tiên ở Hoa Kỳ cấp bằng tiến sỹ vào năm 1861.
Thời còn là sinh viên tại Yale, Fred Smith đã từng nhận điểm C cho bài luận về nhu cầu vận chuyển xuyên đêm của mình. Dù không nằm trong top đầu của lớp, sau này ông vẫn khởi nghiệp thành công với công ty FedEx có trị giá cả trăm tỷ USD.
Stephen Schwarzman – người sáng lập, đồng thời là CEO của tập đoàn Blackstone – cũng có bằng cử nhân của ĐH Yale. Năm 2015, ông tặng trường 150 triệu USD để xây dựng trung tâm sinh viên mang tên mình, dự kiến sẽ mở cửa năm 2020.
Họ là 2 trong số 4 tỷ phú tự thân tốt nghiệp từ ĐH Yale trong Top 400. 10 nhân vật còn lại đều là người được thừa hưởng tài sản từ gia đình.
ĐH Harvard: 10 người
Thành lập năm 1636, ĐH Harvard được mệnh danh là cái nôi đào tạo nhân tài và liên tục đứng đầu nhiều bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới. 32 nguyên thủ quốc gia và hơn 150 chủ nhân giải thưởng Nobel từng theo học tại ngôi trường danh giá này. Harvard còn nắm giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng các trường đại học sở hữu nhiều sinh viên tốt nghiệp giàu có. Theo thống kê, trường có 1.830 cựu sinh viên giàu có với tổng tài sản lên đến 1,9 nghìn tỷ USD.
Trước khi trở thành đồng nghiệp tại Microsoft, Steve Ballmer đã từng học chung với Bill Gates tại ĐH Harvard. Tỷ phú giàu thứ hai thế giới gây dựng Microsoft vào năm 1975 khi vẫn còn theo học ngôi trường này. Tuy nhiên, ông đã bỏ học vào năm 3 để tập trung vào sự nghiệp. Ballmer tốt nghiệp ĐH Harvard 2 năm sau đó và gia nhập Microsoft vào năm 1980.
ĐH Nam California: 10 người
Tọa lạc tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ, ĐH Southern California xếp thứ chín trong danh sách. 9 sinh viên từng theo học tại trường đoạt giải Nobel danh giá, 11 người là học giả Rhodes và 12 học giả Marshall.
Người sáng tạo ra các nhân vật trong bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” George Lucas đã học ngành Nghệ thuật điện ảnh tại đây. Năm 2016, Lucas đã tặng Trường Nghệ thuật Điện ảnh thuộc ĐH Nam California 10 triệu USD, nhằm xây dựng quỹ học bổng cho các sinh viên cần hỗ trợ tài chính.
Một số đại học uy tín khác của Mỹ cũng là nơi sản sinh ra nhiều tỷ phú trong top 400 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ 2019: ĐH Dartmouth (8 người), ĐH Columbia (7 người), ĐH Princeton (7 người), ĐH Cornell (6 người), ĐH Duke (5 người), ĐH New York (5 người).
Lệ Thu
Theo Dân trí
ĐH Harvard và những trường đào tạo ngành Y hàng đầu ở Mỹ
ĐH Harvard, Johns Hopkins, Stanford là những trường đào tạo ngành Y danh tiếng ở Mỹ, theo đánh giá của Times Higher Education.
1. ĐH Harvard: Times Higher Education đánh giá ĐH Harvard là trường đào tạo ngành Y tốt nhất ở Mỹ. Trường Y Harvard (HMS) thành lập năm 1782. Trường có hơn 11.500 giảng viên. HMS chú trọng việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, khác với các trường Y khác, HMS không có bệnh viện trực thuộc. Thay vào đó, trường liên kết với các bệnh viện, phòng khám lâm sàng, viện nghiên cứu để tạo cơ hội thực hành cho sinh viên, đồng thời giới thiệu bác sĩ có tay nghề tới các đơn vị này. Ảnh: Flickr.
2. ĐH Stanford: Trường Y thuộc Stanford là một trong những cơ sở giáo dục tuyển chọn khắt khe nhất ở Mỹ với tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 2,5%. Trường có hơn 2.400 giảng viên. Đến nay, 7 người giành giải Nobel đã hoặc đang làm việc, học tập tại trường Y Stanford. Trường chú trọng công tác nghiên cứu với vốn đầu tư lên đến 283 triệu USD, đứng đầu Mỹ về tỷ lệ vốn bình quân cho các nhà nghiên cứu. Ảnh: Stanford.
3. ĐH Johns Hopkins: Trường Y ĐH Johns Hopkins đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng. Trường thành lập năm 1893, hiện có khoảng 2.300 giảng viên. Bệnh viện Johns Hopkins thuộc trường là một trong những bệnh viện hàng đầu ở Mỹ, nổi tiếng với Nhi khoa và điều trị chấn thương mắt. 16 chủ nhân giải Nobel (Y học, Hóa học) làm việc hoặc từng theo học tại đây. Ảnh: Twitter.
4. ĐH California ở Berkeley: Trường Y tế công thuộc thuộc ĐH California ở Berkeley hoạt động hơn 75 năm qua, được đánh giá cao về chất lượng giảng viên, sinh viên, thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và gắn kết cộng đồng. Trường được Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ công nhận là một trong 9 trung tâm nghiên cứu ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe. Ảnh: Wikimedia.
5. ĐH Columbia: ĐH Columbia có nhiều trường thành viên đào tạo ngành Y, gồm ĐH Nha khoa, ĐH Bác sĩ và Bác sĩ Phẫu thuật Vagelos, ĐH Điều dưỡng, ĐH Y tế Công cộng Mailman. Những trường này hợp lại thành Trung tâm Y học Irving ĐH Columbia. Trong đó, ĐH Bác sĩ và Bác sĩ Phẫu thuật Vagelos có gần 2.100 giảng viên, liên kết với bệnh viện NewYork-Presbyterian, một trong những bệnh viện tốt nhất ở Mỹ. Ảnh: Crainsnewyork.
6. ĐH Yale: Trường Y ĐH Yale thành lập năm 1810, thường xuyên được đánh giá cao ở các bảng xếp hạng uy tín. Trường đi đầu trong hàng loạt thành tựu y học, là nơi đầu tiên sử dụng tia X, penicillin, hóa trị ung thư ở Mỹ. Đặc biệt, trong hai năm đầu, sinh viên không xếp hạng, kết quả thi được bảo mật, việc dạy học tiến hành theo các hội nghị chuyên đề, hội thảo nhỏ hoặc theo hình thức dạy kèm. Yale khuyến khích người học tự đánh giá và rèn tư duy độc lập trong quá trình học tập, nghiên cứu. Ảnh: Flickr.
7. ĐH California ở Los Angeles (UCLA): Trường Y David Geffen thuộc UCLA có hơn 2.700 giảng viên. Sau 60 năm hoạt động, David Geffen là một trong những trường đào tạo ngành Y tốt nhất ở Mỹ. Trường liên kết với các trung tâm y tế của UCLA như Ronald Reagan, Los Angeles County-Harbor-UCLA, Santa Monica. Ảnh: Wikimedia.
8. ĐH Pennsylvania: Thành lập năm 1765, trường Y Perelman thuộc ĐH Pennsylvania là trường y đầu tiên ở Mỹ. Trường chú trọng mảng chăm sóc bệnh nhân, nghiên cứu y sinh và đào tạo ngành Y. Perelman có hơn 2.300 giảng viên. Trường liên kết với bệnh viện ĐH Pennsylvania, trung tâm y tế Penn Presbyterian, bệnh viện Pennsylvania, bệnh viện hạt Chester và bệnh viện Đa khoa Lancaster. Ảnh: Pinterest.
9. ĐH Duke: Trường Y ĐH Duke thành lập năm 1930. Trường hiện có khoảng 2.500 giảng viên là bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu, trong đó, hai người từng giành giải Nobel. Trường gồm 24 khoa đào tạo khoa học cơ bản và lâm sàng cùng hàng loạt viện, trung tâm nghiên cứu như Viện Ung thư Duke, Viện Vắc xin Nhân chủng Duke, Viện Khoa học Não bộ Duke. Ảnh: Duke.
10. ĐH Washington ở St. Louis: Trường Y ĐH Washington ở St. Louis thành lập năm 1891. Trường có gần 2.400 giảng viên, hơn 1.400 sinh viên, 18 người từng nhận giải Nobel. Sinh viên có thể chọn ngành học, tham gia các dự án nghiên cứu từ năm nhất và nhận bằng thạc sĩ nếu học thêm năm thứ 5. Bên cạnh việc học tại trường, họ có thể thực hành lâm sàng tại bệnh viện Nhi đồng St. Louis, bệnh viện Barnes-Jewish. Ảnh: Wustl.
Theo Zing
Vì sao Đại học Harvard "giàu" hơn 109 nền kinh tế trên thế giới? Ngân hàng đầu tư Credit Suisse ước tính ĐH Harvard có nhiều tiền hơn 109 quốc gia trên thế giới và đây không phải là trường duy nhất của Mỹ có nhiều tiền mặt hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Theo Ngân hàng Credit Suisse (trụ sở tại Zrich, Thụy Sĩ), năm trường đại học lớn của Mỹ gồm:...