Top 4 vị tướng chống chịu đang rơi vào hoàn cảnh “Lạc Trôi” khỏi Đấu Trường Công Lý ngay trong thời đại của tanker
Những tanker hạng nặng như Maokai, Cho’Gath, Zac,… đang thống trị Đấu Trường Công Lý nhưng vẫn có một số vị tướng thuộc nhóm tướng chống chịu không được may mắn như vậy.
Hàng loạt chỉnh sửa về trang bị chống chịu, tăng giảm sức mạnh tướng theo thiên hướng có lợi đang giúp nhóm tướng chống chịu nổi lên cực kỳ mạnh mẽ. Những Maokai, Cho’Gath, Zac, Sejuani hay Gragas luôn là lựa chọn hot pick hàng đầu, thống trị cả xếp hạng lẫn đấu trường chuyên nghiệp trong thời gian vừa qua.
“Dòng họ” tướng chống chịu đang trải qua quãng thời gian tươi đẹp nhưng vẫn có một số cái tên thuộc nhóm tướng này, vì nhiều lý do khác nhau vẫn không được đoái hoài. Đó cũng là những nhân vật chính trong bài hôm nay, Top 4 vị tướng chống chịu đang rơi vào hoàn cảnh “Lạc Trôi” khỏi Đấu Trường Công Lý ngay giữa thời đại của tanker.
Đầu tiên là Nautilus, gã Khổng Lồ Biển Sâu chỉ vài tháng trước thôi vẫn còn là lựa chọn được ưa chuộng hàng đầu khi đội hình cần một dàn chắn vững chãi và một cỗ máy cung cấp hiệu ứng khống chế hạng nặng trong giao tranh. Tiếc là việc bị giảm sức mạnh quá nhiều cũng như sự xuất hiện của những tướng chống chịu toàn diện hơn như Maokai, Galio đã khiến Nautilus mất đi chỗ đứng.
Tốc độ di chuyển, sát thương chiêu E Thủy Triều Dữ Dội bị giảm khiến chosức mạnh trong đánh tay đôi, trao đổi chiêu, đẩy đường đầu trận của Nautilus bị giảm nặng. Đánh trực tiếp vào ngưỡng sức mạnh trong khoảng giữa trận của hắn. Đồng thời cũng hạn chế đi điểm mạnh nổi trội của Nautilus so với các tanker khác là có khả năng đánh thắng được đấu sĩ sát thương khi đi dường.
Dù có nhiều hiệu ứng khống chế và chiêu Q Phóng Mỏ Neo tiếp cận khá ổn nhưng sức tank của Nautilus về cuối trận lại không bằng Maokai, Cho’Gath do độ hồi phục, đánh giao tranh lâu dài kém. Trong bối cảnh có quá nhiều tanker lợi hại nổi lên, sẽ cần những đợt tăng sức mạnh để giúp Nautilus có cơ hội trở lại.
Poppy, một vị tướng nữa cũng từng là hot pick, quân bài chống chịu hiếm hoi vẫn chơi tốt giữa meta chuộng việc đánh tướng sát thương đường trên giai đoạn giữa, cuối năm 2016. Tương tự Nautilus, quá nhiều đợt giảm sức mạnh và sự đổ bộ của hàng loạt tướng chống chịu tân tiến khác đã khiến Poppy mất đi chỗ đứng.
Poppy rất khỏe vào giữa trận khi mà xạ thủ chưa có nhiều trang bị với sức càn lướt, đu bám cực kỳ khó chịu. Thiết lập giao tranh, tạo đột biến tốt với cú E Xung Phong kết hợp cùng Tốc Biến tạo nên pha làm choáng khó đỡ. Thêm cả chiêu cuối Sứ Giả Phán Quyết độc đáo nữa. Một pha chiêu cuối đánh bay vài ba người hoặc nhân vật quan trọng bên phía đối thủ đi xa tít tắp là quá đủ cho giao tranh thắng lợi.
Tuy vậy thì chút ưu điểm ít ỏi đó không đủ để bù đắp cho hạn chế giai đoạn đi đường quá yếu, sức chống chịu về sau cũng không mấy nổi bật. Poppy gần như đi đường thua hết mọi kèo đường trên hiện tại. Để tạo đột biến trong giao tranh thì hầu hết chống chịu khác (Gragas, Zac, Maokai,…) cũng đủ sức làm ở mức chí ít là ngang bằng quân bài Người Giữ Búa. Poppy xem ra vẫn còn phải “đắp chiếu” khá lâu nữa đây.
Video đang HOT
Nghía vào khu rừng một chút, hầu hết tướng chống chịu đi rừng đều đã ít nhiều tạo được dấn ấn nổi bật trong thời gian qua. Từ các giải chuyên nghiệp như Sejuani, Gragas, Amumu, Zac cho đến xếp hạng với tỉ lệ thắng tăng vọt của Dr. Mundo. Duy chỉ có một vị tướng thuộc nhóm chống chịu xấu số đến giờ này vẫn không được mấy ai đoái hoài, đó là Rammus.
Những chỉnh sửa bộ chiêu thức của Rammus được đưa ra trong phiên bản 7.10 công bằng mà nói khá là ấn tượng. Rammus cải thiện đáng kể khả năng tấn công, gây sát thương cũng như hiệu ứng khống chế liên tục với cú E Khiêu Khích Điên Cuồng là chiêu cuối Động Đất làm chậm khó chịu. Chưa kể trang bị trấn phái của vị tướng này là Giáp Gai cũng nhận chỉnh sửa và trở nên lợi hại hơn gấp bội.
Mạnh lên nhiều nhưng Rammus vẫn chỉ phần nào phù hợp ở bậc rank thấp mà thôi. Càng lên trình độ cao, điểm yếu dọn rừng quá chậm, tiếp cận thô sơ của Rammus sẽ dễ dàng bị người chơi khai thác. Khó có thể kỳ vọng một Rammus có thể dùng Q Quả Cầu Tốc Độ mà chạm được tới xạ thủ trước trùng trùng lớp lớp bảo kê và hiệu ứng khống chế. So với cách mở giao tranh từ xa tít tắp bằng E Súng Cao Su của Zac hay cú chiêu cuối Nhà Ngục Buốt Giá của Sejuani rõ ràng là thua xa rồi.
Vị tướng cuối cùng trong bài là Malphite, cũng như Rammus, lối chơi đơn giản, độ trâu bò, khả năng khắc chế tướng phụ thuộc tốc đánh với cú E Dậm Đất và chiêu cuối Không Thể Cản Phá trứ danh giao tranh tổng cực mạnh là những ưu điểm giúp Malphite rất lợi hại ở rank thấp. Tuy nhiên chỉ cần lên đến tầm rank cỡ Kim Cương thôi là Mảnh Vỡ Thiên Thạch đã tỏ ra khá “tù” và vô hại rồi.
Ở rank thấp, Malphite có rất nhiều cơ hội để tung một cú chiêu cuối hất tung nhiều mục tiêu đối thủ, tạo tiền đề cho giao tranh chiến thắng. Ở trình độ cao hơn thì phản xạ, sức tập trung của người chơi luôn ở mức cao độ kết hợp cùng độ cơ động của vị tướng khiến việc tung chiêu cuối trúng đối thủ là rất khó khăn.
Thậm chí tung chiêu cuối trúng rồi thì tầm ảnh hưởng sau đó của Malphite cũng rất ít. Cùng lắm bồi thêm một pha E Dậm Đất làm chậm tốc độ đánh trên diện rộng (cũng không rộng lắm!!!) rồi như cục thịt bị thả diều tan nát trong giao tranh mà thôi. Quá ít so với những gì bộ chiêu thức của Galio, Maokai,… có thể làm được. Riot thì xem ra cũng hài lòng với việc phát triển Malphite theo hướng tướng dễ chơi, dành cho người mới làm quen nên không có ý định chỉnh sửa quá nhiều vị tướng này trong tương lai gần.
Theo GameK
Những vị tướng đường trên cực kỳ trâu bò nhưng cũng hiệu quả vô cùng khi mang xuống vị trí hỗ trợ (Phần 1)
Mấy tướng đường trên vai u thịt bắp này mà mang xuống chơi hỗ trợ cũng khá ghê đấy.
Lịch sử phát triển Liên Minh Huyền Thoại đã chứng kiến rất nhiều vị tướng chuyển dịch vị trí thi đấu của mình. Hãy cùng chúng tôi đến với loạt bài điểm danh những vị tướng chống chịu đường trên cực kỳ trâu bò nhưng cũng hiệu quả vô cùng khi mang xuống vị trí hỗ trợ. Trước khi vào nội dung chính hãy cùng nói qua một chút về những tanker đường trên chuyển xuống hỗ trợ.
Điểm mạnh của chúng là cung cấp hiệu ứng khống chế dồi dào và sức chống chịu khá ổn cho đội hình. Mặc dù các hỗ trợ thiên hướng bảo kê, buff khiên như Nami, Lulu, Karma,... đang nổi lên thống trị đấu trường chuyên nghiệp nhưng ở chế độ xếp hạng khả năng khô máu đầu trận, snowball nhanh khi có lợi thế của các hỗ trợ chống chịu vẫn ít nhiều có đất diễn. Giờ thì bắt đầu Phần 1 nào.
Poppy
Poppy là cái tên đầu tiên, một trong những vị tướng "dậy thì" thành công nhất trong vài năm qua. Kể từ khi làm lại Poppy lột xác từ một đấu sĩ cũ kĩ, lạc hậu trở thành vị tướng chống chịu được yêu thích hàng đầu với lối chơi hấp dẫn, sáng tạo hơn xưa rất nhiều. Ngoài vị trí đường trên thường thấy thì Poppy cũng được nhiều người chơi sử dụng khá hiệu quả trong vai trò hỗ trợ.
Bên cạnh chiêu cuối Sứ Giả Phán Quyết tạo ảnh hướng cực lớn trong giao tranh đã thành thương hiệu. Chiêu W Không Thể Lay Chuyển tạo một lớp khiên xung quanh ngăn mọi kẻ địch lao tới là vũ khí lợi hại giúp Poppy bảo vệ chủ lực trước những kẻ hung hãn lao vào bắt bớ. Thậm chí đôi khi còn dùng để bắt bớ ngược lại chủ lực đối phương. Để Poppy bấu vào và bật Không Thể Lay Chuyển thì dù có sở hữu kỹ năng dạng lướt như Tristana, Caitlyn, Lucian vẫn không thể thoát ra.
Poppy vẫn đảm bảo được khả năng makeplay, mở giao tranh với những pha Tốc Biến E Xung Phong đẩy mục tiêu vào tường và làm choáng tới 2s, quãng thời gian thừa đủ để đồng đội làm gỏi kẻ xấu số. Kỹ năng còn lại của Poppy là Q Búa Chấn Động không thật hữu dụng khi chơi hỗ trợ, dù vậy một chút hiệu ứng làm chậm cũng là không tệ để ngăn cản sức càn lướt đối thủ.
Trundle
Trundle, gã Vua Quỷ Khổng Lồ là lựa chọn hàng đầu đường trên tại CKTG 2016 nhờ bộ chiêu phục vụ tốt cho lối chơi đẩy lẻ đường trên với khả năng tay đôi mạnh mẽ, push trụ khá ổn của mình. Không chỉ có vậy, mùa giải 2016 từng chứng kiến Trundle tỏa sáng rực rỡ, làm mưa làm gió trên đấu trường chuyên nghiệp trong suốt một thời gian dài ở vị trí hỗ trợ.
Không mạnh trong việc gây hiệu ứng khống chế hay mở giao tranh do chỉ có 1 kỹ năng khống chế dạng mềm là E Cột Băng mặc dù đây là kỹ năng tạo đột biến trong giao tranh rất mạnh khi dùng khéo léo. Trundle hỗ trợ chủ yếu được sử dụng nhằm khắc chế đối thủ với bộ chiêu thức thiên về đánh cắp chỉ số của đối thủ khá dị của hắn.
Chiêu Q Nhai Nuốt hút sát thương vật lý và nội tại Cống Phẩm Đại Vương cho Trundle khả năng hồi phục, trao đổi chiêu thức rất tốt khi đi đường, cắn Q được vào xạ thủ đối phương thì kẻ địch đánh Trundle chỉ có từ chết đến bị thương mà thôi. Đặc biệt là chiêu cuối Chinh Phục khắc chế cực mạnh các tướng đỡ đòn khi đánh cắp lượng lớn chỉ số chống chịu của mục tiêu và chuyển dần cho bản thân trong vòng 4s.
Từng có thời gian các tanker như Maokai, Poppy phải hướng đến trang bị Khăn Giải Thuật để chống lại chiêu cuối Trundle nếu không muốn hàng tấn chống chịu dày công tích trữ của mình bị thổi bay chỉ với một cú click đơn giản. Không còn quá hot tuy nhiên nếu chơi xếp hạng và thấy đội hình bên kia giàu chống chịu, đừng ngần ngại pick Trundle và khiến chúng mềm như bún mỗi khi lao vào.
Nautilus
Nautilus theo giới thiệu ban đầu của Riot khi ra mắt là một vị tướng đi rừng. Thế nhưng khá éo le là suốt từ năm 2015 đến nay gã Khổng Lồ Biển Sâu đã trở nên quá phổ biến ở 2 vị trí đường trên và hỗ trợ. Sức chống chịu mạnh vào đầu và giữa trận cùng lượng hiệu ứng khống chế cực khủng trong bộ chiêu thức là những gì cần nói về Nautilus.
Mặc dù không kéo xuyên được địa hình như so với 2 vị tướng hỗ trợ họ nhà kéo khác là Thresh và Blitzcrank, cú Q Phóng Mỏ Neo có tầm hitbox rộng, thời gian tung chiêu ngắn nên dễ kéo trúng hơn rất nhiều. Thời gian giữ chân sau đó của Nautilus cũng vượt trội hoàn toàn với cú đập chôn chân bằng nội tại Mỏ Neo Ngàn Cân, cộng thêm dậm E Thủy Triều Dữ Dội làm chậm. Quá đủ để cùng xạ thủ đoạt mạng hay chí ít tước đi phép bổ trợ đối phương.
Vũ khí mạnh nhất của Nautilus dĩ nhiên là chiêu cuối Thủy Lôi Tầm Nhiệt. Kỹ năng khống chế hàng đầu Liên Minh Huyền Thoại nhờ cơ chế chọn, khóa mục tiêu mục tiêu từ xa vô cùng lợi hại. Một pha "vạch đường" chiêu cuối khéo léo có thể giúp Nautilus hất tung cả đội hình đối phương trong giao tranh. Lựa chọn rất tốt nếu bạn muốn chơi khô máu ở đường dưới mặc dù sẽ yếu dần về cuối trận do sức chống chịu khi chơi hỗ trợ sẽ không được đảm bảo như đường trên
Sion
Cái tên cuối cùng của phần 1 là gã Chiến Binh Bất Tử, Sion. Sion luôn là vị tướng rất thú vị, một gã cục mịch, thô kệch nhưng lại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng để chơi tốt. Không chỉ chiêu cuối Bất Khả Kháng Cự dành cho những game thủ tay lái lụa trứ danh, các chiêu thức cơ bản của Sion cũng yêu cầu nhiều sự tính toán, căn chỉnh chính xác từ người chơi mới phát huy được tác dụng.
Sion hỗ trợ có khả năng trao đổi chiêu thức rất mạnh, Q Cú Nện Tàn Khốc khi vận tối đa gây tới 300% sát thương. Một cú vận Q từ trong bụi hất tung đối thủ, bồi thêm sát thường từ 2 chiêu thức còn lại, nếu là tướng máu giấy hoàn toàn có thể bay ngay hơn 50% lượng máu chưa kể sát thương bồi thêm từ xạ thủ. Bao giờ cũng vậy, những kỹ năng cơ bản nhưng có khả năng gây khống chế diện rộng luôn được đánh giá rất cao.
E Sát Nhân Hống với cơ chế dạng bắn bi đem lại khả năng cấu rỉa khá khó chịu. Chiêu W Lò Luyện Hồn không giúp cho Sion tích lượng máu lớn như thông thường do hỗ trợ thì không farm nhiều nhưng có thể dùng để giúp Sion gia tăng chống chịu khi kích hoạt lần đầu, chống đỡ sát thương cho đồng đội hoặc giảm bớt việc bị cấu rỉa nếu gặp hỗ trợ tay dài.
Sion chơi ở vị trí hỗ trợ còn khá lạ lẫm ở Việt Nam, tại Hàn Quốc thì phong cách này phải nói là "xưa như Diễm" rồi. Thậm chí Sion còn luôn có một vị trí khá ổn định trong nhóm hỗ trợ dẫn đầu về tỉ lệ thắng trong chế độ xếp hạng máy chủ số 1 thế giới.
Theo GameK
LMHT: Riot bất ngờ buff sức mạnh một loạt các tướng hot như Ezreal, JinX, Lux, Malphite, Sivir và Ziggs Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thông tin Liên Minh Huyền Thoại trên máy chủ PBE ngày hôm nay nhé. Như các bạn đã biết, Liên Minh Huyền Thoại phiên bản 7.14 đã chính thức được Riot cho ra mắt trong tuần này. Với rất nhiều thay đổi từ tướng mới Kayn - Con Đường Bóng Tối cho đến hệ thống vinh...