Top 4 unit siêu yếu trong Auto Chess, cho cũng không ai thèm lấy vì quá phế
Giống như với người anh lớn DOTA 2, Auto Chess cũng tồn tại những vị tướng, unit cực kì yếu đuối khi kể cả những người chơi trình thấp như Knight đổ xuống cũng bỏ qua.
Giống như với người anh lớn DOTA 2 của mình, Auto Chess cũng tồn tại những vị tướng, unit cực kì yếu đuối khi kể cả những người chơi trình thấp như Knight đổ xuống cũng bỏ qua vì skill của chúng quá yếu mà bản thân chỉ số của chúng cũng quá mỏng manh.
Alchemist là ví dụ điển hình nhất của việc “chữa lợn lành thành lợn què” của cha đẻ Auto Chess khi mà từ vị thế của một unit thấy là pick thì Alchemist bỗng nhiên thành unit không ai ngó ngàng của phân lớp tướng 4 tiền. Trước kia với skill Acid Spray của mình, Alchemist cung cấp một lượng sát thương diện rộng tạm ổn nhưng đặc biệt nhất đó là khả năng trừ giáp cực khủng với -8 giáp ngay từ khi unit này ở mức 1 sao. Chưa kể với class Warlock, Alchemist cũ là mảnh ghép hoàn hoản với đội hình gây sát thương vật lí khi vừa trừ giáp đối thủ vừa cung cấp combo hút máu của Warlock.
Alchemist cũ như một vị thần còn Alchemist mới như một…thần đằng
Tuy nhiên khi được làm lại skill, Alchemist bỗng nhiên trở thành một phiên bản khác của TerrorBlade hay Dragon Knight với skill Chemical Rage của mình và mất đi kĩ năng trừ giáp. Điều này khiến cho bạn muốn chơi Alchemist thì buộc phải xây dựng đội hình xung quanh unit này. Tuy nhiên đội hình khả thi nhất đó là đội hình 6 Goblin mới được buff nhưng lại quá phụ thuộc vào Techies, một unit 5 tiền cực hiếm, nên dễ hiểu vì sao mà Alchemist rơi tự do trên bản xếp hạng và tụt xuống hàng những unit yếu nhất Auto Chess.
Slark sau khi sửa skill thì số phận còn thảm hơn trước
Thêm một ví dụ nữa của việc đổi skill nhưng không đổi vận khi mà Slark từ một unit hạng trung thì tụt thảm hại xuống hàng những hero yếu nhất Auto Chess với skill Pounce mới. Trước kia thì Slark và Templar Assassin là hai hero quan trọng nhất của đội hình Assassin với việc sở hữu skill mang tính chất bảo vệ bản thân cực tốt. Tuy nhiên với việc bỏ đi Shadow Dance và thay bằng Pounce thì Slark chính thức trở thành phế phẩm khi mà unit này không còn độ khó chịu như cũ, hơn nữa khả năng disarm lại cực kì hên xui khi mà bạn rất có thể chỉ disarm được những unit sử dụng phép dạng như Keeper of the Light hay Crystal Maiden chẳng hạn.
Video đang HOT
Morphling của DOTA 2 và AutoChess là hai thái cực đối lập hoàn toàn
Có lẽ bên cạnh những unit 5 tiền thì những unit mới khác được thêm vào khá là yếu so với mặt bằng chung khi mà Morphling dù là cái tên mới nhưng lại chả được mấy người chơi sử dụng. Điểm yếu nhất của Morphling đó là animation của unit này quá tệ, cảm tưởng để có thể sử dụng xong một đòn đánh thường là mất phải gần 2s vậy, điều này xuất phát từ việc stats cơ bản của hero này trong DOTA 2 là cực kì tệ và hero này phụ thuộc hoàn toàn vào skill đổi stats và trang bị để mạnh. Và khi vào Auto Chess thì những thứ làm cho Morphling mạnh không còn nữa nên hero này trở thành một unit thừa thải trong game, có chăng là một vài game thủ muốn chơi đội hình 4 Elemental đổi gió thì Morphling còn được pick mà thôi.
Có vẻ như các unit Assassin không được nhà làm game ưu ái lắm khi Riki là unit sát thủ thứ 3 lọt vào danh sách đội sổ này. Riki mang tới một cơ chế mới đó là che giấu đi những gì bạn đang để ở phần hàng chờ phía dưới của team bạn. Ý tưởng rất hay nhưng mà với những người chơi có kinh nghiệm nhất định thì họ hoàn toàn chỉ cần counter những gì bạn đó có trên sân mà thôi, trừ khi bạn quá giàu có và thủ sẵn hai đội hình ở dưới hàng chờ.
Tộc Satyr của Riki có kĩ năng khá là phế
Combo của tộc đã không còn ý nghĩa thì những gì còn lại của Riki cũng không mạnh mẽ gì khi mà stats khởi điểm của unit này là cực kì yếu, thậm chí với một con tướng 3 tiền và phải lao vào hàng sau mà chỉ sở hữu 0 giáp thì quả thật Riki có khi còn chả đánh được mấy đòn đã bị DPS của đối thủ hạ gục rồi.
Theo GameK
Auto Chess: Top 4 đội hình "khổ trước sướng sau" - Yếu đuối đầu game nhưng làm trùm cuối trận
Auto Chess cũng có khá nhiều điểm tương đồng với DOTA 2 khi mà cũng có những unit, đội hình tăng tiến sức mạnh theo thời gian.
Auto Chess cũng có khá nhiều điểm tương đồng với DOTA 2 khi mà cũng có những unit, đội hình tăng tiến sức mạnh theo thời gian khi đủ combo thì có những đội hình dường như là không thể cản phá với sức mạnh kinh hoàng nhưng đầu game lại vô cùng yếu đuối.
1. Mage
Đội hình Mage là một trong những đội hình cực mạnh ở giai đoạn sau của trận đấu với những combo burst damage cực kì kinh khủng với những unit điển hình như Razor và Keeper of the Light. Và khi mà những unit Mage mạnh mẽ được nâng cấp như Razor, Keeper of the Light, Lina đi kèm với những unit khống chế diện rộng mạnh như Kunkka, Tidehunter, Medusa thì đội hình Mage dễ dàng tạo ra một khoảng khống chế rất dài, dủ lâu để dàn Mage phía sau tung chưởng thổi bay đội hình địch.
Để cho Keeper of the Light tung được chiêu thì xác định team địch bay nửa đội hình
Tuy nhiên ở giai đoạn đầu trận, đặc biệt là trước round thứ 15, Mage dường như không hề có chỗ đứng chút nào khi mà những unit mage đa phần là 3-4 vàng, rất khó để nâng cấp lên 2 sao sớm nếu không đủ may mắn. Hơn thế nữa điểm yếu chết người của Mage đó là thường xuyên để thua những round quái nên lượng đồ không được dồi dào như những đội hình khác.
2. Elf
Đội hình Elf cũng là một team rất khủng ở giai đoạn cuối trận khi mà những unit Elf mạnh như Templar Assasin, Windranger, v.v gây rất nhiều sát thương về cuối trận. Tuy nhiên giống như Mage, phần lớn các unit mạnh mẽ nhất của Elf đều ở mức 3,4 tiền nên rất khó nâng cấp sớm và bạn buộc phải dựa vào dàn Druid như Treant Protector và Nature Prophet để sống qua giai đoạn đầu game.
Những unit Elf rất khó chịu ở giai đoạn cuối trận khi counter khá tốt nhiều đội hình
Về late thì đội hình 6 Elf với khoảng hơn 40% né tránh là một đội hình vô cùng khó chịu khi mà nó vừa cản một lượng kha khá sát thương từ đối phương, vừa triệt tiêu đi khả năng regen mana từ những unit quan trọng làm cho đội hình đối phương rất khó để tung chiêu trước team mình.
3. Hunter
Thật ra thì hunter không phải là một combo quá mạnh khi mà lượng sát thương cộng thêm không phải là quá ấn tượng, tuy nhiên combo hunter về late game rất dễ mix như là một combo phụ khi mà 2 unit được ưa chuộng nhất late game là Tidehunter và Medusa đều là hunter cả.
Những unit mạnh nhất lategame như Tidehunter và Medusa đều thuộc class Hunter
Nếu bạn sử dụng đội hình Elf thì dường như bộ đôi Tidehunter, Medusa là mảnh ghép hoàn hảo khi mà Windranger là một unit gần như không thể thiếu trong đội hình Elf. Nếu bạn muốn có một đội hình dồn sát thương vật lí nhanh chóng thì việc mix team 4 Undead và Hunter cũng rất dễ dàng khi mà Drow Ranger là một unit Undead Hunter, rất dễ ghép lên 3 sao ở giai đoạn late game.
4. Warrior
Warrior được sử dụng vô cùng phổ biến khi mà đây là class dễ kết hợp với nhiều loại đội hình, mạnh ở giai đoạn đầu trận nhưng không nhiều người coi trọng những unit Warrior ở cuối trận. Đầu tiên thì Warrior là đội hình rất dễ build, có thể mix với nhiều hiệu ứng khác nhau, dễ nâng cấp từ sớm khi mà có những unit Warrior 1,2 tiền.
Troll Warrior là sát thương chủ yếu của đội hình Warrior nên cần support tối đa cho unit này
Hơn nữa những unit 4 tiền của Warrior cung cấp đủ những thứ quan trọng mà đội hình này thiếu, đó là disable diện rộng của Kunkka, là khóa một mục tiêu của Doom và là Sát thương của Troll Warlord. Vì thế nếu bạn có thể xây dựng đội hình 6 Warrior, đi kèm với những hiệu ứng khác như combo Shaman của Disruptor và Shadow Shaman hay Disable diện rộng thì Warrior là một đội hình mạnh từ đầu tới cuối trận đấu.
Theo GameK
Auto Chess: Top 5 hero được dùng nhiều nhất ở rank Queen tháng 3 Bậc xếp hạng Queen trở lên người ta thường dùng tướng nào nhiều nhất? Kênh Discord Liquid vừa qua đã có thống kê trên 97 người chơi hiện đang xếp hạng từ bậc Queen trở lên trong Auto Chess. Theo đó, một dữ liệu đầy đủ về lượng tướng, loại tướng và tần suất sử dụng đã được thống kê lại chia theo...