Top 4 trang bị quá bá đạo tới nỗi bị IceFrog xóa khỏi DotA DOTA 2
DotA hay DOTA 2 có một quãng đường phát triển vô cùng dài tới gần hai thập kỉ cùng với số lượng tướng và trang bị vô cùng đa dạng, tuy nhiên có một số trang bị được coi là đứa con lỗi của IceFrog và bị chính cha đẻ của mình thẳng tay xóa khỏi game.
Được ra mắt trong phiên bản 6.60 nhưng chỉ trong một thời gian vô cùng ngắn ngủi, trang bị này đã bị xóa khỏi game bởi nó đẩy sức mạnh của các Carry lên một cách không tưởng. Đúng như tên gọi của nó, người tăng level, item này giúp cho các Carry tăng lượng farm và level cực kì nhanh khi mà công thức của món trang bị này đều là những item rẻ, hiệu quả tốt và dễ lên như Quelling Blade hay Wraith Band.
Một item rẻ nhưng đem lại hiểu quả quá lớn như vậy không được phép tồn tại lâu.
Hơn nữa hiệu ứng mà trang bị này đem lại là hết sức khủng khiếp so với cái giá 2120 vàng đó là tăng 40% sát thương lên quái và 60% sát thương lên công trình, đồng nghĩa với việc bạn sẽ sở hữu khả năng đẩy nhà vô cùng nhanh, thậm chí là nhanh hơn item đắt đỏ khác là Necromicon level3. Với sức mạnh quá là vượt trội như vậy, không khó hiểu khi mà The Leveller bị xóa khỏi DotA.
Arcana Ring được xem như là một món bảo vật trấn phái cho các hero như Earth Shaker, Zeus, Sand King hay bất kì hero nào sử dụng skill liên tục khi đó. Với 1700 vàng, một con số quá rẻ mạt và giữa game, bạn sẽ có 4 giáp và 300 mana cùng khả năng hồi 135 mana có đồng minh mỗi 30s, một con số quá ấn tượng.
Những chỉ số chất lượng của Arcane Ring thời DotA.
Video đang HOT
Hơn nữa đây là trang bị snowball cực kì tốt khi mà giai đoạn giữa game những nuker khi đó hoạt động vô cùng mạnh mẽ với lượng sát thương phép vượt trội, khả năng hồi mana liên tục khiến cho những Carry phải farm nhiều không thể thở nổi và đã có lúc DotA chuyên nghiệp khi đó phụ thuộc vào việc team nào là team lên được item này sớm hơn là cầm chắc chiến thắng. Nhìn ra sự mất cân bằng nghiêm trọng này, IceFrog đã xóa item này vào phiên bản 6.68 và quyết định cho ra đời Arcane Boot như một sự thay thế.
PMS được xem là item lâu đời của DotA khi mà item này xuất hiện từ phiên bản 6.60 và liên tục được buff từ giảm giá thành cho tới việc khả năng block damage tác dụng lên cả illusion. Chính vì buff liên tục và trở nên quá mất kiểm soát khi hàng loạt các Carry Agi đều sử dụng item này từ Phantom Lancer, Slark cho tới những hero đi mid dạng tay ngắn như Ember Spirit đều sử dụng item này.
Hệ quả của việc lạm dụng chiếc khiên này đó là làm cho giai đoạn đi đường của các Carry quá an toàn, lượng sát thương bị block bởi PMS là quá lớn khiến cho các Carry trụ đường cực kì lâu, farm được lượng item vượt trội và vô hình chung kéo dài game đấu một cách không cần thiết. Nhận ra ảnh hưởng mang tính tiêu cực như vậy, IceFrog đã buộc phải xóa bỏ Poor’s Man Shield ra khỏi game vào phiên bản 7.07 nhằm tạo ra một meta game mới nhanh và hấp dẫn hơn chứ không còn nuôi rùa như trước.
Poor Man Shield và Iron Talon bị xóa khỏi DOTA 2 tại bản 7.07.
Iron Talon
Một công cụ farm nữa tiếp tục bị IceFrog đào thải đó chính là Iron Talon khi mà dù mới được đưa vào game từ phiên bản 6.86 tức là cách đây khoảng 2 năm nhưng item này đã bị xóa khỏi game tại phiên bản 7.07 cùng với PMS trong công cuộc làm mới meta game. Iron talon khi ra mắt đã tạo nên một làn sóng trong pub game được coi là vô cùng tiêu cực khi mà người người nhà nhà lên món trang bị này và … đi farm rừng, thậm chí là bỏ luôn lane mà chui vào rừng để farm.
Món trang bị trấn phải cho những người rừng thời đó.
Đó là câu chuyện của pubgame, đấu trường chuyên nghiệp thì họ còn lợi dụng trang bị này kinh khủng hơn nhiều khi mà những hero như Beast Master, Night Stalker được sử dụng ở vị trí support số 4, được lên món trang bị này và farm cho mình level 6 nhanh nhất có thể để tạo đột biến cực lớn ở giai đoạn đầu midgame. Hãy tưởng tượng bạn là Invoker đang farm yên ổn ở lane và đùng một cái một con Beast Master đi từ rừng và Roar thẳng đầu bạn vào phút thứ 5, bạn chết và mất luôn trụ, một điều quá là vô lí khi mà những support bên bạn còn chưa chắc có level5.
Theo GameK
Valve công bố những chi tiết quan trọng của mùa giải DPC mới khi rút gọn chỉ còn 5 Major
Cách đây ít giờ, Valve đã đăng tải những thông tin vô cùng quan trọng về lộ trình sắp tới của mùa giải DPC quyết định vé mời tới The International 2019. Có vẻ như Valve đã lắng nghe những phản ánh của game thủ khi rút gọn lại số lượng Major cũng như Minor xuống con số 5 để đảm bảo chất lượng giải đấu.
Thay đổi được xem là quan trọng đầu tiên đó là việc điểm DPC sẽ dành cho tất cả các team tham dự Major lẫn Minor chứ không còn chỉ chia cho top 4 như mùa giải trước. Điều này tạo động lực lớn hơn cho các team chiếu dưới khi thi đấu khi trước kia việc không lọt vào top 4 đồng nghĩa với tay trắng làm cho các team không có khả năng cạnh tranh danh hiệu thi đấu vô cùng buông thả vì họ biết có cố gắng cũng chả được gì.
Cuộc chơi DPC không còn là sân khấu của mình Virtus Pro nữa.
Mỗi Major sẽ có giá trị ít nhất là 1 triệu USD và 15000 điểm, cơ cấu phân chia số điểm theo thứ hạng sẽ là: Vô địch 4950 điểm, hạng nhì 3000 điểm, hạng 3 2100 điểm, hạng 4 1350 điểm, hạng 5-6 900 điểm, hạng 7-8 450 điểm, hạng 9-12 150 điểm và hạng 13-16 75 điểm. Số điểm tổng và số điểm mỗi team nhận được sẽ tỉ lệ thuận với giá trị giải thưởng ( VD: Major 2 triệu USD sẽ có 30000 điểm và đội vô địch Major đó sẽ được 9000 điểm).
Cách chia này cũng tương tự với Minor, tuy nhiên Minor sẽ chỉ có giá trị chung là 500 điểm DPC và không tỉ lệ thuận theo giải thưởng, điều đặc biệt của Minor đó là team vô địch sẽ được mời thẳng tới Major kế tiếp.
Năm nay số lượng giải ít hơn nhưng tính cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nhiều.
Các Major và Minor giờ đây sẽ được tổ chức theo cặp và có chung một vòng loại khu vực dành cho 6 khu vực trong đó mỗi khu vực có ít nhất 2 đại diện đi Major và 1 đại diện đi Minor. Các đội không đủ điều kiện đi Major sẽ đánh tiếp để chọn ra đại diện đi Minor. Sau mỗi một cặp Major-Minor kết thúc, các team được mời thẳng hoặc mời tới vòng loại khu vực của cặp Major-Minor kế sẽ được quyết định bởi Valve.
Một sự thay đổi khá hay khác đó là giờ đây top 12 DPC sẽ được mời thẳng tới TI9 thay vì Top 8 như năm nay và 6 vị trí còn lại của TI9 sẽ được chia đều cho 6 khu vực. Về phần player thì lần này điểm DPC sẽ là điểm của team, mỗi khi một thành viên rời team thì team đó bị trừ 20% số điểm, team được sử dụng standin hay dự bị ở vòng loại nhưng nếu tới giải LAN mà vẫn sử dụng dự bị thì team đó chỉ nhận được 60% số điểm nhận được mà thôi.
Sẽ không còn những thương vụ trị giá gần 1000 điểm như Na`Vi từng làm.
Nhiều người khá bất ngờ về việc điểm giữa Major và Minor chênh quá nhiều nhưng lần này Valve đã làm theo ý các game thủ khi mà điểm Major nhiều như vậy, việc vô địch Major gần như đảm bảo một suất đi TI9 dành cho team đó. Điều này để tránh tình trạng phải cày ải quá nhiều vừa lộ bài vừa tạo áp lực cho game thủ khi mà Virtus Pro và Liquid là ví dụ điển hình khi họ bị lại bởi vì lộ bài ở Major và rồi vào TI8 bị nghiên cứu và không lọt vào top 3.
Liquid bị các đối thủ nghiên cứu quá kĩ và không thể lọt vào Top 3 TI8.
Minor đơn thuần là tạo điều kiện cho các team không qua được vòng loại có cơ hội tham dự Major tạo điều kiện cho các team Tier 2 Tier 3 có cơ hội thi đấu nhiều hơn mà thôi. Điểm nhận được ở Minor không mang nhiều ý nghĩa lắm với các team top đầu nhưng với những team ở top 9-12 của BXH DPC thì đôi khi nó lại mang ý nghĩa quyết định.
Theo GameK
DOTA 2: Top 4 hero bị out meta quá nặng tới nỗi không ai thèm ngó ngàng tại TI8 The International 2018 là nơi cho chúng ta thấy rõ ràng nhất meta game hiện tại với lối chiến thuật chia lane 2-1-2 và tập trung vào giai đoạn đi đường, chính vì thế mà có những hero không phù hợp với lối chơi này đã bị đào thải và không một ai thèm ngó ngàng tới. Slark Những tưởng Slark sẽ tỏa...