Top 4 tính năng đã được IceFrog học hỏi và áp dụng vào DOTA 2
Mặc dù DotA hay DOTA 2 sau này là tựa game eSports ra đời từ rất sớm nhưng IceFrog vẫn không ngừng phát triển đứa con cưng của mình cũng như học hỏi và áp dụng những tính năng hay của những tựa game eSports khác cho DOTA 2.
1. Xếp hạng người chơi theo bậc xếp hạng
Đây là một hệ thống xếp hạng khá phổ biến và được sử dụng trong khá nhiều tựa game eSports khác như Liên Minh Huyền Thoại, Hearth Stone, Over Watch v.v Điểm tối ưu của hệ thống này là giúp người chơi trải nghiệm tựa game tốt hơn khi mà hệ thống sẽ xếp những người chơi trong trận có hạng tương đương nhau.
Một điều khá là bất cập của hệ thống MMR cũ của DOTA 2 đó là tình trạng bạn sẽ gặp phải một người chơi trong trận có trình đô hơn bạn quá nhiều, ví dụ như bạn 4k vẫn có thể gặp người chơi 6k. Khi đó trận đấu sẽ cực kì nhàm chán khi mà một bên bị rape không thương tiếc còn một bên chả làm gì cũng thắng khi mà người chơi kia đã làm hết rồi.
Phải tới mùa thứ 8, IceFrog mới áp dụng hệ thống xếp hạng tiên tiến này vào DOTA 2.
2. Lối chơi Carry sát thương phép
“AP Carry” là điều đã quá quen thuộc với người chơi LMHT chỉ một lớp nhân vật gây rất nhiều sát thương phép xuyên suốt cả trận đấu, ấy vậy mà DOTA 2 chưa bao giờ tồn tại một dạng hero như vậy cả. Đã từng có một thời điểm, DOTA 2 là trò chơi xem bên nào là bên có Carry mạnh hơn, farm nhanh hơn.
Một điều cực kì dễ hiểu đó là những Carry sát thương phép như Lina, Queen of Pain chỉ thực sự có ảnh hưởng lên trận đấu trong khoảng từ phút thứ 10 tới phút 25 mà thôi, sau đó những Carry sẽ trang bị cho mình những chiếc Black King Bar hay những item tăng stats khiến cho lượng sát thương phép cực kì hạn chế.
Video đang HOT
BKB và item không quá đắt nhưng vô cùng hiệu quả.
Nhận thấy sự bó hẹp trong chiến thuật, IceFrog quyết định tăng sức mạnh cho Blood Stone, coreitem của những Carry phép thuật, và cho ra mắt Octarine Core cùng khả năng giảm thời gian hồi chiêu và hút máu phép cũng như Aether Lens cho khả năng tăng sát thương phép và tăng tầm cast skill, chỉ số Intel tăng sát thương phép, đặc biệt là điều chỉnh rất nhiều skill có thể xuyên được BKB.
Điều này đã mở ra lối chơi Carry phép thuật, một lối chơi mới hiệu quả chứ sức mạnh về late không chỉ phụ thuộc và những Carry siêu nhân thường thấy nữa.
Linh hồn bão tố luôn là biểu tượng của những Carry phép thuật trong DOTA 2.
3. Lớp nhân vật Sát thủ vật lý
Nếu như ở LMHT, những Zed, Talon, Kha’zix, Rengar từ lâu tạo thành một dạng tướng sát thủ vật lý thì ở DOTA 2 điều này không tồn tại khi mà rất ít những hero gây sát thương vật lí từ kĩ năng, có chăng lại là Tanker như Bristle Back mà thôi.
Tuy nhiên IceFrog đang manh nha đưa lớp nhân vật Sát thủ vật lý vào DOTA 2 khi mà anh đã chỉnh sửa Phantom Assasin thành một dạng hero gây sát thương cực lớn bằng kĩ năng hay mới đây nhất là Monkey King với những cú Boundless Strike đau điếng cùng khả năng bay nhảy đặc trưng của những Sát thủ.
Phantom Assasin được IceFrog chỉnh sửa rất nhiều để thành một sát thủ đúng nghĩa.
4. Hệ thống Talent Tree
Talent Tree là hệ thống của Blizzard sử dụng cho tựa game Heroes of the Storm và lần đầu ra mắt tại DOTA 2 phiên bản 7.00 và nó đã ngay lập tức tạo ra một cơn sốt trong game khi những hero giờ đây đều có những nhánh Talent cực kì mạnh và bá đạo.
Những điểm Talent này không chỉ tăng sức mạnh đơn thuần cho hero như tăng damage, máu, mana, tăng chỉ số mà nó còn thay đổi là một lối chơi của hero, điển hình là Ember Spirit từ một hero gánh kèo với những chiếc Rapier thành một “Pháp sư” đúng nghĩa khi gây rất nhiều sát thương phép.
Ember là hero chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hệ thống Talent Tree.
Điều này đã mở ra rất nhiều lối đi mới, lối chơi mới hay những cách tiếp cận trận đấu mới chứ không bó hẹp một lối chơi cho riêng từng Hero nữa.
Theo gameK
Chung kết IEM Oakland PUBG: Hay chưa đủ, phải cực kỳ hên mới giành nổi "chiếc chảo vàng" trong tựa game này!
Một đội tuyển PUBG vượt qua vòng loại khu vực, và vượt qua nốt cả chục ông lớn để giành chức vô địch thì chắc chắn không thể nào gọi là lót đường được
Như chúng tôi đã đưa tin, vào sáng qua và sáng nay 20/11 theo giờ Việt Nam, 8 trận đấu Squad trong khuôn khổ giải đấu IEM Oakland PUBG Invitational 2017 đã diễn ra. Khác hẳn so với giải đấu tổ chức hồi tháng 08 tại Đức, chức vô địch giải đấu này chỉ có 1, dành cho squad PUBG xuất sắc nhất sau khi cộng tổng điểm của 8 trận đấu diễn ra. Cách tổ chức giải đấu như thế này hứa hẹn cả may mắn, kỹ năng lẫn các pha xử lý tuyệt vời sẽ được thể hiện thay vì chỉ đấu 3 trận để so tổng điểm như giải đấu trước.
Và thực sự, không có gì "nảy số" nhanh hơn bảng tổng sắp của giải PUBG lần này. Cứ sau một trận đấu, vị trí đầu bảng lại thay đổi một cách chóng mặt. Sau khi ngày thi đấu đầu tiên kết thúc, TSM giành ngôi đầu bảng. Sau trận đấu thứ 3, bảng tổng sắp tiếp tục thay đổi khi Method hạ gục 17 đối thủ khác để giành vị trí đầu bảng, bỏ xa Digital Chaos tới... 200 điểm, và đến cuối cùng, TSM là những người tạm thời giành vị trí đầu bảng với tổng cộng 865 điểm sau pha đối mặt 2 vs 1 thành công với game thủ cuối cùng của team NiP, nhưng ngay dưới là 4 chàng trai Method với 835 điểm mà thôi.
Thế nhưng sau những trận đấu diễn ra sáng sớm nay lúc 4 rưỡi sáng giờ Việt Nam, chiếc chảo vàng đã gọi tên những chàng trai aAa, một team PUBG đến từ nước Pháp, phải vượt qua vài chục đội tuyển khác để giành chiếc vé tham dự giải đấu thay vì được mời trực tiếp như các ông lớn khác. Một đội tuyển PUBG vượt qua vòng loại khu vực, và vượt qua nốt cả chục ông lớn để giành chức vô địch thì chắc chắn không thể nào gọi là lót đường được. Và cũng chính thực tế gameplay đã chứng minh, trong PUBG, bất kỳ ai trong một ngày thi đấu xuất thần và được thần may mắn mỉm cười cũng đều có thể giành lấy chức vô địch.
Ngày thi đấu cuối cùng của IEM Oakland PUBG Invitational 2017 khởi đầu với Team Liquid giành chiến thắng game đấu thứ 5 với việc Keiron "Scoom" Prescott chạy bo như lên đồng, hạ gục được 8 đối thủ và một tay đưa Team Liquid từ vị trí thứ 10 lên thẳng vị trí thứ 2. Trong khi đó, 4 chàng trai Pháp của aAa Gaming đã giành được chiến thắng game đấu thứ 6 với tổng 10 mạng hạ gục và dành top 1.
Điều này khiến cho bảng xếp hạng thay đổi liên tục, cứ sau một trận đấu là lại có 1 team mới giành vị trí đầu bảng. Đến game đấu thứ 7, một lần nữa Digital Chaos lặp lại thành tích ở game đấu đầu tiên với 12 mạng giữa đồng trống Gatka để hạ gục Noble, đưa họ vào vị trí top 1 của trận đấu. Và ở trận đấu cuối cùng, "cơm gà" đã gọi tên Ronin Esports với một trận đấu nghẹt thở đến phút chót khi Justin "Chappie" Andrews của C9 cương quyết không chịu bỏ cuộc và suýt lật kèo 1 vs 3 ở vòng bo cuối cùng.
Tuy nhiên mọi thứ đã ngã ngũ khi aAa với sự ổn định, cân bằng giữa sinh tồn và chiến đấu đã có được tổng số điểm cao nhất, dù chỉ giành top 1 đúng một trong tổng số 8 game nhưng lại có số điểm hơn Tempo Storm tới gần 300 điểm trong khi các vị trí dưới họ chỉ thua sút 10 đến 20 điểm, cực kỳ sít sao và kịch tính. Điều này cũng chứng minh rằng, trong PUBG, kỹ năng không phải tất cả giống như trong LMHT hay DOTA 2, mà đôi khi may mắn là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác không quan trọng khi một team tìm được vũ khí mạnh sớm hoặc vào được trung tâm vòng bo sớm để hạ gục các đội khác đang cố lái xe vào vòng sau lưng họ.
Theo GameK
Chuyện thật như đùa: nhà vô địch LMHT thế giới bị bỏ quên, "kẻ bại trận" thì lại được vinh danh Trong khi nhà vô địch thế giới LMHT là Samsung Galaxy bị bỏ quên thì "kẻ bại trận" SKT T1 lại được vinh danh. Sau sóng gió về vụ đề cử PUBG vào hạng mục game xuất sắc nhất năm, The Game Awards 2017 lại tiếp tục vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ở hạng mục " eSports của năm". Trong khi...