Top 3 bộ phim anime giải cứu thế giới được yêu thích nhất trên ứng dụng POPS
Nếu là fan của thể loại anh hùng giải cứu thế giới, đây chắc chắn sẽ là 3 bộ anime mà bạn không thể bỏ qua.
Không hổ danh là kho anime “đồ sộ” hàng đầu Việt Nam, ứng dụng POPS lại tiếp tục khiến khán giả phấn khích khi lên sóng trọn bộ nhiều anime đình đám như Học viện anh hùng, Lạc vào thế giới game và Sát thủ Akame. Những màn chiến đấu nảy lửa, giá trị về cuộc sống, những khoảnh khắc xúc động hay đầy nghị lực chính là điểm nhấn sáng giá, khiến người xem nhớ mãi không quên.
Sát thủ Akame ( Akame Kill)
Được chuyển thể từ bộ manga nổi tiếng cùng tên, Sát thủ Akame gây ấn tượng khi khai thác hình ảnh của những vị anh hùng sống dưới thân phận kẻ phạm tội bị truy đuổi. Trong đó có có vô số cảnh gây ám ảnh sâu sắc với người xem.
Vẻ mặt tức giận của Tatsumi khi biết mình bị lừa hết tiền
Câu chuyện xoay quanh một cậu bé nhà quê tên Tatsumi, cậu rời bỏ quê hương và đến nơi thị thành phồn hoa nhằm gây dựng tên tuổi và kiếm tiền, để giúp làng mình thoát khỏi nạn đói. Xui xẻo thay, cậu lại bị lừa sạch tiền bạc bởi một cô gái.
Tiếp sau đó, cậu bé lại phải đối mặt với một nhóm sát thủ được mệnh danh là Night Raid, một tổ chức ngầm có nhiệm vụ tiêu diệt những “con mọt của xã hội”, đang sống với danh nghĩa của những quý tộc cao quý. Họ hỗ trợ cho phiến quân lật đổ chính quyền mục nát. Tổ chức này đã quyết định kết nạp Tatsumi vào đội ngũ sát thủ.
Liệu Night Raid là một tổ chức thiện hay ác? Tham gia vào tổ chức này có giúp Tatsumi cứu được làng của mình không? Khán giả có thể tìm lời giải đáp trong các tập anime Sát thủ Akame trên ứng dụng POPS.
Trọn bộ 3 phần của Học viện anh hùng ( My hero academia)
Video đang HOT
Tác giả của bộ truyện manga nổi tiếng Naruto – Kishimoto Masashi đã từng dành nhiều lời khen ngợi cho bộ anime nổi tiếng này ngay từ khi mới ra mắt. Ông tin rằng Học viện anh hùng sẽ thành công vang dội ở nhiều quốc gia và sự thật bộ anime đã có lượng fan đông đảo trên toàn thế giới. Học viện anh hùng đã giành được những giải thưởng cao quý như Sugoi Japan và Japan Expo Awards vào năm 2017. Và tin vui cho các fan anime là trọn bộ cả 3 phần của Học viện anh hùng đã có mặt trên ứng dụng POPS.
Nội dung xoay quanh Midoriya Izuku và nỗ lực để trở thành siêu anh hùng từ số 0
Bộ anime khắc họa nhân vật Midoriya Izuku, một cậu bé không có siêu năng lực trong một thế giới mà 80% dân số đều sở hữu những khả năng đặc biệt, với ước mơ trở thành một siêu anh hùng. Dưới sự trợ giúp của siêu anh hùng All Might, Izuku nhận ra giá trị của mình và có thể gia nhập học viện anh hùng UA. Càng đến các phần sau, sức mạnh của Izuku càng nâng cấp hơn, tỷ lệ thuận với lòng quả cảm và tinh thần quyết tâm đánh lùi cái xấu. Cậu phải đương đầu với nhiều thử thách siêu khó khăn và gay cấn hơn gấp nhiều lần.
Phần mới nhất của Lạc vào thế giới game ( Overlord)
Sau khi chiêu đãi khán giả trọn bộ phần 1 và 2 của anime Lạc vào thế giới game, ứng dụng POPS đã tiếp tục cho lên sóng bản quyền phần 3, cũng là phần mới nhất của bộ anime đình đám này. Mùa 3 tập trung vào mâu thuẫn giữa Vương quốc Sorcerous của Ainz và Đế chế Baharuth. Theo dự đoán của Demiurge, Đế chế Baharuth sẽ phản lại giao kèo liên minh với Ainz. Tiên đoán này đã làm dấy lên mâu thuẫn giữa 2 đế chế và tạo ra cao trào của Lạc vào thế giới game phần 3. Ainz đã lên kế hoạch gì để bảo vệ người dân trong vương quốc của mình.
Câu chuyện của phần này một lần nữa đưa người xem đến làng Carne – nơi mà hầu gái Lupusregina được giao nhiệm vụ theo dõi, bảo vệ dân làng và Lizzie – nhân vật xuất hiện trong mùa đầu tiên. Dân làng đang pha chế một loại thuốc chữa bệnh mới. Họ đang cố chứng minh nó có ích cho vương quốc và đặc biệt là kế hoạch của Ainz.
Mâu thuẫn của Vương quốc Sorcerous và Đế chế Baharuth sẽ đi đến đâu? Diệt vong hay là thỏa hiệp? tất cả sẽ được bật mí trong mùa 3 của Lạc vào thế giới game.
Hạn chót cận kề, ByteDance từ chối bán TikTok cho Microsoft
Công ty ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc, mới đây thông báo từ chối bán mảng kinh doanh ứng dụng ở Mỹ cho Microsoft.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến thời hạn 'bán mình hoặc đóng cửa' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra.
Hạn chót cận kề, ByteDance từ chối bán TikTok cho Microsoft.
Microsoft là công ty đầu tiên công bố ý định mua lại TikTok sau khi ông Trump đe dọa cấm cửa ứng dụng này.
Trong thông báo đăng trên trang web chính thức của công ty ngày 13/9, Microsoft cho biết nếu mua lại các hoạt động của TikTok ở Mỹ, hãng này sẽ tạo nên những thay đổi lớn để đảm bảo dịch vụ này sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về an ninh, bảo mật, an toàn trực tuyến, cũng như chống lại sai lệch thông tin.
Cũng trong ngày 13/9, Washington Post đưa tin Oracle đã được ByteDance chọn làm "đối tác công nghệ" để xoa dịu những lo ngại của Mỹ.
Trước đó, hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Oracle (do tỷ phú Ellison đồng sáng lập) đã làm việc với một số nhà đầu tư của ByteDance, bao gồm 2 công ty của Mỹ là General Atlantic và Sequoia Capital để đàm phán mua lại hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.
Đây được coi là một bước đi chiến lược của Oracle, công ty chuyên tập trung cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp và hầu như không đầu tư vào các ứng dụng tiêu dùng hay mạng xã hội.
Oracle hiện nằm trong top 3 công ty sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới cùng với Microsoft và IBM. Giá trị thị trường của Oracle hiện ước tính khoảng 169,33 tỷ USD.
Chỉ bán thương hiệu, không bán thuật toán
Theo thông tin từ SCMP, ByteDance dự kiến sẽ chỉ bán ứng dụng TikTok mà không bao gồm thuật toán, hay mã nguồn hoạt động đằng sau nó. Tuy nhiên, nhóm công nghệ của TikTok ở Mỹ có thể phát triển một thuật toán mới.
Trước đó, một nguồn tin chính phủ Trung Quốc hồi đầu tháng 9 cho biết ByteDance có thể bán toàn bộ TikTok, trừ các thuật toán. Việc loại trừ thuật toán cũng sẽ buộc những người mua tiềm năng phải xem xét lại kế hoạch mua và định giá ứng dụng.
Nguồn tin am hiểu công nghệ cho biết ByteDance sử dụng một mã nguồn cho TikTok ở tất cả các quốc gia, nhưng có điều chỉnh cho các thị trường khác nhau.
Trên thực tế, đây là điều đã được giới công nghệ lường trước, trong bối cảnh ByteDance chịu lệnh cấm từ Mỹ.
Một số chuyên gia công nghệ từng cho rằng bất kỳ công ty nào mua các hoạt động của TikTok tại Mỹ sẽ gặp khó khăn nếu thương vụ không bao gồm thuật toán.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng 8 đã đặt thời hạn 45 ngày để ứng dụng TikTok bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho một công ty Mỹ, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
Đồng thời, ông cũng đưa ra điều kiện khá bất ngờ rằng bất kỳ thỏa thuận bán chi nhánh tại Mỹ nào của TikTok cũng đều phải nộp một khoản tiền cho Bộ Tài chính Mỹ, do cơ quan này đã giúp thương vụ được hiện thực hóa.
Tới ngày 6/8, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, Tổng thống Trump đã chính thức ký sắc lệnh hành pháp cấm tất cả giao dịch với ByteDance.
Cụ thể, sắc lệnh nêu rõ mọi cá nhân hoặc tài sản nằm trong quyền xét xử của Mỹ sẽ bị cấm giao dịch với ByteDance. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực sau khi sắc lệnh hành pháp được ban hành 45 ngày.
Trong sắc lệnh, ông Trump nhấn mạnh TikTok có thể được sử dụng cho các chiến dịch gieo rắc thông tin sai lệch của Trung Quốc nên Mỹ "phải hành động cứng rắn để bảo vệ an ninh quốc gia".
Khởi động dự án chạy bộ cộng đồng UpRace 2020 Dự án chạy bộ cộng đồng UpRace 2020 vừa chính thức được VNG khởi động, có thêm sự kết hợp của ứng dụng công nghệ UpRace giúp các vận động viên dễ dàng theo dõi thành tích của mình trên smartphone. Người dùng có thể ủng hộ cho một hoặc nhiều tổ chức xã hội bằng ZaloPay trên tài khoản Zalo của UpRace...