Top 20 bức ảnh thắng giải Nikon Small World 2020 tiết lộ một thế giới vi mô tuyệt đẹp
Lại một lần nữa, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những gì mắt thường không thể nhìn thấy.
Nếu có một điều chúng ta học được từ đại dịch COVD-19, thì đó là một sự tôn trọng dành cho những thực thể vô cùng bé nhỏ, nhỏ tới mức mắt thường không thể nhìn thấy được.
Nhưng đi đôi với sự nguy hiểm và bí ẩn đó, thế giới vi mô cũng là một thế giới phong phú với những hình dạng và màu sắc rực rỡ tuyệt đẹp. Để giúp cho tất cả mọi người có thể hình dung được những gì mà mắt người không thể nhìn thấy, hàng năm, Nikon đã tổ chức một cuộc thi với tên gọi Small World nhằm trao giải cho những bức ảnh đẹp nhất chụp bằng kính hiển vi.
Năm nay đã là năm thứ 46 cuộc thi được tổ chức và Nikon đã nhận được hơn 2,000 bài dự thi được gửi về từ khắp 90 quốc gia trên thế giới. Chúng không chỉ là những tác phẩm của những nghệ sĩ nhiếp ảnh, mà còn có cả các tấm hình chụp bởi các nhà khoa học trong công trình nghiên cứu của mình.
Các giám khảo Dylan Burnette, Christophe Leterrier, Samantha Clark, Sean Greene và Ariel Waldman đã phải làm việc rất vất vả để chọn ra top 20 bức ảnh dành chiến thắng cuộc thi năm nay. Và dưới đây là những gì mà bạn có thể chiêm ngưỡng:
1. Bức ảnh thắng giải Nikon Small World 2020 chụp một con cá ngựa vằn
Được chụp bởi Daniel Castranova, Tiến sĩ Brant Weinstein và Bakary Samasa, tác phẩm này không chỉ đẹp hoàn hảo, thể hiện trình độ kỹ thuật và nghệ thuật của những người chụp ra nó, mà còn là khởi nguồn đưa các nhà khoa học đến với một phát hiện đột phá.
Như bạn có thể nhìn thấy, bên dưới những chiếc vảy và xương màu xanh lam của con cá ngựa vằn là một hệ thống mạch bạch huyết màu cam của nó.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chỉ có động vật có vú mới có mạch bạch huyết bên trong hộp sọ. Nhưng với bức ảnh này, các nhiếp ảnh gia Daniel Castranova và Bakary Samsara tại Viện Y tế Quốc gia đã chứng minh được rằng cá ngựa vằn cũng có những mạch đó.
Vì cá là loài động vật dễ nuôi và dễ thí nghiệm hơn nhiều so với động vật có vú, phát hiện này có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong nghiên cứu về các phương pháp điều trị bệnh liên quan đến não bao gồm Alzheimer và ung thư.
2. Bức ảnh á quân của Nikon Small World năm nay chụp một loạt các phôi cá hề (Amphiprion percula) tại các thời điểm khác nhau, từ vài giờ sau khi thụ tinh đến trước khi chúng nở ra thành cá.
Phôi ngoài cùng bên trái thể hiện phôi cá hề trong ngày đầu tiên sau khi thụ tinh. Phôi thứ hai và thứ ba là những quả trứng đã được 3 ngày tuổi. Hai phôi cuối cùng là những chú cá hề con sắp nở ở ngày thứ 5 và thứ 9. Bức ảnh được chụp bởi Daniel Knop.
3. Đoạt giải ba Nikon Small World 2020 là bức ảnh chụp lưỡi của ốc nước ngọt (Radula) chụp bởi Tiến sĩ Igor Siwanowicz.
Và dưới đây là những bức ảnh tuyệt đẹp khác nằm trong top 20 của cuộc thi:
4. Những tơ sợi và bào tử của nấm đất
Video đang HOT
Bào tử đa nhân và sợi nấm của một loại nấm đất (nấm rễ arbuscular mycorrhizal) – Tiến sĩ Vasileios Kokkoris, Tiến sĩ Franck Stefani và Tiến sĩ Nicolas Corradi
5. Đôi mắt khổng lồ và lông lá của một con bướm đêm
Tác giả Ahmad Fauzan
6. Bao phấn – hay phần chứa phấn hoa – của cây bụi Hebe
Tác giả Tiến sĩ Robert Markus và Zsuzsa Markus
7. Một tập hợp các vi ống trong tế bào, bao quanh một nhân hình trứng
Tác giả Jason Kirk
8. Một phôi tắc kè hoa chụp dưới ống kính X-quang
Tác giả Tiến sĩ Allan Carrillo-Baltodano và David Salamanca
9. Kết nối giữa các neuron thần kinh trong vùng não hồi hải mã
Tác giả Jason Kirk và Quỳnh Nguyễn
10. Daphnia magna, một loài giáp xác nhỏ hơn cục tẩy đầu bút chì
Tác giả Ahmad Fauzan
11. Không phải những ngón tay của một bộ xương đột biến, đây là hình ảnh tảo đỏ dưới kính hiển vi
Tác giả Tiến sĩ Tagide deCarvalho
12. Một sợi tóc người bị thắt nút
Tác giả Robert Vierthaler
13. Hình ảnh đẹp như mơ này chụp các tinh thể axit amin, thứ mà cơ thể dùng để xây dựng cơ bắp.
Tác giả Justin Zoll
14. Một con mọt cuốn lá (Byctiscus betulae)
Tác giả Ozgur Kerem Bulur
15. Một chuỗi những con giun Chaetogaster diaphanus đang sinh sản vô tính bằng cách tự nhân lên.
Tác giả Tiến sĩ Eduardo Zattara và Tiến sĩ Alexa Bely
16. Những tấm lưới nylon được đan như thế nào?
Tác giả Alexander Klepnev
17. Bức chân dung màu phấn của một con côn trùng sống dưới nước có chân giống mái chèo.
Tác giả Anne Algar
18. Đường viền mờ của một cánh bướm đêm Atlas.
Tác giả Chris Perani
19. Thành tế bào tròn hoàn hảo của Arachnoidiscus sp, một loại tảo nổi cực nhỏ.
Tác giả Tiến sĩ Jan Michels
20. Hình ảnh đậm chất Halloween của bộ xương phôi dơi ăn trái cây.
Tác giả Tiến sĩ Dorit Hockman và Tiến sĩ Vanessa Chong-Morrison
AI tính tuổi sinh học qua một bức ảnh
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công công cụ sử dụng AI có khả năng tính tuổi sinh học của con người từ một bức chân dung.
Tuổi sinh học là một chỉ số đánh giá dựa trên các dấu ấn sinh học và có thể thay đổi do lối sống và các yếu tố sức khỏe. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh và Đại học Giao thông Thượng Hải đã phát triển hệ thống nghiên cứu sử dụng AI để đo tuổi sinh học, được xây dựng trên cơ sở dữ liệu gồm 5.000 đặc điểm khuôn mặt của nhiều người theo không gian ba chiều và thông tin sức khỏe liên quan.
AI có thể phát hiện lý do một người "già nhanh" chỉ qua một bức ảnh chân dung. Ảnh: MIT.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hệ thống đo tuổi bằng AI trên hàng trăm người ở Bắc Kinh và thấy rằng nó không chỉ đạt được sai số nhỏ giữa số tuổi khai sinh và tuổi sinh học của đối tượng (2,7 tuổi) mà còn giải thích lý do mọi người già đi rõ ràng hơn so với các phương pháp khác xét nghiệm máu.
Hệ thống trí tuệ nhân tạo này cũng cho phép nhóm của Han xây dựng danh mục những người mắc bệnh già hóa sinh học với chi phí tương đối thấp. Kết quả cho thấy các biện pháp can thiệp lão hóa trong giai đoạn 40 đến 50 tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, như hormone tăng trưởng hoặc các bệnh có xu hướng xảy ra ở những người lớn tuổi.
Công nghệ này dựa trên một thuật toán AI được gọi là mạng nơ-ron phức hợp sâu (Convolutional neural network), nhằm tạo ra một "công cụ xác định tình trạng sức khỏe", nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu của Han gợi mở về khả năng sử dụng công nghệ để quản lý các vấn đề liên quan tới lão hóa dân số ở Trung Quốc, tuy nhiên, cũng nhấn mạnh rằng thông tin sinh trắc học phải được bảo vệ nghiêm ngặt. "Chúng nên được kiểm soát cẩn thận chống lại bất kỳ hành động sử dụng trái đạo đức nào", trưởng nhóm nghiên cứu nói.
Nikon vừa công bố báo cáo tài chính năm 2020 và tất cả có thể tóm tắt bằng 1 từ: Tệ! Hãng máy ảnh đến từ Nhật Bản buộc phải cắt giảm 10% nhân công (tức khoảng 700 người) tại Thái Lan và Lào. Mới đây Nikon đã công bố bản cáo năm tài chính 2020 của mình, và tất cả có thể được tóm tắt bằng một từ: tệ. Theo đó, Nikon đạt doanh thu 5.48 tỷ USD, thấp hơn tới 16.6% so...