Top 15 tựa game khiến bạn cảm thấy chơi “gà” cũng là một cái tội (P.2)
Chơi game không giỏi là day dứt lắm…
Trước khi vào chơi một game nào đó thì thường bạn phải chọn mức độ khó. Tùy theo sở thích hoặc kỹ năng mà game thủ sẽ chọn 1 chế độ phù hợp với bản thân. Trong đó, mức dễ nhất sẽ phù hợp cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chơi theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa là chính.
Tuy nhiên, một số nhà phát triển lại không nghĩ như thế. Họ tìm mọi cách để trêu ngươi, chọc quê game thủ vì đã chọn “việc nhẹ nhàng”. Trong một số tình huống, nếu chọn chế độ dễ thì trò chơi sẽ khóa một số nội dung, buộc bạn phải chơi lại ở mức khó hơn để có thể trải nghiệm được trọn vẹn. Sau đây là phần tiếp theo trong top 15 tựa game khiến bạn cảm thấy… “gà” quá cũng là một cái tội.
Crash Bandicoot 2: Wrath Of Cortex
Nếu chết hơn năm lần trong Crash Bandicoot 2: Wrath of Cortex, con game này sẽ cho bạn Mặt nạ Aku Aku (tương đương với nấm đỏ trong Super Mario Bros) cho đến khi bạn tự lết cái thân già đến được checkpoint gần nhất. Nghe thì có vẻ cũng không có gì là chế nhạo lắm, nhưng mà nếu bạn lại chết tiếp thì con game này sẽ biến cái hộp gần nhất thành checkpoint luôn, như thể nó đã hết kiên nhẫn với bạn vậy.
Mặc dù đây không phải là một chế độ hay một thiết lập mà bạn tự chọn cho mình, nhưng game sẽ làm bạn cảm thấy mình “gà” vì liên tục được trợ giúp để hoàn thành màn chơi. Và nếu bạn vẫn chết thì đó là lỗi của không ai khác ngoài bạn.
Đôi khi cùng một tựa game nhưng phiên bản phát hành tại Nhật lại rất khác so với phiên bản phát hành tại Mỹ. Có những lúc nhà phát triển cố tình làm cho bản Mỹ dễ hơn bằng cách đổi tên chế độ, ví dụ như “Trung Bình” thành “Khó”, “Khó” thành “Siêu Khó”, để người chơi đỡ phải tủi thân khi chơi mấy con game như Ninja Gaiden và Devil May Cry.
Tuy nhiên, cũng có lúc nhà phát triển kỳ vọng người chơi phương Tây có thể hoàn thành thử thách của game một cách đàng hoàng, tử tế hơn. Ví dụ như trong Streets of Rage 3, nếu chọn chế độ dễ, bạn sẽ không thể chơi được 2 màn cuối cùng. Bạn chỉ có thể biết được kết cục của tựa game bằng cách… ngồi xem video mà thôi. Tệ hơn nữa, sau màn thứ 5 của tựa game, Robot X sẽ liên tục cà khịa người chơi mỗi khi phạm sai lầm rằng “You play this game like a beginner!” (tạm dịch: Bạn chơi như người mới tập tành thế!).
The Dishwasher: Vampire Smile
Giống như nhiều tựa game khác trong danh sách này, The Dishwasher: Vampire Smile sẽ cho phép bạn thay đổi thiết lập độ khó sau một số lần chết nhất định.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn chế độ dễ nhất “Pretty Princess Difficulty” (tạm dịch: độ khó của công chúa xinh đẹp) thì con game này sẽ chọc quê bạn đấy. Lúc này sát thương từ kẻ địch trong game sẽ gần như bị vô hiệu hóa, chúng không thể gây mất máu trực tiếp cho bạn nữa. Và thay vì máu, thứ chảy ra trong suốt tựa game sẽ là mấy trái tim hoạt hình to bự. Cả chuyến hành trình trong game sẽ dễ như đi dạo công viên vậy.
Đối với một con game tự hào về bạo lực như The Dishwasher: Vampire Smile thì đây là sự sỉ nhục cực kỳ rõ ràng. Khi bạn chọn ít thử thách hơn thì thử thách sẽ chối bỏ bạn luôn, khiến bạn cảm thấy mình như kiểu một kẻ hèn nhát bị bỏ rơi vậy.
Spider-Man (PS1)
Được phát hành trên hệ máy PS1 vào 2001, Spider-Man là một tựa game nhận được nhiều đánh giá tích cực, cả về lối chơi lẫn cốt truyện của nó.
Như các bạn cũng đã biết, có một số mức độ khó làm cho toàn bộ tựa game trở nên vô nghĩa. “Kid Mode” của Spider-Man là một chế độ như vậy đấy. Nó làm cho game hầu như là tự chơi, thậm chí một số phần của game còn bị cắt hẳn luôn. Nó sẽ bỏ qua một số câu đố và con trùm nhất định, thậm chí game đôi khi còn chiếm luôn quyền điều khiển của người chơi để hoàn thành một số màn giùm họ.
Kinh điển nhất phải kể đến một nhiệm vụ trong phần đầu của trò chơi, lúc này Spider-Man được giao nhiệm vụ gỡ bom một cách an toàn sau khi xảy ra một vụ cướp ngân hàng. Nếu bạn chơi “Kid Mode”, anh ta sẽ nói “I should find a safe place to put this” (tôi nên tìm một chỗ an toàn để đặt thứ này), cứ như là bạn không thể tự tìm thấy nó vậy.
Nếu bạn là một đứa trẻ mới bắt đầu tập tành chơi game và không có khả năng chơi đúng cách thì Kid Mode có lẽ là một chế độ tuyệt vời. Nếu không thì chẳng có lý do gì khiến chế độ này nên tồn tại.
Dòng game Devil May Cry
Trong suốt series Devil May Cry, người chơi sẽ được quyền giảm độ khó sau mỗi lần chết. Ví dụ như trong Devil May Cry 3, các bạn có thể chuyển sang chế độ dễ: Chẳng hạn như giảm một số lượng kẻ địch nhất định, hoặc là tần suất mà chúng xuất hiện.
Trong phần Devil May Cry đầu tiên, chế độ dễ còn làm được nhiều thứ hơn nữa. Một khi bạn đã bật chế độ “Automatic” lên thì nó không chỉ giảm độ khó của game xuống mà còn giảm luôn cả mức độ phức tạp của các combo khó thực hiện nhất.
Điều này có nghĩa là bạn có thể thực hiện những combo phức tạp chỉ bằng vài phím bấm đơn giản. Đối với một dòng game mà combo đóng một vài trò quan trọng như Devil May Cry thì việc đơn giản hóa cách triển khai các combo này nói thật là không còn gì vui nữa. Ngoài ra thì game cũng sẽ khóa bạn lại trong chế độ này và bắt bạn phải phá đảo game thì mới cho bạn cơ hội để chỉnh lại độ khó, hoặc buộc phải… chơi lại từ đầu.
Sau 3 ngày Closed Beta, Tứ Hoàng Mobile "méo tròn" như thế nào trong mắt game thủ Việt?
3 ngày đương nhiên là không thể nào đủ để đánh giá hết về 1 tựa game chiều sâu như Tứ Hoàng Mobile.
Vào 10h sáng nay 4/3, giai đoạn Closed Beta của Tứ Hoàng Mobile đã chính thức kết thúc, để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng cộng đồng. Đối với một sản phẩm bom tấn như Tứ Hoàng Mobile, việc bị đưa lên bàn cân, đặt trong rất nhiều câu hỏi, thậm chí nằm trong mối quan hệ so sánh với các sản phẩm khác là chuyện hoàn toàn dễ hiểu.
Trăm nghe không bằng 1 thấy, bao nhiêu lời giới thiệu cũng sẽ không bằng 1 lần được tận tay trải nghiệm, kiểm chứng từ chính cộng đồng. Ấy vậy nên giai đoạn Closed Beta của Tứ Hoàng Mobile vừa qua mới trở thành chủ đề nóng như vậy, khi không chỉ các game thủ mà cả giới streamer cùng hàng loạt kênh Youtube về game cũng nóng lòng chơi thử. Và hãy cùng xem, trong bối cảnh 9 người 10 ý thì Tứ Hoàng Mobile có được những đánh giá ưu - nhược như thế nào.
Đồ họa đẹp hơn cả phiên bản Hàn Quốc, có chất riêng
Điều này đã được xác nhận bởi rất nhiều game thủ đã từng trải nghiệm phiên bản Hàn Quốc hồi năm ngoài. Theo đó, phiên bản phát hành tại Việt Nam đã được cải tiến cả về màu sắc lẫn chế độ hiển thị, mang đến cảm quan "đậm đà" hơn, bắt mắt hơn rất nhiều.
Với 3 chế độ góc nhìn, người chơi có thể tùy ý điều chỉnh tầm nhìn tùy thuộc vào tình huống hay sở thích cá nhân. Ở trong các tựa game thông thường thì góc nhìn luôn được cố định, cùng lắm là zoom ra zoom vào gây ra khá nhiều mâu thuẫn vì có người thích nhìn cao, có người thích nhìn gần, có người lại chỉ chơi được góc xa nhất. Tứ Hoàng Mobile hướng đến phục vụ đa dạng người chơi, đáp ứng nhu cầu của số đông và tạo được cảm giác phóng khoáng ngay từ việc tự do lựa chọn góc nhìn.
Quái đã được điều chỉnh "dễ nhai" hơn phiên bản gốc
Các game thủ đời đầu có lẽ quen với cảnh này nhất, chính là việc chấp nhận rằng lực chiến của nhân vật luôn luôn có 1 giới hạn, và quái hơn dù chỉ 10 cấp cũng là một trở ngại lớn, chứ không giống các game "áo ào" 2 quật chết cả đàn quái hơn 50 level như hiện tại. Tứ Hoàng Mobile cũng vậy, trải dài khắp các bản đồ là những quái vật không hề dễ nhằn, có đặc tính riêng và đôi khi bạn phải biết tự lượng sức mình.
Không phải ngẫu nhiên mà Tứ Hoàng Mobile được đánh giá là tựa game nhập vai cày cuốc phong cách Hàn Quốc "chuẩn mực" bậc nhất hiện nay khi mọi tính năng, hoạt động, cơ chế nhỏ lẻ cũng đều được thiết kế linh hoạt, cài cắm thử thách để người chơi chinh phục. Tuy nhiên để phù hợp hơn với game thủ Việt, việc farm quái ở phiên bản này đã được điều chỉnh chỉ số, giúp các game thủ bớt chật vật hơn khi diệt quái nhiệm vụ giai đoạn tân thủ. Điều này được cộng đồng đánh giá rất cao và mong muốn NPH tiếp tục giữ lại chỉnh sửa này ngay cả khi game chính thức ra mắt.
Đồ cấp C sao mặc vào lại hơn lực chiến?
Game thủ có toàn quyền quyết định nhân vật của mình sẽ mặc gì, mang vũ khí gì, ra skill gì, tuy nhiên cần có những tính toán nhất định. Đồ đạc trong Tứ Hoàng Mobile có rất nhiều khía cạnh để đánh giá, ví dụ như phẩm chất, màu sắc, dòng thuộc tính và số lỗ khảm. Đồ cấp C mà hơn dòng thuộc tính, lại kích hoạt được cả chỉ số ẩn của bộ trang bị thì đương nhiên là cộng nhiều lực chiến hơn rồi.
Hệ thống trang bị của Tứ Hoàng Mobile rất đa dạng, nhiều thuộc tính đánh giá khác nhau
Đây cũng là một lưu ý đối với các game thủ khi chế đồ và bán đồ, đó là phải biết các định giá item mình muốn bán. Đôi khi đồ cấp cùi nhưng max 7 dòng và full 4 lỗ thì tiền cũng hứng không hết, còn nếu cứ chạy theo đồ SSS mà thuộc tính trắng phớ thì bán rẻ hều cũng chẳng ai thèm mua đâu.
Đồ họa đẹp đi cùng với nhiều đánh đổi
Game có dung lượng 1.4 Gb và có yêu cầu về mặt đồ họa nên các mobile cấu hình thấp sẽ khó có thể tiếp cận được game. Đây là lý do vì sao mà để nói về phần nhìn của Tứ Hoàng Mobile lại luôn luôn có 2 trường phái rất mâu thuẫn: một bên khen game "đỉnh cấp" và một bên chê game "xấu tệ". Lý do là ở các dòng máy không đủ khỏe để tải hết các chi tiết, đồ họa sẽ được tự động đưa về trạng thái phù hợp, đôi khi là răng cưa khiến phần nhìn có phần "sai sai".
Lướt group cộng đồng của trò chơi không khó để nhận ra điều này. Dẫu sao thì đây cũng là một thực tế không thể thay đổi được đối với các game bom tấn sở hữu nền đồ họa cao cấp, nhất là trên mobile.
Phép thử đối với lối chơi "lười hóa" của game thủ Việt
Con người ngày càng bận rộn, game ngày càng dễ đi, mất chất, nhanh chán. Dù luôn khát khao được chơi game "chất" nhưng vì đã quá quen với những cái "dễ" nên sự trở lại của các tựa game nhập vai chuẩn chỉ luôn gây ra rất nhiều bất cập đối với các game thủ đã quá ỷ lại vào auto, vào tiền.
Không chỉ Tứ Hoàng Mobile mà đây là tình cảnh chung của rất nhiều cái tên bom tấn, cả trong nước và nước ngoài từng gặp phải. Tuy nhiên không thể chỉ vì những cá thể "lười" mà tước đi quyền được trải nghiệm những gì tốt nhất, nhập vai trọn vẹn nhất của số đông còn lại - những người luôn muốn được sống trong 1 thế giới game mà mình làm chủ, sinh động và trực quan.
Tạm kết
Có khen có chê, có phù hợp với người này thì sẽ có bất cập với người khác, tuy nhiên vẫn cần phải thừa nhận rằng Tứ Hoàng Mobile là một món ngon mà game thủ Việt luôn chờ đợi bấy lâu. Đóng lại giai đoạn Alpha Test, mong rằng BQT sẽ có những điều chỉnh hợp lý, fix lại tình trạng lỗi ngẫu nhiên để chuẩn bị sẵn sàng bùng nổ ngày ra mắt.
Mạnh hơn Quan Vũ nhưng chưa "vào game", vị tướng này khiến dân tình... hóng hết mức Từ xưa đến nay, Lữ Bố được coi là một trong những tướng siêu mạnh trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, vượt qua nhiều nhân vật nổi tiếng khác cùng thời kỳ. Lữ Bố - Vị tướng hùng mạnh trong lịch sử "Võ thánh" Quan Vũ oai phong ngời ngời, "hổ tướng" Trương Phi lực bạt sơn hà, Thường Sơn Triệu Vân hiên ngang...