Top 10 trực thăng tấn công hàng đầu thế giới
Báo Mỹ mới bình chọn Top 10 trực thăng chiến đấu hàng đầu thế giới xưa và nay.
Dựa trên các tiêu chí như hệ thống điện tử, sự linh hoạt, tốc độ và hỏa lực, 10 trực thăng dưới đây được trang tin Wonderslist của Mỹ bình chọn là những trực thăng chiến đấu hàng đầu thế gới xưa và nay (10 Best Attack Helicopters in The World)
Máy bay trực thăng là một trong những khí tài không thể thiếu của quân đội các nước, nó bắt đầu được phát triển nhanh kể từ sau Thế chiến II, riêng Mỹ phát triển mạnh sau Chiến tranh Việt Nam, trong đó Top 10 dưới đây được xem là những sát thủ với khả năng tấn công mạnh nhất.
Trực thăng chiến đấu được trang bị khí tài để tấn công các mục tiêu trên mặt đất như bộ binh, phương tiện bọc thép và các cấu trúc của đối phương bằng pháo tự động, súng máy, rocket, và các loại tên lửa dẫn đường chính xác như Hellfire. Nhiều máy bay trực thăng chiến đấu cũng có khả năng mang tên lửa không đối không, dù chủ yếu chỉ cho mục đích tự vệ.
Hiện, trực thăng chiến đấu có hai vai trò chính, đảm bảo hỗ trợ gần trên không trực tiếp và chính xác cho bộ binh, và đảm nhận nhiệm vụ chống tăng cxung như những điểm tập trung xe thiết giáp của địch. Ngoài ra, các máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ cũng được dùng cho vai trò trinh sát vũ trang.
1. AH-64D Apache
Trực thăng Boeing AH-64 Apache được biết đến là hệ thống vũ khí ưu việt và mạnh nhất trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh của Mỹ. Nó được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cả ngày lẫn ban đêm, thậm chí cả trong điều kiện thời tiết bất thuận.
Thực tế, AH-64D Apache được ra đời để thoả mãn nhu cầu của quân đội Hoa Kỳ tron một phương án đầy tham vọng có tên Kế hoạch tấn công bằng trực thăng công nghệ cao.
Apache được trang bị công nghệ điện tử tiên tiến cùng hệ thống điều khiển hỏa lực thông minh. Các hỏa lực được đánh giá là tuyệt vời. Apache được trang bị tên lửa 16 AGM-114 Hellfire, 76 tên lửa 70mm cánh gập và 1.200 quả đạn 30mm cho pháo tự động M230.
2. Kamov KA-50/KA-52
Trực thăng tấn công 1 chỗ ngồi Kamov Ka-50 “Black Shark” của Nga sử dụng hệ thống cánh quạt đồng trục đặc biệt do Phân ban thiết kế trực thăng Kamov của Nga phát triển. Nguyên thuỷ, Kamov KA-50/KA-52 được ra đời từ thập niên 80 và được quân đội Nga sử dụng kể từ năm 1995.
Ka-50 có thiết kế nhỏ gọn, cơ động và linh hoạt nên hả năng hủy diệt cao và tỷ lệ sống sót của máy bay rất lớn. Với trọng lượng tối thiểu, kích thước hợp lý, bán kính hoạt động 250 km, tốc độ cao 350 km/h, Kamov KA-50/KA-52 được xem là “kẻ huỷ diệt” đáng gờm đối với đối phương.
Ka-50 Hokum có thể mang tới 24 tên lửa Vikhr và bốn thùng đạn mỗi thùng 20 rocket. Ngoài ra, Kamov KA-50/KA-52 còn được trang bị tên lửa không đối không AA-11/R-73 Archer và 1 pháo 30 mm 2A42 cùng nhiều vũ khí khác.
Video đang HOT
3. MI-28H Havoc (Nga)
Mil Mi-28 (tên hiệu NATO Havoc) là trực thăng chiến đấu 2 chỗ ngồi chống xe bọc thép Nga. Được thiết kế hoàn toàn cho mục đích tấn công, đặc biệt là chống tăng tốt hơn Mil Mi-24. Mil Mi-28 còn được ví là trực thăng “bốn mùa” có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả ngày lẫn đêm.
Mil Mi-28 được trang bị 16 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka tầm bắn lên tới 8km và khả năng xuyên giáp từ 950-1.000 mm sau giáp cảm ứng nổ và 1 pháo 30 mm Shipunov 2A42 với hỏa lực mạnh. Ngoài Mi-28, Nga cũng phát triển một dòng trực thăng vũ trang khác là Ka-50, 2 loại trực thăng này cạnh tranh nhau các đơn đặt hàng từ quân đội Nga cũng như các đơn hàng cho xuất khẩu.
4. Eurocopter Tiger
Eurocopter Tiger là một loại trực thăng chiếu đấu được phát triển bởi Đức và Pháp thông qua liên danh Eurocopter, số hiệu của hãng chế tạo đặt là EC665, bắt đầu được sử dụng vào năm 2003, dùng động cơ kép turboshaft MTU Turbomeca Rolls-Royce MTR390.
Ban đầu, Eurocopter Tiger được gọi ở Đức với cái tên Panzerabwehrhubschrauber 2 (Trực thăng chống thiết giáp PAH-2), quân đội Đức khi bắt đầu sử dụng thì gọi nó là Untersttzungshubschrauber Tiger (Trực thăng yểm trợ UHT).
Động cơ của Tiger được liên hãng MTU Turbomeca Rolls-Royce GmbH (MTR) tại Hallbergmoos gần Mnchen chế tạo. Trực thăng được lắp ráp tại Donauwrth, Marignane, Albacete và Australia. Từ khi được sử dụng,Tigers đã tham dự chiến đấu tại Afghanistan, Libya, và Mali.
5. AH-1Z Viper
AH-1Z Viper hay Zulu Cobra là trực thăng chiến đấu đa nhiệm, linh hoạt, sử dụng động cơ kép giống như động cơ của trực thăng AH-1W Super Cobra trong biên chế lực lượng tác chiến trên không (ACE) của Thủy quân Lục chiến Mỹ, AH-1Z Viper có nhiệm vụ hỗ trợ tấn công, chi viện hỏa lực đường không cho các đơn vị đổ bộ.
AH-1Z có bốn cánh, hệ thống truyền tín hiệu và hệ thống ngắm đích mới. AH-1Z còn là phiên bản nâng cấp từ H-1, có nhiệm vụ hỗ trợ tấn công, chi viện hỏa lực đường không cho các đơn vị đổ bộ.
6. A-129/T-129 (Italy/Thổ Nhĩ Kỳ)
A-129/T-129 tên đầy đủ là Agusta A129 Mangusta, là máy bay trực thăng tấn công do hãng Agusta ở Italy thiết kế và chế tạo, máy bay trực thăng tấn công đầu tiên được thiết kế và chế tạo hoàn toàn ở Tây Âu.
T-129 là phiên bản khác của A-129 được sản xuất bởi Tập đoàn Turkish Aerospace Industries (TAI) của Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với AgustaWestland nghiên cứu, phát triển, được trang bị giá treo vũ khí cùng tên lửa chống tăng điều khiển từa xa M65 và tên lửa chống tăng Hellfire.
7. AH-1W Super Cobra
AH-1 Cobra là trực thăng chiến đấu đa nhiệm hai cánh quạt, một động cơ do công ty sản xuất máy bay Bell Helicopter chế tạo. Nó có hệ thống động cơ, truyền động và hệ thống cánh quạt tương tự như UH-1 Iroquois. AH-1W Super Cobra có nền tảng kỹ thuật từ động cơ AH-1 Cobra của quân đội Mỹ.
Dòng máy bay Cobra bao gồm cả AH-1J SeaCobra, SeaCobra AH-1T và AH-1W Super Cobra đã qua nâng cấp. AH-1 từng đóng vai trò trực thăng chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ, nhưng hiện đã được thay bằng AH-64 Apache.
8. AH-2 Rooivalk
AH-2 Rooivalk hay Denel Rooivalk là trực thăng chiến đấu do hãng Denel Nam Phi sản xuất, Rooivalk là cách gọi của Nam Phi để nói về Red Kestrel (chim Cắt Hồng). Không quân Nam Phi hiện có 12 chiếc AH-2 Rooivalk.
Mặc dù Rooivalk trông giống như một cỗ máy mới, nhưng thực tế nó dựa trên nền tảng kĩ thuật của trực thăng chiến đấu Aerospatiale Puma của Pháp.
9. MI-24 Hind
Mi-24 (tên hiệu NATO là Hind), là khí tài kết hợp giữa chức năng tàu chiến và trực thăng chiến đấu, có khả năng mang nhiều vũ khí và binh lính. Mi-24 bắt đầu hoạt động trong Không quân Liên Xô từ năm 1976, các phiên bản xuất khẩu có Mi-25 và Mi-35.
Người Nga gọi loại máy bay này là &’Letayushiy tank’ (Xe tăng bay) hay Krokodil (Cá sấu) vì hình dạng ngụy trang rất “ngầu” và khoẻ. Mi-24 được coi là chiếc trực thăng vũ trang đầu tiên phục vụ trong Không quân Nga, đối trọng với “người anh em” AH-64 Apache của Mỹ.
10. Z-10
Z-10 đã được đưa vào phục vụ quân đội Trung Quốc giai đoạn 2008-2009. Loại máy bay này có cấu hình gọn và hẹp. Pháo thủ Z-10 ngồi phía trước để điều khiển súng máy và vũ khí, trong khi người lái ngồi ở phía sau.
Z-10 được trang bị pháo 30-mm, tên lửa dẫn hướng chống tăng HJ-9 (tương đương tên lửa TOW-2A), tên lửa chống tăng HJ-10 (tương đương AGM-114 Hellfire) vừa được phát triển và tên lửa không đối không TY-90 cùng một số vũ khí dự phòng khác.
Theo trang tin Militarytoday của Mỹ, Z-10 là trực thăng tấn công mới nhất của Trung Quốc, được phát triển vào giữa thập niên 1990. Nó được ra đời với sự hỗ trợ kỹ thuật của Eurocopter và Augusta. Cũng có nguồn tin nói rằng, Z-10 đã được sự hỗ trợ của các chuyên gia ở Phân ban thiết kế máy bay trực thăng Kamov của Nga.
Nguyên mẫu của Z-10 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2003. Dường như trực thăng sản xuất đợt đầu đã được giao cho quân đội Trung Quốc giai đoạn 2009-2010. Ngoài ra, nó còn được xuất khẩu sang Pakistan, với lô hàng đầu tiên 3 chiếc Z-10 được chuyển giao hồi năm 2015.
Trực thăng Z-10 có một số đặc tính kỹ thuật chính như: chở 2 người, dài 14,1 m, đường kính rotor chính 12 m, cao 3,85m, trọng lượng tối đa cất cánh 5,5 tấn, sử dụng 2 động cơ Pratt & Whitney turboshafts PT6C-67C, công suất động cơ 1.531HP, tốc độ tối đa 300 km/h, tốc độ tiết kiệm nhiên liệu 250 km/h, trần hoạt động 6.000 m, phạm vi hoạt động khoảng 800 km.
Theo Đất Việt
Nga thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử mới trên trực thăng
Tập đoàn công nghệ Điện tử - Radio (KRET) của Nga sẽ sớm thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử trên trực thăng Rychag-AVM thế hệ mới, có khả năng "che mắt" kẻ thù ở khoảng cách lên đến hàng trăm km.
Trực thăng Mi-8MTPR
Đại diện KRET, ông Dmitry Ozhegin đã từ chối tiết lộ các thông tin chi tiết mà chỉ nói rằng, hệ thống Rychag-AVM sẽ sớm được thử nghiệm. Ngoài ra, nhiều thông tin về hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới sẽ được sáng tỏ ở triển lãm công nghiệp quân sự "Army 2016" sắp diễn ra.
Ông Ozhegin cho biết, Nga hiện chỉ có 2 hệ thống gây nhiễu sóng radio - điện tử trên trực thăng bao gồm Rychag-AV và Rychag-AVE, có khả năng làm chệnh hướng tên lửa tấn công hay ngăn cản thiết bị liên lạc của đối phương.
Thiết bị gây nhiễu Rychag gắn trên trực thăng Mi-8MTPR1 hoàn toàn có thể "che mắt" đối phương ở khoảng cách lên đến 400km. Đây là hệ thống được thiết kế để tránh radar, sonar hoặc các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng bộ binh cũng như hải quân tránh khỏi các tên lửa không đối không hay các hệ thống phòng không.
Không những thế, hệ thống Richag còn có khả năng thu thập dữ liệu tình báo.
Nhờ sở hữu một cơ sở dữ liệu tương đối đồ sộ về nhiều loại thiết bị, Rychag-AV có thể nhanh chóng xác định mục tiêu và tìm cách vô hiệu hoá thiết bị dò tìm của nó một cách hiệu quả nhất.
Theo Petrotimes
Trực thăng siêu tốc Ka-90 Câu trả lời của Nga trước phương Tây Nga đang tiến hành nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay trực thăng siêu tốc Ka-90 hoàn toàn mới và độc nhất vô nhị trên thế giới. Trực thăng siêu tốc Ka-90 - Câu trả lời của Nga trước phương Tây Mô hình ý tưởng của chiếc trực thăng siêu tốc này lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế...