Top 10 tổ chức Esports ‘lắm tiền nhiều của’ nhất thế giới trong năm 2020 – T1 chỉ đứng cuối bảng
Nếu chỉ xét về mặt kiếm tiền thì có lẽ T1 cần phải học hỏi những tổ chức Esports Bắc Mỹ rất nhiều.
Trong bối cảnh khó khăn như hiện tại, việc các tổ chức Esports lớn trên thế giới duy trì được giá trị thương hiệu có thể nói đã là một điều thần kì. Thậm chí, các tổ chức Esports lớn còn cho thấy mình có thể “sống khỏe” dù rất nhiều giải đấu lớn đã bị hủy bỏ.
Và cách đây ít giờ, tạp chí Forbes danh tiếng của Mỹ đã công bố top 10 tổ chức Esports có giá trị lớn nhất thế giới trong năm 2020 đầy khó khăn này. Điểm đáng chú ý ở đây đó là Team SoloMid vẫn giữ được vị trí top 1 dù đội tuyển LMHT của họ vừa thất thủ 0-6 ở CKTG 2020. Trong khi đó T1 với gương mặt đại diện – “Chủ tịch” Faker – chỉ đứng vị trí thứ 10 mà thôi. Danh sách cụ thể:
1. Team SoloMid
Giá trị: 410 triệu USD.
Tăng trưởng so với năm ngoái: 3%.
Doanh thu ước tính: 45 triệu USD.
Doanh thu từ Esports: 50%.
Các đội tuyển tham gia franchise: LCS – TSM.
Các đội tuyển không tham gia franchise: Apex Legends, Fortnite, Icon Influencers, Magic the Gathering, PUBG, PUBG Mobile, Rainbow 6, Super Smash Bros, Team Fight Tactics, Valorant.
Chủ sở hữu: Andy Dinh.
2 . Cloud9
Giá trị: 350 triệu USD.
Tăng trưởng so với năm ngoái: -13%.
Doanh thu ước tính: 30 triệu USD.
Doanh thu từ Esports: 70%.
Các đội tuyển tham gia franchise: LCS – Cloud9, OWL – London Spitfire.
Các đội tuyển không tham gia franchise: CS:GO, Fortnite, Halo, Hearthstone, Rainbow 6, Super Smash Bros, Teamfight Tactics, Valorant, World of Warcraft.
Chủ sở hữu: Jack và Paullie Etienne.
3. Team Liquid
Giá trị: 310 triệu USD.
Tăng trưởng so với năm ngoái: -3%.
Doanh thu ước tính: 28 triệu USD.
Doanh thu từ Esports: 89%.
Các đội tuyển tham gia franchise: LCS – Team Liquid.
Các đội tuyển không tham gia franchise: CS:GO, Dota 2, Fortnite, Hearthstone, PUBG, Rainbow 6, Super Smash Bros, StarCraft II, Valorant.
Video đang HOT
Chủ sở hữu: aXiomatic Gaming.
4. Faze Clan
Giá trị: 305 triệu USD.
Tăng trưởng so với năm ngoái: 27%
Doanh thu ước tính: 40 triệu USD.
Doanh thu từ Esports: 20%
Các đội tuyển tham gia franchise: CDL – Atlanta FaZe
Các đội tuyển không tham gia franchise: CS:GO, FIFA, Fortnite, PUBG, Rainbow 6, Valorant.
Chủ sở hữu: Lee Trink, Richard Bengston (FaZe Banks), Thomas Oliveira (FaZe Temperrr), Yousef Abdelfattah (FaZe Apex), Nordan Shat (FaZe Rain).
5 . 100 Thieves
Giá trị: 190 triệu USD.
Tăng trưởng so với năm ngoái: 19%
Doanh thu ước tính: 16 triệu USD
Doanh thu từ Esports: 35%
Các đội tuyển tham gia franchise: LCS – 100 Thieves, CDL – Los Angeles Thieves
Các đội tuyển không tham gia franchise: Fortnite, Valorant.
Chủ sở hữu: Matthew Haag, Drake, Scooter Braun, Dan Gilbert.
6. Gen.G
Giá trị: 185 triệu USD
Tăng trưởng so với năm ngoái: 0%
Doanh thu ước tính: 14 triệu USD
Doanh thu từ Esports: 75%
Các đội tuyển tham gia franchise: LCK – Gen.G, NBA 2K League -Shanghai, OWL – Seoul Dynasty
Các đội tuyển không tham gia franchise: Fortnite (Team Bumble), Overwatch Contenders, PUBG, Valorant
Chủ sở hữu: Kevin Chou, Battery Ventures, Canaan Partners, NEA, Will Smith
Giá trị:180 triệu USD
Doanh thu ước tính: 95 triệu USD
Doanh thu từ Esports: 6%
Các đội tuyển tham gia franchise: CDL – Seattle Surge, OWL – Vancouver Titans
Các đội tuyển không tham gia franchise: Apex , Fortnite, Madden, Valorant
Chủ sở hữu: Public company (TSX: EGLX)
8. G2 Esports
Giá trị: 175 triệu USD
Tăng trưởng so với năm ngoái: 6%
Doanh thu ước tính: 19 triệu USD
Doanh thu từ Esports: 80%
Các đội tuyển tham gia franchise: LEC – G2 Esports
Các đội tuyển không tham gia franchise: CS:GO, Fortnite, Hearthstone, Rainbow 6, Rocket League, Sim Racing Valorant
Chủ sở hữu: Carlos Rodriguez, Jens Hilgers, Bluepool
9. NRG Esports
Giá trị: 155 triệu USD
Tăng trưởng so với năm ngoái: 3%
Doanh thu ước tính: 20 triệu USD
Doanh thu từ Esports: 25%
Các đội tuyển tham gia franchise: CDL – OpTic Chicago, OWL – San Francisco Shock
Các đội tuyển không tham gia franchise: Apex Legends, Fortnite, Rocket League, Valorant
Chủ sở hữu: Andy Miller, Mark Mastrov
10 . T1
Giá trị: 150 triệu USD.
Doanh thu ước tính: 15 triệu USD
Doanh thu từ Esports: 60%
Các đội tuyển tham gia franchise: LCK – T1.
Các đội tuyển không tham gia franchise: Apex Legends, Dota 2, Fortnite, Hearthstone, Overwatch Contenders, PUBG.
Chủ sở hữu: Comcast Spectacor, SK Telecom.
Những sự vắng mặt đáng tiếc nhất tại CKTG 2020
CKTG 2020 là giải đấu thiếu vắng rất nhiều cái tên quen thuộc với khán giả LMHT.
Ngày mai 15/9, lễ bốc thăm chia bảng CKTG 2020 sẽ chính thức diễn ra. Trong sự háo hức mong chờ của hàng triệu fan hâm mộ trên toàn thế giới, vẫn có đôi chút tiếc nuối đan xen, khi giải đấu năm nay vắng bóng rất nhiều cái tên quen thuộc đối với khán giả.
T1
Ngay cả khi Faker không còn ở đỉnh cao phong độ, thì anh vẫn là cái tên có tầm ảnh hưởng lớn nhất của LMHT chuyên nghiệp. Những người không yêu mến Faker có thể mỉa mai anh chàng mỗi khi T1 đánh mất vé dự CKTG, nhưng có một thực tại mà không ai phủ nhận được, đó là: một kỳ CKTG thiếu vắng Faker sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều.
Chẳng nói đâu xa, tại CKTG 2019, thời điểm T1 (khi đó còn là SKT) quay trở lại đấu trường quốc tế, chỉ với 2 trận đấu vòng bảng gặp RNG, họ đã phá vỡ hàng loạt kỷ lục về lượng người xem tại CKTG, và thậm chí số lượt xem 2 trận đấu vòng bảng của SKT còn xấp xỉ với số lượng người xem trận Chung kết CKTG 2018 trước đó.
VCS
Có thể thành tích của các đại diện VCS tại CKTG chưa thể đạt được đúng như những gì mà người hâm mộ trong nước kỳ vọng, nhưng rõ ràng, các đội tuyển Việt Nam đã gây dựng được những ấn tượng sâu đậm trên đấu trường danh giá này.
Lối chơi khát máu, cuồng nhiệt có phần "ngây thơ", nhưng cũng không thiếu đi sự toan tính với những quân bài tẩy dị biệt, đã tạo nên cái gọi là "phong cách VCS" trong ấn tượng của cộng đồng game thủ quốc tế. Dĩ nhiên, với mặt bằng chuyên môn còn thua kém nhiều khu vực khác, thì chỉ dựa vào một vài quân bài tẩy là không đủ để các team VCS có thể tiến ra hơn vòng đấu bảng.
Dẫu vậy, những màn trình diễn của họ vẫn luôn mang đến những phút giây trải nghiệm sảng khoái đối với khán giả của CKTG, bất chấp kết quả thắng thua ra sao.
Cloud9
Không phải những cái tên như Team SoloMid hay Team Liquid, rõ ràng Cloud9 mới là niềm tự hào số 1 của khu vực Bắc Mĩ khi tham dự các giải đấu quốc tế. C9 chính là đội tuyển NA sở hữu thành tích tốt nhất tại CKTG, không những vậy, đội tuyển này còn nổi tiếng với những màn "vượt thác" kinh điển, nghĩa là dù có rơi vào tình cảnh khủng hoảng đến thế nào, thì họ vẫn sẽ tìm được cách giành lấy tấm vé tham dự CKTG.
Cloud9 đang nắm giữ kỷ lục 7 lần liên tiếp tham dự CKTG, từ 2013 - 2019, vậy nên việc họ không thể đến với CKTG 2020 thực sự đã khiến cho nhiều fan hâm mộ LMHT hụt hẫng.
Invictus Gaming - FunPlus Phoenix
Một giải đấu mà thiếu vắng đi những nhà vô địch thì rõ ràng là điều quá đáng tiếc. Người hâm mộ LMHT có thể kỳ vọng vào việc giải đấu CKTG 2020 sẽ có cơ hội tìm ra một "tân vương", khi chỉ có 2 trong số 6 nhà vô địch cũ (Fnatic và Gen.G) góp mặt tại đại hội tranh cup lần này.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, việc chứng kiến đội tuyển vô địch mùa trước thực hiện hành trình bảo vệ ngôi vương cũng là một kịch bản vô cùng hấp dẫn. Trong lịch sử CKTG, chỉ có duy nhất T1 từng hoàn thành thử thách này, và nếu như FPX có thể góp mặt tại CKTG 2020 thì rõ ràng là chúng ta sẽ có thêm nhiều lý do hướng theo hành trình của đội tuyển này.
Về phần IG, sự vắng mặt của họ cùng 2 ngôi sao Rookie và TheShy cũng có lý do để khiến người hâm mộ phải tiếc nuối. Nhà vô địch CKTG 2018 luôn nổi tiếng với lối chơi phóng khoáng và dựa nhiều vào kỹ năng cá nhân, thế nên những màn trình diễn hoa mỹ của họ là điều mà rất nhiều fan hâm mộ cảm thấy tiếc nuối, khi chúng không thể xuất hiện tại giải đấu năm nay.
Những khán đài sôi động
Khán giả là linh hồn của mọi giải đấu thể thao, và thật đáng tiếc, một phần linh hồn của CKTG 2020 cũng sẽ vắng bóng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giải đấu năm nay sẽ được tổ chức mà không có khán giả đến sân theo dõi.
Dù Riot Games cho biết họ đang nỗ lực đàm phán với chính quyền Thượng Hải để cho phép một số lượng nhỏ khán giả đến theo dõi trực tiếp trận Chung kết, nhưng dù sao đi nữa, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với thực tế rằng CKTG 2020 sẽ thiếu đi phần nào sự cuồng nhiệt, khi không còn những tiếng hò reo, cổ vũ từ những khán đài đầy ắp khán giả.
SofM từng muốn gia nhập Team SoloMid thay vì Suning, ấp ủ dự định sang Bắc Mĩ 'dưỡng già' Không phải là ưu tiên hàng đầu khi chọn đội, có lẽ SofM cũng không ngờ việc gia nhập Suning lại là bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Trong lần hiếm hoi xuất hiện trên Facebook, SofM đã mang đến cho người hâm mộ những thông tin hết sức thú vị. Cụ thể, ở bài đăng mới nhất trên trang...