Top 10 thương hiệu game của thời đại mới (Phần 1)
Trong thời đại của PS3 và Xbox 360, ngành công nghiệp game đã sản sinh ra không ít những tên tuổi mới với nhiều bước tiến đột phá.
Mỗi thế hệ game console đều có những tác phẩm tiêu biểu để đại diện cho thời kì hưng thịnh của mình. Trong thời đại của PS3 và Xbox 360, ngành công nghiệp game đã sản sinh ra không ít những tên tuổi mới và cùng với thời gian, một số trong đó đã xây dựng được chỗ đứng vững chắc cho mình. Dưới đây là các thương hiệu tiêu biểu đó. Nếu so với những trò chơi của thời đại trước, chúng có thể được sánh ngang với những Prince of Persia, Half-Life hay Tomb Raider.
Assassin’s Creed
Dòng game Assassin’s Creed đã có một khởi đầu không mấy hoàn hảo nhưng ý tưởng độc đáo của series này đã được Ubisoft tiếp tục xây dựng để trở thành một trong những sản phẩm đáng chú ý nhất của ngành công nghiệp game trong thời đại ngày nay. Những phiên bản Assassin’s Creed mới luôn được mọi người đón nhận nhiệt liệt và mỗi khi nhắc đến danh sách các game đỉnh trong mùa nghĩ lễ, mọi người không thể bỏ qua Assassin’s Creed.
Series này cũng là một đại diện tiêu biểu trong những bước tiến về việc làm game của thời đại ngày nay, khi mà chất xám và ý tưởng sáng tạo không còn là tất cả. Để có thể dều đặn ra đời một bản Assassin’s Creed vào mỗi năm, Ubisoft đã áp dụng một chiến lược quản lý khoa học và vận dụng năng lực của nhiều studio cùng một lúc. Nhờ thế mà thời gian phát triển của những dự án lớn dạng này cũng được rút gọn đi đáng kể.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp game đang khan hiếm những game kinh dị chất lượng cao thì Dead Space lại tìm được cơ hội thăng tiến của mình. Phần 1 của loạt game Dead Space với nỗi sợ câm lặng trong vũ trụ đã giúp nó gây được những tiếng vang đầu tiên. Lối chơi khắc nghiệt của trò chơi này cũng đồng thời là thứ được các game thủ yêu thích thể loại survival horror ưa chuộng, mặc dù “chất” của nó không hoàn toàn giống với Resident Evil hay Silent Hill.
Không những thế, Dead Space còn được giới chuyên môn đánh giá cao về nhiều bước tiến trong việc thể hiện hiệu ứng âm thanh trong game. Hai sếp trưởng của dự án Dead Space đầu tiên đã nhanh chóng được Activision “rút ruột” khỏi EA. Điều này cũng một phần chứng tỏ rằng các nhân tài đó có giá trị thế nào đối với ngành công nghiệp trong tương lai. Dead Space 2 tuy có vài đổi khác so với phiên bản đầu tiên, thế nhưng nó vẫn là một trong các game hot nhất trong dịp đầu năm 2011.
Video đang HOT
Chẳng ai có thể quên được BioShock đã “hoành tráng” như thế nào khi phần một của nó được ra đời từ nhiều năm trước đây. BioShock đưa người chơi đến với một thế giới Utopia dưới lòng đại dương, nơi khoa học và sự tự do lại vô tình đẩy con người tới vực thẳm của tha hóa của tội ác. Trò chơi này không chỉ sở hữu đồ họa đỉnh cao ở thời bấy giờ mà còn sở hữu một phong cách kinh dị khiến mọi người phải giật mình hết lần này đến lần khác.
Series BioShock vẫn đang trên đà lăn bánh của mình. Phần 2 của loạt game này có thể không mang tới nhiều yếu tố đột phá như phần 1 nhưng lại đẩy cao tính chiến thuật và đưa những ý tưởng về gameplay của BioShock đến được độ chín của mình. Sắp tới, BioShock: Infinite hứa hẹn sẽ xác lập một bước tiến huy hoàng mới của series này. Rồi mọi người sẽ lại có cơ hội được bồi hồi khám phá từng ngóc ngách của thành phố bay Columbia.
Series này không phải là trò chơi đầu tiên đưa yếu tố ẩn nấp đến với một game bắn súng. Tuy nhiên, nó lại là một sản phẩm đưa phong cách này phổ biến với rộng rãi các game thủ. Mỗi khi nhắc tới một trò chơi đề cao việc tìm vị trí ấn náu rồi chọn vị trí để ló đầu ra xả đạn, mọi người lại nhắc đến Gears of War. Thậm chí, series này đang trở thành gương mặt hàng đầu đại diện cho game bắn súng trên Xbox 360 sau khi Halo “về hưu”.
Gears of War sở hữu một phong cách tối tăm ảm đạm cả riêng mình và cũng giống như BioShock, phần 3 của loạt game này cũng đưa danh tiếng của cả thương hiệu lên một tầm cao mới cùng với sự thay đổi đáng kể về phong cách đồ họa và những bước tiến khác về gameplay, đặc biệt là phần chơi mạng. Gears of War vẫn còn sẽ tiến xa.
Uncharted
Tomb Raider là gương mặt tiêu biểu của thể loại phiêu lưu của thế hệ trước. Tuy nhiên, ngôi vị này giờ đã thuộc về Uncharted. Với phong cách giống như một bộ phim hành động đỉnh cao của Hollywood, lối chơi pha trộn giữa hành động và phiêu lưu lối cuốn, series này đang trở thành một tâm điểm của làng game và được chọn làm một trong những gương mặt đại diện ưu tú nhất của PS3.
Những tựa game của Naughty Dog ngày nay còn được được đánh giá đặc biệt cao về đồ họa. Đội ngũ phát triển này liên tục thử thách bản thân bằng những mục tiêu mới. Với Uncharted 2, họ đã chứng tỏ rằng tuyết trong game có thể đẹp tới mức nào. Giờ đây, khi Uncharted 3 được công bố, Naughty Dog lại bộc bạch về việc muốn thách thức cát – một trong những thứ mà đồ họa vi tính ngày nay khó thể hiện nhất.
Theo PLXH
Các loại hình tiêu biểu của cái chết trong game
"Chết" chỉ là sự mở đầu cho một quá trình tiếp tục chơi trong game.
Sự ra đời của màn hình "chết"
Mở đầu cho loại hình "chết" này có lẽ là các game trên hệ máy Arcade hoặc các game đơn giản trên hệ NES (4 nút như chúng ta thường gọi). Nếu bạn mắc sai lầm khiến cho nhân vật của mình mắc bẫy và "hy sinh", màn hình "chết" sẽ hiện ra. Bạn sẽ chẳng thể làm gì được trừ phi nạp thêm cho máy một đồng "xèng" nữa hay phải chơi lại từ đầu nếu như chơi trên NES.
Các game như Donkey Kong, Space Invaders... trên hệ Arcade là những ví dụ tiêu biểu. Với các game trên hệ NES thì đôi lúc, mọi chuyện sẽ khác đi một chút. Bạn được cung cấp một số mạng ban đầu và nếu dùng hết số đó, vẫn chưa thể "phá đảo", bạn sẽ phải đi lại từ đầu. Từ Contra, Mario, Island... đến các game thường dành cho trẻ em sau này, người ta vẫn thích ứng dụng phương pháp này với người chơi.
Và đến kỷ nguyên "chết và tái xuất hiện"
Từ Half Life, Call of Duty, Bioshock, Crysis... và rất nhiều game FPS khác nữa, hay thậm chí là các game hành động đánh đấm như God of War, Onimusha... cái chết chỉ là sự mở màn. Người chơi sẽ càng ngày càng được thử thách và kỹ năng của họ, tự khắc sẽ lên theo tiến trình game và cái chết ở đây, chỉ là sự trừng phạt mỗi khi họ thực hiện không đúng một điều gì đó.
Sau khi gục ngã, bạn sẽ xuất hiện ở một điểm save trước đó (thường gọi là checkpoint) và trở lại tiến trình của mình, gặp lại đúng chướng ngại vật vừa khiến mình "hy sinh" và đánh lại từ điểm đó. Điều này được coi là một sự cải tiến so với thời đại NES hay Arcade vì bạn không phải tốn công chơi lại từ đầu nữa và thay vì phải nhớ lại cả mạch game, bạn chỉ cần nhớ lại những chi tiết quan trọng vừa xảy ra cách đây vài phút.
Xu hướng xây dựng các tựa game giúp người chơi tái xuất hiện lại ngay sau khi chết tại điểm checkpoint gần đó nhất đang được ứng dụng ngày càng nhiều vào các game có xu thế hành động nhanh ngày nay. Sở dĩ như vậy vì các game thủ của thể loại này thường hứng thú với những màn chơi ngắn, giải quyết gọn hơn là kéo dài lê thê.
Cái chết mà không phải là chết
Nhắc đến cái chết kiểu này phải kể đến dòng game Grand Theft Auto. Game đã chỉ định rằng bạn không bao giờ chết cả. Kể cả khi lao đầu vào ô tô tải hay bị súng cối bắn thẳng vào mặt đi chăng nữa thì nhân vật trong game cũng chỉ ở mức "tai nạn vào viện" để rồi sau đó vài giờ (tính bằng giờ trong game) bạn lại xuất viện. Quả là thần kỳ! Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể load lại phần đã save trước đó để tránh mất đi một khoản phí đáng kể khi nằm viện, đồng thời lại được chơi lại nhiệm vụ vừa xong nhanh hơn, không phải tốn công đi lại.
Chết hóa thành hồn ma chạy lại... nhặt xác
Các game nhập vai trực tuyến, mở đầu là EverQuest và sau này đượcWorld of WarCraft học hỏi thành công đã thêm vào chế độ Raid (nhiều người tham gia vào một khu vực biệt lập (instance) để đánh trùm, chỉ những ai trong tổ đội mới có thể nhìn thấy nhau, những nhóm khác nhau không thể nhìn thấy nhau và tiến trình đánh trùm của họ cũng là tách biệt.) thường xây dựng cái chết trong game theo kiểu này.
Mỗi khi một raid (thường từ 20 đến 40 người) bị con trùm đánh bại họ sẽ chỉ còn lại những hồn ma và phải quay trở lại instance để lấy lại xác mới có thể trở thành như cũ. Mỗi lần như vậy tư trang vật phẩm sẽ bị hỏng đi một chút. Từ thời sơ khai, những game như EverQuest có thể khiến người chơi phải bán nhà bán cửa ngoài đời thực để trả tiền sữa chữa cho vũ khí.
Các game offline ví dụ như Prey cũng áp dụng chế độ này nhưng dưới một dạng khác. Khi Tommy Tawodi hy sinh anh ta sẽ được chuyển về thế giới của linh hồn. Nếu thu thập đủ các loại năng lượng hồn ma thì Tommy sẽ lại tỉnh dậy, tiếp tục cuộc hành trình của mình. Nhóm phát triển Prey đã tỏ ra cao tay hơn các nhà làm game MMO khi đưa vào mini game theo kiểu bắn vịt như thế này để tránh sự nhàm chán mỗi khi chết.
Bất tử
Khái niệm này có lẽ chỉ có ở Fable. Peter Moore đã xóa bỏ hoàn toàn cái chết trong Fable 2. Người chơi chỉ có thể bị đánh ngất đi, từ đó để lại những vết thương không thể xóa bỏ trên cơ thể. Nếu bạn muốn trở thành một gã sứt sẹo đầy mình lúc cuối game thì thật đơn giản, chỉ cần không load lại game một chút nào và lao vào để yên cho những gã côn đồ "hành hạ" đến mức bầm dập. Nhìn chung, đây là một yếu tố "độc" mà thành công của dòng game Fable đã đủ minh chứng cho sức hút của nó. Nhưng nếu học hỏi theo thì chưa chắc các game đã có thể thành công.
Theo PLXH
Uncharted 3 chẳng có gì ấn tượng ngoài... cát Vừa qua, Naughty Dog đã công bố trailer đầy đủ của Uncharted 3: Drake's Deception tại VGA 2010. Mặc dù tựa game này đã được trông đợi rất nhiều nhưng trailer đầu tiên của nó lại không gây shock được cho người xem như Uncharted 2 đã làm nhiều năm trước đây. Mặc dù vậy, nhà sản xuất đã khẳng định là những...