Top 10 siêu xe mạnh mẽ nhưng sớm bị quên lãng
Những siêu xe dưới đây có thể đạt công suất tối đa đến gần 1.000 mã lực nhưng lại không thể cạnh tranh trên thị trường cùng những “ông lớn”.
Joss JP1 (2004)
Khi Joss JP1 được giới thiệu tại nhiều triển lãm ôtô khác nhau ở Australia trong suốt năm 2004, chiếc xe có ngoại hình bắt mắt và được chế tạo tỉ mỉ, cùng với đó là với tốc độ đáng trầm trồ nhờ động cơ V8 6.8L với công suất tối đa 500 mã lực và mô-men xoắn cực đại 651 Nm, sức mạnh được truyền đến bánh sau thông qua hộp số sàn 5 cấp dựa trên nền tảng của Porsche G50.
Lotec Sirius (2004)
Dù Lotec được thành lập vào năm 1962 nhưng hãng vẫn chú trọng phần lớn vào các dòng xe đua thể thao; cho đến năm 2004, Lotec mới giới thiệu mẫu xe chạy trên đường đầu tiền. Sirius được trang bị động cơ Mercedes V12 6.0L và thiết kế bởi người sáng lập Kurt Lotterschmid. Tuy nhiên, dòng xe này đã sản xuất ra số lượng bao nhiêu vẫn còn là ẩn số với nhiều người.
Gumpert Apollo (2005)
Roland Gumpert và Roland Mayer đã hợp tác để chế tạo một siêu xe với động cơ V8 4.2L cùng bộ tăng áp kép, cỗ máy này được gắn ở giữa khung gầm thép bọc trong sợi thủy tinh hoặc sợi carbon. Khách hàng có thể lựa chọn giữa hai mức công suất 641 mã lực hoặc 690 mã lực, với tốc độ tối đa thấp nhất cũng 224 mph (khoảng 360 km/h). Đã có khoảng hơn 40 chiếc Apollo được sản xuất trước khi Gumpert ngừng kinh doanh vào năm 2013.
Barabus TKR (2006)
Barabus TKR gây được ấn tượng lớn khi được giới thiệu tại Triển lãm Ôtô Anh năm 2006. Với thân và khung xe được làm từ sợi carbon cùng động cơ V8 7.0L tăng áp kép, tạo ra công suất tối đa 1.005 mã lực, TKR được khẳng định có thể đạt tốc độ tối đa 270 mph (khoảng 435 km/h). Xe có thể tăng tốc 0-100 km/h chỉ với 1,7 giây.
SSC Ultimate Aero (2007)
Trong khi Bugatti Veyron cố gắng trở thành siêu xe nhanh nhất thế giới, SSC Ultimate Aero đã có cơ hội “vượt mặt” để đạt tốc độ 256 mph (khoảng 412 km/h) nhờ động cơ V8 tăng áp kép. Bên cạnh đó, Ultimate Aero có giá bán thấp hơn một nửa so với Veyron. Tuy nhiên, Bugatti đã “đáp trả” ngay sau đó với phiên bản Veyron Super Sport 1.183 mã lực có thể đạt tốc độ 268 mph (khoảng 431 km/h).
Weber Faster One (2008)
Siêu xe này sở hữu động cơ V8 7.0L tăng áp kép, tạo ra công suất tối đa 900 mã lực. Tốc độ cao nhất xe đạt được là 250 mph (khoảng 402 km/h), tuy nhiên đây chưa phải là số liệu chính thức.
Faster One nổi bật với thân vỏ bằng sợi carbon siêu nhẹ và phanh đĩa gốm carbon trong khi các trang bị tùy chọn bao gồm hệ thống đa phương tiện có khả năng truy cập internet và TV, bộ ghi dữ liệu để định vị. Ngoài ra, siêu xe này còn sở hữu 4 thùng nhiên liệu để tiếp liệu cho động cơ V8 mạnh mẽ.
Ronn Scorpion (2009)
Video đang HOT
Khi Ronn Maxwell ra mắt siêu xe Scorpion của mình tại triển lãm siêu xe Top Marques năm 2009 tại Monaco. Tuy nhiên, thời điểm này diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến mẫu xe trở thành một sản phẩm hết sức xa xỉ.
Scorpion được trang bị động cơ 3.5L tăng áp kép 450 mã lực từ Acura TL, được trang bị kim phun Hydro để cải thiện quá trình đốt cháy. Do sự thiếu hụt nhân lực, Maxwell buộc phải đóng cửa doanh nghiệp của mình. Sau đó ông đã thành lập Tập đoàn Ronn Motor vào năm 2015 với tham vọng trình làng một Scorpion hoàn toàn mới.
Spyker C12 Zagato (2009)
Cho đến khi C12 Zagato xuất hiện, tất cả các mẫu xe của Spyker đều sở hữu động cơ V8 có nguồn gốc từ Audi. Siêu xe này sở hữu động cơ W12 do Audi chế tạo. Với mức giá 495.000 euro (khoảng 13 tỷ đồng), dường như C12 Zagato không được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhà sản xuất tiết lộ rằng dòng xe này chỉ sản xuất giới hạn 24 chiếc.
Dagger GT (2010)
Vào năm 2010, hãng xe đã tiết lộ những thiết kế đầu tiên cho mẫu Dagger GT, một Hypercar nặng 1.150 kg có thể tạo ra công suất tối đa 2.000 mã lực. Điều này giúp chiếc xe đạt tốc độ tới 315 mph (khoảng 507 km/h). Đối với những khách hàng yêu cầu cao hơn, Transtar Racing cung cấp tùy chọn GT-LS – gói tốc độ của nhà sản xuất, giúp xe đạt đến 500 mph (khoảng 805 km/h). Tuy nhiên, hiện phiên bản này vẫn chưa được tung ra thị trường.
Exagon Furtive e-GT (2010)
Những thông tin về Exagon Furtive e-GT được tiết lộ tại Triển lãm Ôtô Paris năm 2010. Hai năm sau đó, siêu xe đã được tung ra thị trường. Exagon là mẫu xe mang đặc trưng của Pháp, có khả năng đạt tốc độ 155 mph (khoảng 249 km/h) nhờ cặp động cơ điện làm mát bằng nước, cho công suất tối đa kết hợp 402 mã lực và mô-men xoắn lên tới 515 Nm. Tuy nhiên, Exagon gần như biến mất khỏi thị trường từ năm 2013.
Icona Vulcano (2013)
Khi Icona Vulcano nguyên bản được ra mắt vào năm 2013 tại Triển lãm Ôtô Thượng Hải, xe có hệ thống truyền động 950 mã lực bao gồm động cơ xăng V12 công suất tối đa 790 mã lực kết hợp động cơ điện 160 mã lực. Vào năm 2015, siêu xe này đã được cập nhật động cơ V8 6.2L siêu nạp do General Motors cung cấp và có thể đạt mức 661 mã lực, tuy nhiên Icona Vulcano có khả năng được điều chỉnh để lên tới 986 mã lực.
Trong năm 2015, thân xe chuyển sang vỏ bằng titan, đây là chiếc xe đầu tiên có cấu trúc như vậy. Nhưng kể từ năm 2015, Icona Vulcano lại trở nên “im hơi lặng tiếng” ở thị trường siêu xe.
Top 7 siêu xe Trung Quốc: Mẫu đáng gờm, mẫu thảm họa
Đây là 7 cái tên nổi tiếng trong làng siêu xe Trung Quốc, nhiều mẫu được đánh giá thật sự đáng gờm, nhưng cũng có cái tên khiến người khác bật cười.
Ngành công nghiệp xe ô tô Trung Quốc vốn được tín đồ yêu xe biết đến với nhiều mẫu sao chép công khai thiết kế của những hãng xe khác. Tuy nhiên, đa số các công ty siêu xe Trung Quốc đã nỗ lực để được thừa nhận sự sáng tạo của họ bằng những thiết kế riêng, thay vì chịu tiếng xấu từ một vài người anh em "đại nhái".
Những concept siêu xe Trung Quốc mà chúng ta đã thấy trong vài năm qua chắc chắn có một số yếu tố thiết kế từ những công ty nổi tiếng hơn, nhưng mọi thứ đang tiến triển đúng hướng cho các nhãn hiệu như TechRules, Windbooster, hay BAIC.
Liệu thế giới sẽ chấp nhận những mẫu siêu xe này? Một người láng giềng của Trung Quốc đã làm được điều đó từ những năm 1990, Nhật đã tạo ra một mẫu siêu xe và nó đã thay đổi tất cả. Đó là chiếc Acura NSX.
Nó thúc đẩy Ferrari và Lamborghini phải cải thiện nhiều khía cạnh, một trong số đó là giải thoát khỏi nội thất có chất lượng như bìa cứng. Và giờ đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua những mẫu siêu xe Trung Quốc có khả năng thành công lớn nhất tại quê nhà hoặc trên thế giới.
BAIC Arcfox-7
BAIC được thành lập từ năm 1958, ngày nay nó là một trong những nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất Trung Quốc. Hãng này có biệt danh là General Motors của Trung Quốc.
Mẫu siêu xe Arcfox-7 đã ra mắt toàn cầu tại Triển lãm Ô tô Bắc Kinh năm 2016 và được xác nhận đưa vào sản xuất từ đó. Nó đã được hợp tác phát triển với Campos Racing Team từ Tây Ban Nha. Được trang bị 3 mô-tơ điện với tổng công suất 603 mã lực, Arcfox-7 nặng khoảng 1.755 kg, gia tốc từ 0-97 km/h trong chưa đầy 3 giây và đạt vận tốc tối đa 249 km/h
Thiết kế cửa kéo lên trên của nó chắc chắn đến từ nước Ý và ngoại hình tổng thể mang dáng dấp xe Đức. Một trong những tính năng độc nhất và thú vị của nó là quét dấu vân tay để khởi động xe.
Techrules TREV
Techrules TREV trông cực kỳ giống với một chiếc McLaren P1 ở vài góc độ, nhưng mẫu siêu xe Trung Quốc này vẫn khá đặc biệt. Nó sử dụng hệ truyền động tuabin điện công suất 1.030 mã lực với 6 mô-tơ điện, giúp đạt vận tốc tối đa 349 km/h. TREV chính là viết tắt của cụm từ Turbine-Recharged Electric Vehicle.
Lần gần nhất một siêu xe trang bị hệ thống máy tuabin suýt được đưa vào sản xuất thương mại là Jaguar C-X75. Tuy nhiên, Techrules đã quyết định sử dụng Tuabin theo cách khác hoàn toàn. Trong trường hợp này, họ sử dụng một tuabin siêu nhỏ để điều khiển trực tiếp máy phát điện có nhiệm vụ cung cấp điện cho các mô-tơ làm quay bánh xe.
Nghe có vẻ phức tạp nhưng cỗ máy đã thực sự hoạt động. Kết hợp với bộ pin lithium-magiê-oxit 20 kWh có thể sạc đầy trong vòng 40 phút, Techrules dường như chứng minh rằng họ thực sự nghiêm túc trong việc sản xuất.
Icona Vulcano
Nhiều người thấy mẫu xe Icona Vucalno trông giống như một chiếc Ferrari F12 với mũi xe khá kỳ lạ. Công ty Icona đặt tại Thượng Hải thành lập từ năm 2010 và mẫu concept Icona Vulcano được ra mắt lần đầu tiên trong năm 2013. Được thiết kế bởi người Ý và những cái tên khác từ ngành công nghiệp xe ô tô phổ biến, người ta có thể cho rằng Vulcano không hoàn toàn là một sản phẩm Trung Quốc.
Được chế tạo trên khung gầm nhôm và các tấm ốp thân bằng carbon, nhà sản xuất đã đưa ra hai tùy chọn động cơ hybrid gồm: một động cơ V12 dung tích 6.0 lít với công suất 790 mã lực kết hợp một mô-tơ điện công suất 160 mã lực, và một phiên bản động cơ V6 liên kết hai mô-tơ điện. Lựa chọn thứ hai cho phép mẫu coupe gia tốc từ 0 lên 199 km/h chỉ trong 8,9 giây. Phiên bản động cơ V12 đạt được thành quả tương tự trong 9,2 giây.
Qiantu K50 Event!
Khá đặc biệt, tên xe có hẳn một dấu '!', nó mang ý nghĩa hơn trong tiếng Trung Quốc. Mẫu xe Qiantu K50 Event! được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải năm 2015 và nó cũng có trang bị một mô-tơ điện. Chính xác là có đến hai mô-tơ điện, và chúng sản sinh công suất tổng hợp 402 mã lực và mô-men xoắn cực đại 479 lb-ft.
Nội thất cũng rất đẹp nhờ có một hệ thống thông tin giải trí cảm ứng giống như máy tính bảng lớn. Nó cũng có một tấm pin năng lượng mặt trời trên nóc xe.
Qiantu Motor đang xây một nhà máy mới có thể sản xuất 50,000 chiếc mỗi năm. Tuy nhiên không rõ là liệu họ có kế hoạch bán K50 ở ngoài Trung Quốc hay không.
Windbooster Titan
Tốc độ tối đa được công bố là 259 km/h và gia tốc 0-100 km/h trong 3,9 giây. Dù không phải là con số quá ấn tượng nhưng cũng đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, thời gian sạc pin thì không thực sự ấn tượng với tiêu chuẩn ngày nay. Cụm pin sẽ cần 7 tiếng sạc ở nguồn 220V và 1,5 tiếng trên một bộ sạc nhanh.
Khung gầm xe được dựa trên cấu trúc khung hình ống làm từ chất liệu thép và titan. Siêu xe Titan được chế tạo bởi Windbooster Car Corporation, công ty được sở hữu bởi nhà cung cấp phụ tùng thay thế Cammus.
CH Auto Aculein
CH Auto Aculein có trong danh sách này vì nó được coi như chiếc siêu xe đầu tiên được sản xuất bởi Trung Quốc. Aculein là một mẫu siêu xe nhái mang tính biểu tượng, nơi các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc khác lấy nguồn cảm hứng.
Được trang bị động cơ V8 dung tích 4.8 lít từ BMW 6-Series với công suất 367 mã lực và mô-men xoắn cực đại 361 lb-ft, Aculein trông như một phiên bản rẻ tiền của Ferrari 599. Chúng ta cũng sẽ thấy thấp thoáng của Maserati và một vài nét của Mercedes-Benz SLR McLaren. Nó có thể gia tốc từ 0-100 km/h trong 5,2 giây và tốc độ tối đa là 268 km/h.
Diablo Auto
Không như chiếc Diablo chính hãng, phiên bản Trung Quốc nhái lại này không được trang bị động cơ V12, mà thay bằng động cơ tăng áp kép V8 từ Toyota. Tốc độ tối đa được nói là xấp xỉ 299 km/h. Lamborghini chưa từng kiện Diablo Auto vì những lí do hiển nhiên, có lẽ bởi vì toàn bộ dự án này, dù là một phiên bản nhái không tệ, chỉ như một trò đùa hài hước.
Diablo Auto China.
Diablo Auto chính hãng Lamborghini.
Đương nhiên Diablo Auto sẽ không có cơ hội nào ra khỏi Trung Quốc.