Top 10 hãng công nghệ đột phá nhất trong kinh doanh (Phần 2)
#5: 10gen – Giúp các cơ sở dữ liệu mở rộng hơn, hoạt động nhanh hơn với chi phí thấp hơn
Đồng sáng lập kiêm CEO Dwight Merriman
Lĩnh vực hoạt động: Phát triển một trong những cơ sở dữ liệu NoSQL (không sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ) phổ biến hơn cả, được biết đến dưới cái tên MongoDB. NoSQL là một cách tiếp cận mới tới các CSDL, rất có ích cho các ứng dụng Internet và các ứng dụng dữ liệu lớn. Thị trường của mô hình CSDL NoSQL này có thể đạt giá trị 3,4 tỷ USD trước năm 2018, theo nhận xét của tổ chức phân tích Market Research Media.
Tại sao đó lại là đột phá: Không loại bỏ CSDL SQL của các công ty, NoSQL là một phương thức làm việc mới với các dữ liệu. Khi các công ty sử dụng phương thức này, họ sẽ nhận ra rằng họ có thể viết những ứng dụng mới cho nó mà không phải mua các CSDL truyền thống.
Tác động: Oracle, IBM và Microsoft là những người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất với thành quả này của 10gen. Oracle đang đưa ra CSDL NoSQL mới của riêng mình và cố gắng đưa nó vào ứng dụng trong những hãng công nghệ dữ liệu lớn như Hadoop. Tuy nhiên, MongoDB của 10gen lại sở hữu mã nguồn mở và điều này sẽ khiến các nhà phát triển khác cảm thấy thích thú hơn nhiều. Ngoài ra, một số CSDL mở khác cũng sẽ được “hưởng sái” từ thành công của MongoDB, ví dụ như CouchBase hay Cassandra.
#4: Salesforce.com – Mở rộng tầm nhìn về một kỷ nguyên mới của ngành phần mềm
CEO Marc Benioff.
Lĩnh vực hoạt động: Salesforce.com là một tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ điện toán đám mây. Họ không chỉ mang đến cho các khách hàng một dịch vụ đám mây quản trị doanh nghiệp hoạt động linh hoạt mà còn phát triển tích cực mô hình phần mềm dịch vụ, nơi các công ty có thể trả phí cho các phần mềm thông qua Internet. Hiện tại, Salesforce đang tiếp tục tham gia vào nhiều lĩnh vực phần mềm khác, bao gồm phần mềm quản trị nhân lực, truyền thông xã hội và marketing.
Tại sao đó lại là đột phá: CEO Marc Benioff của Salesforce đang góp phần định nghĩa một kỷ nguyên mới của ngành phần mềm toàn cầu. Mọi doanh nghiệp truyền thống có quy mô lớn trên thế giới, bao gồm cả Oracle và SAP, cũng đều đang phải chi hàng tỷ USD để chạy theo những mô hình kinh doanh đám mây của Marc.
Tác động: Những doanh nghiệp lớn đang tham gia vào lĩnh vực đám mây nhưOracle, SAP và Microsoft sẽ chịu tác động khá nhiều từ mô hình của Salesforce, dù rằng những công ty đó đều đang cố gắng hoàn thiện những dịch vụ đám mây riêng của mình. Trong khi đó, những công ty phần mềm dịch vụ khác đang sử dụng mô hình kinh doanh giống với Salesforce sẽ lại được hưởng lợi, ví dụ như Workday.com, Zenoss, Okta, hay ServiceNow.
#3: Amazon – Thách thức quan niệm CNTT không thể làm ra nhiều lợi nhuận
CTO Werner Vogels.
Lĩnh vực hoạt động: Amazon là một nhà bán lẻ trực tuyến mang lại quyền lực rất lớn cho công nghệ điện toán đám mây.
Tại sao đó lại là đột phá: Tất cả những việc lớn mà Amazon từng làm và đang làm đều có thể được coi là sự đột phá. Với tư cách là một doanh nghiệp, họ đã có sáng kiến về điện toán đám mây (ĐTĐM). Đám mây của Amazon hiện tại đang chứa trung tâm dữ liệu nội bộ của chính họ được bán cho các đối tác khác với phí cho mỗi lần sử dụng. Hiện tại, có rất nhiều đám mây điện toán, và đám mây của Amazon là một trong những đám mây lớn nhất.
Tác động: Trên thực tế, ĐTĐM đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho mọi người. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup và các doanh nghiệp nhỏ, đang có xu hướng mua nhiều server, kho lưu trữ và thiết bị mạng hơn để tạo ra những trung tâm dữ liệu riêng cho mình, có cơ chế hoạt động giống như một đám mây điện toán (hay còn gọi là các đám mây tư).
#2: Facebook – Thay đổi cách thức thiết kế phần cứng
Cố vấn phần cứng mã nguồn mở Frank Frankovsky
Lĩnh vực hoạt động: Với mục đích tiếp tục giữ vững vị thế là một trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook đang tiến hành thiết kế tùy biến mọi loại thiết bị trung tâm dữ liệu. Những thiết bị mới này hoạt động nhanh hơn, thân thiện với môi trường hơn và có chi phí rẻ hơn.
Tại sao đó lại là đột phá: Facebook đang chia sẻ thiết kế của mình với cả thế giới với mã nguồn mở và chi phí bằng 0. Đó có thể sẽ mang tới một ngành công nghiệp phần cứng mới, nơi mà các công ty có thể tự yêu cầu server nào là thích hợp đối với mình. Trong hơn 10 năm tới, thế giới sẽ được theo dõi dự án Open Compute của Facebook thay thế ngành phần cứng với cách thức tương tự mà phần mềm mã nguồn mở đang làm với ngành phần mềm như thế nào.
Tác động: Dell, HP, IBM… là những hãng phần cứng truyền thống đã từ chối hợp tác với Facebook trong lĩnh vực này. Trong khi đó, những hãng thiết kế phần cứng mới nổi như Synnex, Avnet, Quanta lại sẵn sàng ký hợp đồng và tham gia dự án của Facebook.
#1: VMware – Một mình thay đổi tất cả
CEO mới của VMware: Pat Gelsinger
Lĩnh vực hoạt động: VMware tạo ra các phần mềm ảo hóa server, cho phép nhiều loại phầm mềm khác nhau chia sẻ cùng một server vật lý nhưng đồng thời cũng khiến các phần mềm đó “nghĩ” rằng chỉ có riêng mình đang sử dụng server đó.
Tại sao đó lại là đột phá: VMware được tạo ra để mang tới những ý tưởng sáng tạo đột phá và mọi cách thức mở rộng của hãng này đều mang tới những sự thay đổi lớn, mà hiện tại là kế hoạch thay đổi thiết kế của mạng Internet và cả các đám mây điện toán.
Video đang HOT
Tác động: Cisco đang là một trong những đối thủ lớn của VMware trong lĩnh vực công nghệ mạng. Còn về lĩnh vực ĐTĐM, Rackspace và HP có thể phải chịu ảnh hưởng từ các kế hoạch thay đổi của VMware. Họ đã đầu tư khá nhiều vào đám mây điện toán mã nguồn mở có tên OpenStack. Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội thiết kế lại mạng Internet cũng như “nhồi” nhiều server lên mạng hơn với chi phí thấp hơn.
Theo Genk
Top 20 công ty công nghệ cho doanh nghiệp có giá trị nhất thế giới (Phần 2)
Dựa trên dữ liệu của Google Finance, Business Insider đã chọn ra danh sách 20 hãng công nghệ giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, nó chỉ được xét các công ty chủ yếu bán cho khách hàng doanh nghiệp và không bao gồm người dùng cá nhân. Vì vậy, cả Apple, Facebook hay Google đều không có tên trong này.
#12: Wipro
Giá trị vốn hóa thị trường: 20 tỷ USD
Chủ tịch: Azim Premji
Lĩnh vực: Cung cấp nguồn nhân lực từ bên ngoài
Cơ hội: Thị trường điện toán đám mây. Tháng 6 vừa qua, Wipro đã mở iStructure, một "đám mây điện toán", hòng cạnh tranh với HP, IBM, Microsoft, Rackspace và nhiều hãng khác.
Thách thức: Lĩnh vực thuê ngoài (outsourcing) đang có nhiều đối thủ nặng ký, trong khi Wipro chưa thắng được nhiều hợp đồng lớn, khiến cho các nhà đầu tư không khỏi lo lắng.
#11: Dell
Giá trị vốn hóa thị trường: 22 tỷ USD
CEO: Michael Dell
Lĩnh vực: Cung cấp máy tính cá nhân, server, thiết bị mạng cho doanh nghiệp và gần đây là mở rộng thêm cả trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ với việc mua lại hãng Quest Software với giá 2,4 tỷ USD.
Cơ hội: Hệ thống lưu trữ, đặc biệt là những hệ thống mới được xây dựng trên công nghệ flash. Hãng cũng vừa khai trương quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 60 triệu USD để ủng hộ cho các startup hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ này.
Thách thức: Dell đã không còn là một công ty sản xuất PC đơn thuần nữa, nhưng họ vẫn phải dựa nhiều vào lĩnh vực này. Shaw Wu - chuyên gia phân tích của Sterne Agee - đã ước tính rằng có tới 65 - 70% hoạt động kinh doanh của Dell vẫn có liên quan tới mảng PC.
#10: Infosys
Giá trị vốn hóa thị trường: 24 tỷ USD
Chủ tịch: N. R. Narayana Murthy
Lĩnh vực: Dịch vụ nguồn nhân lực
Cơ hội: Thị trường nguồn nhân lực lớn.
Thách thức: Infosys cần phải chứng minh rằng họ có khả năng tạo ra công việc tại Mỹ cho người Mỹ, chứ không phải chỉ mang công việc tại Mỹ cho người nước ngoài. Nhiều chính trị gia đã không đồng tình với việc làm này của Infosys, và công ty này cũng đang phải đối mặt với một số rắc rối với luật pháp Mỹ về vấn đề thuế và nhập cư.
#9: HP
Giá trị vốn hóa trị trường: 38 tỷ USD
CEO: Meg Whitman
Lĩnh vực: Cung cấp PC, máy in, server, thiết bị mạng và bán các phẩn mềm quản trị IT, dịch vụ đám mây, và cố vấn cho các doanh nghiệp
Cơ hội: Điện toán đám mây tư nhân cho các doanh nghiệp.
Thách thức: Nhiều tin xấu đang cùng xảy đến với HP. Hãng cần phải tạm ngừng việc tái tổ chức, duy trì sự ổn định và đưa ra những sản phẩm hiện đại, sáng tạo hơn, đặc biệt là cho mảng linh doanh chủ lực là PC.
#8: VMware
Giá trị vốn hóa thị trường: 40 tỷ USD
CEO: Pat Gelsinger
Lĩnh vực: Cung cấp phần mềm ảo, cho phép các công ty chạy nhiều ứng dụng hơn trên các server. VMware hiện tại đang đạt được khá nhiều thành công trong lĩnh vực này, đến mức CEO hiện tại là Paul Maritz sẽ nhanh chóng được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc chiến lược cho công ty mẹ của VMware là EMC. Thay vào đó, phó chỉ tịch của EMC - Pat Gelsinger - sẽ đảm nhận vị trí CEO của VMware.
Cơ hội: Công ty này vừa mua lại một startup khác là Nicira với giá 1,26 tỷ USD vì startup này đang sở hữu công nghệ mới mà VMware đang cần phát triển trong lĩnh vực mạng máy tính.
Thách thức: Đối thủ cạnh tranh lớn của VMware là Cisco sẽ không để một mình công ty này làm mưa làm gió trong lĩnh vực mạng máy tính cho doanh nghiệp.
#7: EMC
Giá trị vốn hóa thị trường: 56 tỷ USD
CEO: Joe Tucci
Lĩnh vực: Các sản phẩm lưu trữ và các dịch vụ doanh nghiệp khác, như hệ thống quản lý tài liệu.
Cơ hội: VMware. EMC đang là cổ đông lớn nhất của VMware và có thể, đây cũng là tài sản lớn nhất của EMC.
Thách thức: Công ty con VMware và đối tác Cisco của EMC đang là kình địch của nhau, và EMC đang là kẻ đứng giữa.
#6: SAP
Giá trị vốn hóa thị trường: 77 tỷ USD
Co-CEO: Bill McDermott
Lĩnh vực: Bán phần mềm, đặc biệt là các phần mềm kế hoạch nguồn, bao gồm tài chính, nhân lực, kinh doanh...
Cơ hội: Cơ sở dữ liệu HANA, một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất của SAP. Đối tác mới nhất của SAP chính là Cisco và EMC.
Thách thức: Tự thay đổi bản thân từ một công ty định hướng sản phẩm thành một công ty dịch vụ đám mây.
#5: Siemens
Giá trị vốn hóa thị trường: 80 tỷ USD
CEO: Peter Löscher
Lĩnh vực: tự động hóa & điều khiển, điện lực, vận tải, y tế, thông tin và liên lạc và chiếu sáng . Ngoài ra, lĩnh vực quan trọng nhất của Siemens với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đó là cung cấp phần cứng điện thoại và phần mềm liên lạc, phổ biến với các trung tâm dịch vụ khách hàng.
Cơ hội: Một ông lớn, tham gia nhiều mảng trong thị trường năng lượng, bao gồm cả năng lượng xanh.
Thách thức: Nỗ lực chống lại sự suy thoái. Nokia, đối tác truyển thông chính của Siemens, cũng đang gặp nhiều khó khăn trên con đường phục hồi.
#4: Cisco Systems
Giá trị vốn hóa thị trường: 94 tỷ USD
CEO: John Chambers
Lĩnh vực: Thiết bị mạng, bán phần mềm và dịch vụ, ví dụ như WebEx.
Cơ hội: Các hệ thống bao gồm mạng, server, và trung tâm lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp. Cisco cũng mới tham gia liên minh với EMC và SAP, với hàng chục nghìn khách hàng tăng thêm.
Thách thức: Software Defined Networking(SDN) là giúp "dọn dẹp" các phần cứng quản trị của Cisco và biến nó thành những ứng dụng quản trị dễ dàng hơn. Chính vì sự quản lý hiệu quả hơn, hệ thống mạng doanh nghiệp sẽ tốt ít tiền để đầu tư, đồng thời cho phép sử dụng những thiết bị phổ thông mà vẫn mang lại lợi ích cao cho doanh nghiệp.
#3: Oracle
Giá trị vốn hóa trị trường: 154 tỷ USD.
CEO: Larry Ellison.
Lĩnh vực: Phần cứng và phần mềm.
Cơ hội: Đám mây lưu trữ tư nhân.
Thách thức: Phần cứng của Sun Microsystems xây dựng trên nền tảng chip SPARC. Các công ty đang chuyển hướng từ những server đắt đỏ chạy Unix sang những server rẻ hơn của Intel.
#2: IBM
Giá trị vốn hóa thị trường: 229 tỷ USD
CEO: Ginny Rometty.
Lĩnh vực: Máy tính, server, đĩa, lưu trữ, linh kiện mạng, phần mềm bảo trì, dụng cụ phát triển phần mềm, server ứng dụng, cơ sở dữ liệu.
Cơ hội: Dữ liệu lớn, với công nghệ thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với siêu máy tính Watson có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo gần như con người.
Thách thức: Điện toán đám mây. IBM là một trong những nhân vật đầu tiên tham gia lĩnh vực này... Năm ngoái, công ty đã tuyên bố có tới 80% công ty thuộc danh sách Fortune 500 sử dụng đám mây của IBM. Nhưng hiện nay, lĩnh vực này đang có rất nhiều đối thủ nặng ký như HP, Red Hat, Verizon...
#1: Microsoft
Giá trị vốn hóa thị trường: 242,2 tỷ USD
CEO: Steve Ballmer
Lĩnh vực: Hệ điều hành và phần mềm cho doanh nghiệp.
Cơ hội: Hướng các doanh nghiệp tầm trung tới dịch vụ điện toán đám mây, với các dịch vụ như Office 365 và Azure.
Thách thức: Thuyết phục các công ty sử dụng thiết bị di động và có được những nhà phát triển phần mềm lớn cho doanh nghiệp trên HĐH mới Windows 8.
Theo Genk
Oracle cung cấp dịch vụ "đám mây" mới của mình để cạnh tranh với Amazon Thêm một tay chơi có hạng tham dự vào thị trường. CEO của Oracle - Larry Ellison vừa công dịch vụ điện toán đám mây(ĐTDM) mới nhất của mình dành cho doanh nghiệp, cạnh tranh với dịch vụ ĐTDM của Amazon. Theo thuật ngữ trong ngành, Larry gọi dịch vụ mới này của mình là "infrastructure as a service" hoặc "hardware as a...