Top 10 đội trưởng là biểu tượng trong kỷ nguyên Ngoại hạng Anh: M.U vô đối
Tại giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, nhiều đội bóng lên ngôi vô địch hoặc tạo ra một mùa giải thần kỳ. Ở đó, vai trò của người đội trưởng vô cùng quan trọng. Cùng điểm qua top 10 đội trưởng trở thành biểu tượng của CLB trong kỷ nguyên Ngoại hạng Anh, trong đó có rất nhiều ngôi sao của M.U như Keane, Neville, Vidic, Bruce.
10. Gary Neville ( Manchester United)
Neville
Thời gian đeo băng đội trưởng: 2005-2011
Vị trí cao nhất: Vô địch (2006/07 2007/08 2008/09 2010/11)
Trải qua nhiều năm làm đội phó tại Manchester United, cuối cùng Neville cũng được trao chiếc băng thủ quân. Những chấn thương có thể khiến anh không tham dự được các trận đấu quan trọng tại cúp châu Âu, nhưng Neville luôn giữ hình ảnh tốt trong mắt các CĐV. Đó là một người luôn tập trung hết mình vì đội bóng và trung thực.
9. Nemanja Vidic (Manchester United)
Vidic
Thời gian đeo băng đội trưởng: 2011-2014
Vị trí cao nhất: Vô địch (2012/13)
Cho đến nay, Vidic vẫn là người đội trưởng cuối cùng của Man United nâng cao chức vô địch Ngoại hạng Anh. Trong suốt quá trình anh cầm nhịp đội bóng này, bất kỳ tiền đạo nào nghe danh Vidic cũng rất ngán ngẩm. Một trung vệ khôn ngoan, mạnh mẽ và khiến cho tất cả phải nể sợ.
8. Vincent Kompany (Manchester City)
Kompany
Thời gian đeo băng đội trưởng: 2011-2019
Vị trí cao nhất: Vô địch (2011/12 2013/14 2017/18 2018/19)
Video đang HOT
Vincent Kompany luôn có nụ cười và thái độ rất đáng mến, những gì anh cống hiến cho The Citizens được tất cả CĐV đội bóng này công nhận. Nếu không gặp phải nhiều chấn thương trong sự nghiệp, có lẽ Kompany sẽ hài lòng hơn nữa. Khi rời Etihad, anh được xem là huyền thoại sống của Man City.
7. Alan Shearer (Newcastle United)
Shearer
Thời gian đeo băng đội trưởng: 1998-2006
Vị trí cao nhất: Hạng Ba (2002/03)
Shearer là một biểu tượng tại Newcastle trong vai trò một tiền đạo và một người đội trưởng vĩ đại. Cho đến nay, danh thủ này vẫn đang sở hữu kỷ lục cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Ngoại hạng Anh với 260 pha lập công.
6. Patrick Vieira (Arsenal)
Vieira
Thời gian đeo băng đội trưởng: 2002-2005
Vị trí cao nhất: Vô địch (2003/04)
Thay thế Tony Adams giữ băng thủ quân của Arsenal, Vieira rời đi và để lại sự tiếc nuối vô bờ bến cho người hâm mộ. Cho đến nay, “Pháo thủ” vẫn chưa thể tìm kiếm một đội trưởng có tầm vóc và trách nhiệm như Vieira. Đặc biệt hơn, chiếc cúp vô địch Ngoại hạng Anh mà Arsenal giành được ở mùa giải 2003/04 ghi dấu ấn rất đậm nét của huyền thoại người Pháp. Đó là năm mà Arsenal tạo nên kỷ lục bất bại.
5. Steve Bruce (Manchester United)
Bruce
Thời gian đeo băng đội trưởng: 1992-1996
Vị trí cao nhất: Vô địch (1992/93 1993/94 1995/96)
Ban đầu, Bruce chia sẻ vai trò đội trưởng với Bryan Robson trong hai năm. Trên thực tế, Steve Bruce là người nắm giữ chiếc băng thủ quân, nhưng trong trận đấu mà ông không thể chơi, Robson sẽ thay thế. Bruce cùng với “Quỷ đỏ” lên ngôi trong mùa giải đầu tiên mà giải đấu mang tên Premier League (Ngoại hạng Anh).
4. Steven Gerrard (Liverpool)
Gerrard
Thời gian đeo băng đội trưởng: 2003-2015
Vị trí cao nhất: Á quân (2008/09 2013/14)
Người ta vẫn còn ám ảnh về pha trượt chân của Gerrard ở mùa giải 2013/14 khiến Liverpool mất chức vô địch. Nhưng tổng kết lại cả sự nghiệp của mình, cầu thủ này là người đội trưởng vĩ đại bậc nhất trong lịch sử đội bóng. Thứ mà bóng đá nợ Gerrard có lẽ là danh hiệu.
3. Tony Adams (Arsenal)
Adams
Thời gian đeo băng đội trưởng: 1988-2002
Vị trí cao nhất: Vô địch (1997/98 2001/02)
Tony Adams là một bằng chứng sống cho sự hồi sinh mạnh mẽ và chính Arsene Wenger đã giúp ông đạt được điều đó. Adams đã trả ơn Wenger bằng việc lãnh đạo và đưa một Arsenal hùng mạnh tiến đến các chức vô địch.
2. John Terry (Chelsea)
Terry
Thời gian đeo băng đội trưởng: 2004-2017
Vị trí cao nhất: Vô địch (2004/05 2005/06 2009/10 2014/15 2016/17)
Vai trò lãnh đạo của Terry tại Chelsea là tối quan trọng trong giai đoạn anh chơi bóng tại Stamford Bridge. Ở thời kỳ đầu của Jose Mourinho tại đội bóng này, Terry là cầu nối của nhiều huyền thoại bóng đá, điển hình là Didier Drogba, Nicolas Anelka, Petr Cech, Ashley Cole. Về sau này, nhất là ở mùa giải 2014/15, khi đã bước qua sườn dốc bên kia của sự nghiệp, Terry đã đưa Chelsea lên ngôi một lần nữa cùng với sự giúp sức của Gary Cahill và Kurt Zouma.
1. Roy Keane (Manchester United)
Keane
Thời gian đeo băng đội trưởng: 1997-2005
Vị trí cao nhất: Vô địch (1998/99 1999/00 2000/01 2002/03)
Không còn gì để bàn cãi về việc người ta luôn gọi Roy Keane là người đội trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử Ngoại hạng Anh. Từ cú ăn ba lịch sử ở mùa giải 1998/99 cho đến 4 chức vô địch Ngoại hạng Anh. Đó là giai đoạn Manchester United thống trị bóng đá Anh và vang danh khắp thế giới.
Với bộ dạng của một kẻ không chịu khuất phục, Roy Keane một khi đã khoác áo “Quỷ đỏ” luôn thể hiện phẩm chất riêng. Người ta vẫn nhớ đến những cuộc đụng độ giữa ông và Patrick Vieira trên sân bóng, nơi huyền thoại của Manchester United không bao giờ chịu thua.
Hà Huy
SAO Ngoại hạng Anh phản đối giảm lương, CLB "rắn mặt" dọa đuổi thẳng cổ
Theo Mirror, các đội bóng ngoại hạng Anh sẽ sử dụng biện pháp mạnh trong trường hợp không thể thuyết phục giới cầu thủ giảm lương.
Ngoại hạng Anh đang đối diện với vô vàn khó khăn giữa Covid-19. Bên cạnh việc tìm kiếm phương án tổ chức tiếp giải đấu, giới lãnh đạo còn đau đầu trước cuộc "nổi loạn" của giới cầu thủ nhằm phản đối chính sách cắt giảm lương bổng.
Các cầu thủ Ngoại hạng Anh không đồng ý giảm lương
Trong cuộc họp hôm 3/4, đại diện CLB đề nghị các cầu thủ giảm 10% thu nhập nếu mùa giải bị hoãn và 30% thu nhập nếu mùa giải bị hủy. Tuy nhiên, 20 đội trưởng lại tự lập một nhóm chat trên mạng xã hội để bàn về việc khởi xướng phong trào #PlayersTogether - gây quỹ ủng hộ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) chống Covid-19. Giới cầu thủ muốn "đóng góp tiền bạc đến những nơi cần nó nhất" (theo Daily Mail) thay vì để tiền lương chảy vào túi của giới chủ, hành động này cũng được cho là gián tiếp chống đối chính sách giảm lương.
Trước tình cảnh đó, theo nguồn tin từ Mirror, ban lãnh đạo các CLB quyết định thực hiện biện pháp mạnh là cắt giảm nhân sự. Theo đó, các cầu thủ sắp hết hạn hợp đồng trong mùa hè 2019 phải ra đi mà không được phép đàm phán gia hạn.
Do nhiều giải VĐQG hoãn vô thời hạn, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã cho phép các CLB tiếp tục sử dụng cầu thủ sắp hết hạn hợp đồng đến khi mùa giải 2019/20 chính thức kết thúc. Tuy nhiên quy định này không bắt buộc và CLB vẫn có quyền "dứt tình" với cầu thủ theo đúng thời hạn hợp đồng.
Nếu chính sách này được áp dụng, không ít tên tuổi như Willian, Olivier Giroud, Pedro (Chelsea), Jan Vertonghen (Tottenham), Adam Lallana (Liverpool) sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Mùa giải chưa kết thúc, đồng nghĩa các đội bóng cũng không có nhu cầu bổ sung nhân sự.
Quỹ lương cầu thủ chiếm tới 75% ngân sách của các đội bóng Ngoại hạng Anh. Vì vậy, cắt giảm nhân sự là biện pháp không thể khác để đối phó với khó khăn tài chính và là đòn "dằn mặt" đầy sức nặng của các đội bóng trong trường hợp không thể đạt thỏa thuận lương bổng.
Đỗ Anh
Dàn SAO chống đối Ngoại hạng Anh góp 117 tỷ đồng làm điều khó tin Trong bối cảnh chưa chấp nhận giảm lương, các ngôi sao Ngoại hạng Anh mới đây đã cùng nhau gây quỹ ủng hộ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Trong khi những cuộc tranh luận về việc giảm lương hay chậm lương của các cầu thủ bóng đá tại Anh vẫn đang rất hot, mới đây nhóm 20 đội trưởng của các...