Top 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu
Tại Lễ công bố danh sách ‘50 10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2019′ đã công bố 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu và 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu năm 2019.
Ông Phan Tâm – Thứ trưởng bộ TT&TT và ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hiêp hội Vinasa trao tặng giải thưởng Top 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu
Chương trình “50 10 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT – VINASA tổ chức hằng năm nhằm vinh danh các doanh nghiệp có uy tín và năng lực trong lĩnh vực này. Qua đó thúc đẩy chuyển đổi số, đồng thời hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam.
Trải qua nhiều vòng thẩm định với các tiêu chí cụ thể như doanh thu, công nghệ sử dụng, sự đầu tư xây dựng năng lực công nghệ mới và tham gia vào quá trình chuyển đổi số, hiệu quả kinh tế mang lại xã hội, cộng đồng… Chương trình đã lựa chọn ra “Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2019″.
Video đang HOT
Đồng thời, công bố “Top 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu” dựa trên các tiêu chí về tài chính, nhân lực, thị trường, công nghệ, sản phẩm, trách nhiệm xã hội…
FSI nhận giải thưởng về doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu và về năng lực công nghệ 4.0
Theo đó, bên cạnh các đơn vị tên tuổi như Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, FPT, VNPT… còn có FSI với các giải pháp công nghệ 4.0 được nghiên cứu và ứng dụng triển khai như: Giải pháp số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu thông minh D- IONE; Công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE, tích hợp nhiều công nghệ thông minh; Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu DocEye…
Theo Tiền Phong
Giải pháp số hóa tài liệu thông minh dùng cơ chế bảo mật nhiều lớp, giảm lo ngại về tấn công mạng
FIS đang triển khai các giải pháp số hóa tài liệu thông minh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013.
Giải pháp số hóa tài liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng CNTT vào xử lý dữ liệu, giảm lo ngại về tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu.
Trong khuôn khổ hội thảo "Quản lý và phát triển ứng dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong bảo mật thông tin phục vụ Chính phủ điện tử" tổ chức ngày 26/9/2019 tại Hà Nội, Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI đã giới thiệu một số giải pháp, công nghệ trong đảm bảo an toàn thông tin trong Chính phủ điện tử.
FSI là đối tác chiến lược của Công ty TNHH MTV 129 thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, hiện FSI đã có các giải pháp đang được triển khai bao gồm: Hệ thống số hóa D-IONE; Phần mềm quản lý tài liệu DocEye. Công nghệ bóc tách và trích xuất thông tin tài liệu IONE giúp giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai các vấn đề lưu trữ đảm bảo an toàn thông tin, tạo lập cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) và khai thác dữ liệu hiệu quả tại các cơ quan, đơn vị. Các giải pháp trên đều được FSI thực hiện và triển khai theo một hệ thống quy trình bảo mật tuyệt đối, đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng.
Theo thông tin từ FIS, giải pháp số hóa D-IONE là nền tảng giải pháp số hóa tài liệu thông minh được xây dựng theo tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 nhằm đáp ứng các yêu cầu về ưng dụng công nghệ thông tin vào xử lý dữ liệu chất lượng cao. Giải pháp cũng giúp quản lý thông tin, số liệu hiệu quả, cung cấp thông tin nhanh chóng và bảo mật, tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả công việc. Giải pháp này giúp tiết kiệm đến 80% thời gian và nguồn lực, 50% chi phí triển khai, an toàn, bảo mật, ít rủi ro, đồng thời ứng dụng được công nghệ thông tin vào xử lý dữ liệu chất lượng cao.
Giải pháp của FSI nhận được đông đảo sự quan tâm của đại biểu bên lề Hội thảo.
Với công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE với độ chính xác cao hơn 95% sẽ giúp việc tạo lập cơ sở dữ liệu (Big Data) trở nên đơn giản, tiết kiệm chi phí hơn nhiều lần so với phương pháp nhập liệu thủ công. Công nghệ này cũng giúp trích xuất thông tin tự động không giới hạn form biểu mẫu, không giới hạn loại tài liệu như: Hồ sơ văn bản, giản đồ, chứng minh thư. Công nghệ tích hợp công nghệ thông minh như cơ chế học máy (Machine learning), trí tuệ nhân tạo, IoT,...giúp công nghệ không ngừng cập nhật và nâng cao độ chính xác cho các nghiệp vụ khách hàng riêng biệt. Đồng thời tăng tính an toàn, bảo mật của hồ sơ tài liệu nhờ cơ chế bảo mật nhiều lớp được tích hợp trên hệ thống.
Phần mềm quản lý tài liệu DocEye đồng bộ tất cả dữ liệu sau khi được tạo lập, giúp các cơ quan, tổ chức thuận tiện sử dụng trong các nghiệp vụ công việc hàng ngày. Đồng thời, DocEye cũng dễ dàng tích hợp với các phần mềm hệ thống sẵn có của tổ chức, để tạo một cơ sở quản lý dữ liệu, nghiệp vụ liên thông và đồng bộ. Đặc biệt, các thông tin cũng được bảo mật an toàn qua cơ chế phân quyền chi tiết đến từng người dùng.
Đại diện Công ty FSI cho biết:"Cùng với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử thì việc xây dựng một hệ thống dữ liệu thông tin an toàn, bảo mật là vô cùng thiết yếu, cần sự chung tay góp sức của cả Chính phủ, các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp. Các sản phẩm của FSI có các tính năng ưu việt, khả năng ứng dụng cao, góp phần giảm thiểu mối lo ngại cho các các tổ chức về các cuộc tấn công mạng, về khả năng kiểm soát thông tin trong quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử".
Theo ICTNews
Thách thức chuyển đổi số: 'Doanh nghiệp ai cũng xây dựng dữ liệu nhưng không chia sẻ với nhau' Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy chỉ ra rằng, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay trong quá trình chuyển đổi số là các doanh nghiệp ai cũng xây dựng dữ liệu nhưng không chia sẻ dữ liệu với nhau. Tại Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin Việt Nam 2019: Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng...