Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: PDR nổi sóng, HAP tiếp tục bị xả mạnh
Thị trường giảm trở lại sau liên tiếp 5 tuần trước đó tăng với áp lực bán khá mạnh với hai nhóm cổ phiếu lớn là ngân hàng và dầu khí đóng vai trò là lực cản lớn nhất. Trong khi đó, một số cổ phiếu riêng lẻ vẫn đang hút giao dịch tương đối cao là PDR, AAV và HAP.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 12,57 điểm (-1,39%) xuống 888,97 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 9,6% lên 34.557 tỷ đồng, khối lượng giảm 0,04% xuống 1.714 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 0,06 điểm ( 0,05%) lên 122,207 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 26,4% xuống 3.049 tỷ đồng, khối lượng giảm 15,8% xuống 258 triệu cổ phiếu.
Trong tuần, Nnóm cổ phiếu dầu khí giảm mạnh nhất với PLX (-3,7%), OIL (-2,5%), PVD (-2,7%), PVS (-2,4%), GAS (-3,8%), POW (-3,8%)…
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng nhiều mã cũng lùi bước với VCB (-3,1%), CTG (-1,5%), BID (-3,9%), VPB (-2,6%), MBB (-1,1%), TCB (-2,5%), ACB (-1,4%)…
Trên sàn HOSE, cổ phiếu THI sau tuần trước vọt gần 11% đã tiếp tục có thêm một tuần tăng mạnh, mặc dù thanh khoản vẫn chỉ ở mức thấp với vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên.
Thông tin mới nhất liên quan đến THI là việc CTCP Thiết bị điện Gelex – Công ty mẹ của THI đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu THI từ ngày 14/9 đến 13/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, qua đó, muốn nâng sở hữu tại THI lên hơn 39,93 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 90,76%.
Giá cổ phiếu PDR bắt đầu tăng tốt kể từ giữa tháng 8/2020 cho đến nay, và hiện đã leo lên mức cao nhất lịch sử giá (tính theo giá điều chỉnh) với thanh khoản duy trì ở mức cao, trung bình trên dưới 1 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.
Ở chiều ngược lại, HAP là đại diện giảm giá đáng kể nhất, khi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị bán tháo, và tiếp tục giảm mạnh trến trên sàn HOSE. Tuần trước, HAP mất 25,05%/
Trên sàn HNX, cổ phiếu AAV được mua bắt đáy mạnh với 4 trên 5 phiên tăng kịch trần, và giao dịch khá sôi động với thanh khoản tương đối cao, đưa giá cổ phiếu leo lên vùng cao nhất kể từ đầu năm.
Cổ phiếu THD sau chuỗi thời gian hút sự chú ý trên thị trường khi vọt từ 15.000 đồng lên gần 100.000 đồng chỉ trong gần 3 tháng sau khi niêm yết đã chững lại thời gian gần đây, và thanh khoản cũng tương tự thời gian biến động mạnh, khi chỉ ở mức thấp, có phiên chỉ có hơn 100 đơn vị khớp lệnh.
Trên UpCoM, nhóm các cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần này không có diễn biến nào đáng kể, khi gàn như toàn bộ đều giao dịch với thanh khoản thấp trong phiên.
Phái sinh: Hồi mạnh cuối phiên, các hợp đồng tương lai giữ được sắc xanh
Lực hồi mạnh cuối phiên đã giúp các hợp đồng tương lai giữ được xu thế tăng điểm khi đóng cửa thị trường. Diễn biến này có được là do bên mở vị thế Bán tham gia tích cực vào cuối phiên. Về phân tích kỹ thuật, chỉ số VN30 vẫn đang cho thấy các dấu hiệu tích cực trong ngắn hạn.
Trên thị trường phái sinh phiên 9/9, sắc đỏ chiếm ưu thế trong suốt thời gian giao dịch, tuy nhiên cả 4 hợp đồng tương lai đều hồi phục tốt vào cuối phiên và đồng loạt lấy lại sắc xanh, trái chiều với chỉ số VN30. Các hợp đồng tương lai tăng từ 0,5 điểm đến 4,0 điểm.
Duy trì sắc đỏ trong phần lớn phiên giao dịch, tuy nhiên bên Long tham gia tích cực tại vùng giá thấp giúp hợp đồng tương lai tháng 9 hồi phục mạnh vào cuối phiên, và đóng cửa trên tham chiếu. Hợp đồng VN30F2009 tăng điểm, qua đó nới rộng khoảng cách chênh lệch dương lên 5,58 điểm. Hợp đồng tháng 10 cũng ghi nhận chênh lệch dương với biên độ 6,58 điểm, trong khi 2 hợp đồng còn lại có chênh lệch âm từ -2,62 điểm đến -1,62 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh cải thiện nhẹ. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 225.177 hợp đồng, tăng nhẹ 3,8% so với phiên trước đó. Vì thế, giá trị giao dịch cũng nhích tăng nhẹ, đạt 18.495 tỷ đồng. Khối lượng hợp đồng mở tăng trở lại, đạt 34.162 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, áp lực chủ yếu tập trung ở nhóm VN30 khiến chỉ số này và VN-Index phần lớn thời gian giao dịch khá sâu dưới vùng tham chiếu.
VN-Index và VN30-Index đóng cửa giảm nhẹ lần lượt 0,82 điểm (-0,09%) và -3,15 điểm (-0,38%). Cầu giá thấp tham gia từ đầu phiên chiều giúp 2 chỉ số thu hẹp dần đà giảm và VN-Index có lúc lấy lại được sắc xanh. Số mã tăng chiếm ưu thế trên quy mô toàn thị trường, tuy nhiên số mã giảm lại áp đảo trong nhóm VN30 với 22 mã. Nhóm cổ phiếu ngân hàng gây áp lực lớn nhất đến 2 chỉ số với nhiều mã kéo giảm điểm số như VCB, TCB, CTG, TCB, HDB, VPB, MBB. Hai cổ phiếu VNM và SAB cùng mất điểm phiên thứ 2 liên tiếp cũng góp phần tạo áp lực lên thị trường.
Giá trị giao dịch trên HOSE tăng nhẹ 3,4% lên gần 6.000 tỷ đồng, trong đó kênh khớp lệnh tăng 8,1% còn kênh thỏa thuận giảm 18,4%. Khối ngoại thu hẹp hoạt động, trong đó giá trị bán ra -34,3% giảm mạnh hơn với mức giảm -13,4% giá trị mua vào, đưa giá trị bán ròng của khối này chỉ còn -168 tỷ đồng - thấp hơn đáng kể so với mức -428 tỷ đồng ở phiên kế trước.
Theo SSI Research, chỉ số VN30 cũng đã hình thành nến Hammer (nến búa) đi kèm với khối lượng duy trì ổn định và cho thấy tín hiệu tích cực trong ngắn hạn với khả năng hồi phục trở lại vùng kháng cự 840 - 846 điểm. Tuy nhiên, để cho tín hiệu tiếp tục đi lên và phá vùng kháng cự nói trên thì điều kiện cần là chỉ số VN30 xuất hiện một phiên tăng điểm tốt đi kèm với khối lượng giao dịch tăng lên tiệm cận đường trung bình 50 ngày của khối lượng./.
Thị trường chứng khoán tháng 9: Nhóm cổ phiếu dẫn dắt báo hiệu khả năng sẽ chững lại VN-Index tăng 10,5% trong tháng 8, số mã chứng khoán tăng giá cao tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. 25% cổ phiếu tăng giá trên 20% Thị trường chứng khoán tháng 8 có diễn biến tích cực nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà đầu tư. Kết thúc tháng 8, VN-Index đạt 881,5 điểm, tăng 10,5% so với...