Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: HQC và ITA hút dòng tiền, DBC vẫn đang chạy tốt
Thị trường tăng điểm trong tuần thứ 5 liên tiếp với sự trợ giúp đắc lực của nhóm ngân hàng, nhóm bluechip. Trong khi đó, thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu thị trường với những cái tên quen thuộc như ITA, HQC, VRC.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 21,75 điểm ( 2,52%), lên 886,22 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 3,7% lên 30.363 tỷ đồng, khối lượng tăng 35,1% lên 2.199 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 8,269 điểm ( 7,53%), lên 118,08 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 38,5% lên 4.255 tỷ đồng, khối lượng tăng 37,5% lên 381 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng đồng loạt tăng với VCB ( 4,5%), BID ( 5%), CTG ( 8,7%), VPB ( 4,9%), MBB ( 4,1%), TCB ( 3,6%), HDB ( 13,6%), TPB ( 6,3%), EIB ( 2,31%), STB ( 2,43%) ACB ( 10%), SHB ( 14,3%).
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như nhóm Vingroup với VIC (-2,06%), VHM ( 0,91%), VRE ( 3,45%).
Các mã khác như VNM ( 3,7%), MSN ( 0,5%), GAS ( 3,49%), SAB ( 1,47%), VJC ( 1,15%), NVL ( 1,68%), chỉ còn HPG mất điểm là đáng kể khi giảm 1,28%.
Video đang HOT
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu thị trường bùng nổ, trong đó đáng kể là VID, khi có tuần thứ 2 liên tiếp dẫn đầu nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất. Tuần trước, VID tăng 39,4%. Tương tự là SVT, khi tuần trước tăng hơn 36,6%. Mặc dù vậy, cả 2 mã này thanh khoản không cao, chỉ vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên.
2 mã ITA và HQC vẫn ‘ nóng bỏng tay’ khi hút mạnh dòng tiền với khối lượng khớp lệnh luôn duy trì ở top cao nhất sàn trong mỗi phiên giao dịch, thậm chí HQC còn luôn trong tình trạng dư mua giá trần rất lớn.
Cổ phiếu DBC vẫn đang chạy tốt, khi cũng có tuần thứ 2 liên tiếp lọt top các mã tăng cao nhất sàn. Tuần trước, DBC tăng 18,7%.
Mới đây, DBC đã công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu của quý II là tháng 4 và tháng 5 với doanh thu 2.016 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt trên 70% quý I.
Quý I/2020, doanh thu DBC đạt 2.467 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 348,7 tỷ đồng. Như vậy kết quả sau 5 tháng đầu năm 2020, doanh thu của DBC đạt 4.483 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 593 tỷ đồng.
Trái lại, TNI bị chốt lời mạnh với cả 5 phiên đều giảm sàn, khi tuần trước có 3 phiên tăng mạnh, trong đó có 2 phiên kịch trần.
Tương tự là VNE, khi đạt mức đỉnh trong hơn 1 năm rưỡi qua tại 5.240 đồng đã bị bán mạnh trong 3 phiên gần đây, với 2 phiên giảm sàn.
Cổ phiếu LMH với án nhận hủy niêm yết đã có thêm một tuần giảm sâu, mặc dù nhiều nhà đầu tư bất ngờ giao dịch mạnh cổ phiếu này, khi thanh khoản tăng vọt với trên dưới 2 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.
Trên sàn HNX, cổ phiếu đáng chú ý nhất là SHS, khi đã có hai phiên tăng hết biên độ đi kèm với sự tăng trưởng mạnh về thanh khoản, đưa giá cổ phiếu leo lên mức cao nhất trong gần 2 năm qua (tính theo giá điều chỉnh).
Trên UpCoM, nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất không có nhiều điểm đáng chú ý, khi đa số thanh khoản thấp.
Trong tuần, UpCoM chào đón tân binh MEC của CTCP Cơ khí lắp máy Sông Đà bị hủy niêm yết trên HNX từ 26/5 với giá tham chiếu 500 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu MEC bắt đầu giao dịch từ phiên 2/6 và đã tăng hết biên độ, 2 phiên sau đó cũng tăng kịch trần và đứng tham chiếu trong phiên còn lại tại 700 đồng/cp.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể hút dòng tiền
Thị trường chứng khoán vừa có tuần giao dịch tích cực với việc cả hang loạt cổ phiếu tăng điểm.
VN-Index dự báo sẽ thử thách lại vùng kháng cự 8805 trong tuần tới. Ảnh Internet.
Với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, VN-Index kết thúc tuần ở mức 864,47 điểm, tăng 11,73 điểm (tương đương 1,38% so với cuối tuần trước).
Diễn biến tương tự xảy ra trên sàn HNX, HNX-Index cũng có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm trước khi đóng cửa tuần ở mức 109,81 điểm, tăng 2,77 điểm (tương đương 2,59%).
Trong tuần qua, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index là VCB, VRE và BID khi đóng góp vào chỉ số lần lượt 4,45; 1,32 và 0,92 điểm tương.
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số tuần qua là VPB, TCB và CTG khi lấy đi của chỉ số lần lượt 0,56; 0,35 và 0,32 điểm.
Cả khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên tuần qua trên sàn HSX đều tăng so với tuần trước, mức tăng lần lượt là 8,04% và 9,44% lên 333 triệu cổ phiếu và 6.062 tỷ đồng mỗi phiên.
Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có tuần bán ròng trên sàn HSX với giá trị gần 7 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần tới, VN-Index dự báo sẽ thử thách lại vùng kháng cự 8805 trong tuần tới. Tuy nhiên, thị trường có thể xuất hiện các phiên điều chỉnh mạnh trước khi hướng đến vùng kháng cự trên.
"Diễn biến thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong tuần đầu tháng 6. Trong bối cảnh này, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể sẽ tạo được sức hút đối với dòng tiền. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều khả năng sẽ không có sự biến động lớn trước mỗi kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs trong nửa đầu tháng 6", BVSC phân tích.
Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục mức 20-30% cổ phiếu. Nhà đầu tư sau khi thực hiện bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục tại vùng kháng cự 860-880 điểm, tạm thời đứng ngoài thị trường. Đối với các nhà đầu tư vẫn duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao tiếp tục thực hiện bán giảm tỷ trọng tại vùng 860-880 điểm.
Thị trường chứng khoán tháng 5: Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng Theo các chuyên gia, nhà đầu tư vẫn không nên chủ quan bởi chưa biết đại dịch sẽ đi tới đâu, trong khi giá cổ phiếu đã tăng lại một cách tương đối trong tháng 4. Kể từ đầu tháng 4 tới nay, nhiều cổ phiếu đã có mức tăng giá hơn 30% trước diễn biến phục hồi của VN-Index bất chấp lo...