Top 10 chiêu trò cực độc mà nhà phát triển sử dụng để “gài hàng” game thủ
Những logic của nhà làm game thì không phải ai cũng có thể bắt bài…
Một trong những điều tuyệt vời của game là nó cho phép người chơi có thể tự do khám phá theo cách mà mình muốn. Mặt khác, nhà phát triển cũng hoàn toàn có thể “suy nghĩ out trình” để tạo ra một số tính năng, thủ thuật nhằm che mắt game thủ. Mục đích của việc này là để đem lại trải nghiệm mượt mà, thú vị nhất cho chúng ta, hay chỉ đơn giản là để che lấp những khuyết điểm xấu xí trong game. Sau đây là top 10 chiêu trò cực độc mà nhà phát triển sử dụng để gài hàng game thủ.
Cái bàn nhỏ thực chất là cái kệ được chôn xuống đất – The Elder Scroll V: Skyrim
Có một sự thật đó là tất cả các cái bàn nhỏ mà bạn thấy trong tựa game Skyrim đều là các cái kệ, tủ được nhà phát triển chôn một nửa xuống đất, và nửa còn lại thì để nhô lên nhìn giống cái bàn. Có thể nói, chiêu gài hàng này dư sức qua mặt được 99,99% game thủ từng chơi Skyrim kể cả là các game thủ này có bỏ hàng chục giờ đồng hồ để cày tựa game này đi chăng nữa. Đơn giản là vì nó nhìn giống cái bàn thật, và cũng chẳng game thủ nào soi kỹ một cái bàn nhỏ vô tri, vô giác tới mức có thể phát hiện ra nó là cái tủ cả.
Dù vậy, khi sự thật này được công bố thì bên cạnh việc làm người khác ngỡ ngàng, nó còn khiến cho nhiều người phải đặt dấu chấm hỏi về việc hao tốn tài nguyên RAM hệ thống. Lý do là vì khi chôn một nửa cái tủ xuống đất thì phần nửa đó vẫn sẽ tồn tại trong game, chỉ là chúng ta không nhìn thấy mà thôi nên chắc chắn nó sẽ ngốn thêm tài nguyên hệ thống. Nhưng dù sao đi nữa thì việc tận dụng lại các vật dụng có sẵn để tạo nên vật dụng khác cũng là cái hay của các nhà phát triển Skyrim.
Hiệu ứng âm thanh của máy móc phát ra từ miệng NPC – Half-Life
Trong cái khó ló cái khôn, khi một vấn đề bất chợt xảy ra mà chúng ta chưa được chuẩn bị kỹ để xử lý tình huống thì cách tốt nhất đó là ứng biến. Điều này được thể hiện rất rõ trong Half-Life, tựa game bắn súng được mệnh danh là hay nhất mọi thời đại. Cụ thể thì Half-Life đã vướng phải một số lỗi kỹ thuật ngoài ý muốn khiến cho các vật thể trong game khi được tương tác thì đáng lẽ sẽ phát ra âm thanh nhưng nó lại không phát.
Do đội ngũ làm game không thể xác định được lỗi này là gì nên họ đã nảy ra một sáng kiến đó là gắn hiệu ứng âm thanh của một vật thể lên chính nhân vật tương tác với vật thể đó. Ví dụ như nhân vật cảnh vệ Barney sẽ cử động miệng và phát ra hiệu ứng âm thanh của nút đóng mở cửa khi anh ta ấn vào nó. Nếu như bạn không để ý kỹ thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nhận ra rằng nhân vật Barney đã “lồng tiếng” cho cái nút bấm đóng/mở cửa ấy. Đây quả thật là một pha gài hàng game thủ rất tốt và rất tinh tế.
Nhân vật sẽ ngã sấp mặt nếu bạn đi tới khu vực mà game chưa kịp load – Jak & Daxter: The Precursor Legacy
Việc chỉ load các khung cảnh vừa đủ trong tầm nhìn của người chơi đang ngày càng trở nên phổ biến trong các thể loại game thế giới mở rộng lớn ngày nay, và Horizon Zero Dawn chính là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, nếu chúng ta quay ngược thời gian lại vào năm 2001, tức là mười mấy năm trước khi Horizon Zero Dawn ra đời thì các tựa game thế giới mở sẽ có xu hướng load hết cả map. Vậy làm thế nào để ngăn chặn những người chơi điều khiển nhân vật của mình đi tới các khu vực mà gama chưa kịp load để câu thêm tí thời gian mà nhìn vẫn hợp lý?
Đó thật sự là một câu hỏi khó khăn, tuy nhiên tựa game Jak & Daxter đã nảy ra một ý tưởng cực kỳ độc đáo, và xứng đáng được trao giải ý tưởng sáng tạo của năm. Đó chính là khiến cho nhân vật bị ngã sấp mặt.
Cụ thể thì khi bạn đi tới một khu vực mà game chưa kịp load thì nó sẽ khiến cho nhân vật bị té, và khiến cho người chơi không thể điều khiển được tầm khoảng 2 giây để câu giờ cho bản đồ được load đầy đủ. Hành động ngã té cũng được làm rất tự nhiên, và khoảng thời gian chờ 2 giây để nhân vật đứng dậy cũng rất là hợp lý khiến cho game thủ đôi khi không nhận ra là mình bị gài hàng. Thông thường thì game thủ bình thường sẽ ít gặp trường hợp này, chủ yếu là các game thủ chơi theo kiểu speedrun sẽ gặp nhiều hơn.
Khi hiện màn hình loading là Xbox đang bí mật khởi động lại – The Elder Scrolls III: Morrowind
Morrowind được ca tụng là một trong những tựa game nhập vai hay nhất trong thời đại của nó. Tuy nhiên, đối với những ai đã từng chơi qua trò này trên máy Xbox thì sẽ được tận hưởng thêm món “đặc sản” là màn hình loading sẽ cực kỳ lâu.
Có một điều ít ai biết rằng những màn hình loading đó thực chất là màn “tung hỏa mù” được tạo ra bởi Bethesda nhằm gài hàng game thủ. Họ dùng cơ hội này để khởi động lại (reboot) Xbox nhằm giải phóng bộ nhớ đệm. Todd Howard – Giám đốc game – từng thừa nhận trong một bài phỏng vấn rằng một trong những chiêu trò mà ông thích nhất trên Xbox là nếu bộ nhớ máy đang cạn kiệt, Morrowind có thể reboot Xbox mà người chơi không hề hay biết. Đó là lý do vì sao mà màn hình loading trong game thường hiện lên rất lâu.
Menu chọn màn chơi bí mật sẽ hiện lên khi dính lỗi – Sonic 3D Blast
Chiêu này của nhà phát triển Travellers Tales không những che mắt được game thủ mà còn cả nhà phát hành SEGA luôn các bạn ạ. Mặc dù bạn có thể dùng cheat code để truy cập menu chọn màn chơi bí mật, đôi lúc trong game bạn cũng có thể bắt gặp nó hiện ra một cách vô cùng ngẫu nhiên.
Jon Burton – Trưởng nhóm phát triển Sonic 3D Blast phiên bản Mega Drive – cho biết họ gài hàng game thủ bằng cách cố tình chèn đoạn mã để hiện menu này mỗi khi người chơi bắt gặp lỗi (bug) nghiêm trọng nào đó. Việc này sẽ cho phép game thủ có thể tiếp tục bất kỳ màn chơi nào mà họ thích và đồng thời che giấu chuyện game vừa mới bị crash. Thời gian sau này, game thủ đã mày mò ra được cách chủ động khiến game bị lỗi, đó là lắc lắc băng game khi nó còn đang cắm trong máy, khiến các chân tiếp xúc bị hở và game sẽ gặp lỗi.
22.2.2022 sẽ là ngày hội lớn đối với các game trên PC
Rất nhiều tựa game dự kiến sẽ phát hành vào đầu năm 2022 nhưng vẫn chưa có ngày chính thức.
Khoảng 11 năm một lần sẽ có một điều thú vị xảy ra khi các con số ngày tháng năm trùng lặp nhau. Nghe có vẻ vô nghĩa, nhưng đối với cộng đồng game các ngày này lại mang ý nghĩa khá đặc biệt khi lại trùng với những dịp có những đợt phát hành lớn.
Đơn cử như vào ngày 09.09.1999 Sega đã phát hành Dreamcast ở Bắc Mỹ. Final Fantasy 8 cũng được phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 09.09.1999. Đây là một ngày khá dài, ít nhất là trong thế giới console. Hơn một thập kỷ sau vào ngày 11.11.2011, một trong những tựa game có ảnh hưởng nhất mọi thời đại được phát hành: The Elder Scrolls 5: Skyrim.
Chuỗi sự kiện tiếp theo trong năm 2011 là ngày 11.01.2011 rơi vào thứ 3, ngày thông thường trong tuần dành cho các bản phát hành lớn như DC Universe Online. Trên Nintendo DS, Kingdom Hearts Re: coding và Ghost Trick: Phantom Detective cũng được phát hành ở Bắc Mỹ. Mọi thứ nóng lên vào thời điểm khác của năm. Vào ngày 01.11.2011, tựa game cổ điển To The Moon ra mắt, cũng như The Lord of the Rings: War in the North. Ngoài PC, Uncharted 3: Drakes Deception và Sonic Generations cũng tận dụng chuỗi ngày lặp đáng nhớ.
Và bây giờ lịch sử lặp lại, vào ngày thứ 3 định mệnh đầu năm sau, ánh sáng của mặt trăng vượn đang mờ dần ở Scorpio sẽ soi sáng một sự thật đơn giản: rằng những ngày đáng nhớ thu hút những đợt ra mắt sản phẩm lớn, chính là ngày 22.02.2022.
Hiện tại, có một vài bản phát hành game lớn đã được xác nhận là Sifu và Destiny 2: The Witch Queen. Dĩ nhiên 2 tựa game này đang được mong chờ nhưng chưa thể nào so sánh với mức độ hoành tráng của Dreamcast hay Skyrim trong quá khứ. Mặc dù vậy vẫn còn rất nhiều tựa game dự kiến sẽ phát hành vào đầu năm 2022 nhưng vẫn chưa có ngày chính thức:
- Total War: Warhammer 3
- Uncharted: Legacy of Thieves Collection
- Ghostwire: Tokyo
- The Lord of the Rings: Gollum
- Warhammer 40,000: Darktide
Nói là vậy nhưng những sự ngạc nhiên hoàn toàn cũng có thể xuất hiện.
Dù 22.02.2022 có trở thành một ngày quan trọng đối với ngành game như 09.09.1999 và 11.11.2011 hay không thì năm 2022 chắc chắn sẽ là một năm sôi động của các game trên PC. Bạn nghĩ sao về ý kiến này, hãy chia sẻ cùng chúng tôi tại phần bình luận nhé!
Game thủ biến Skyrim thành Dark Souls với 500 bản mod khác nhau Một phiên bản Dark Souls rất đặc biệt. Với sự giúp sức của 500 bản mod khác nhau, một game thủ mới đây đã biến Skyrim thành một trò chơi Dark Souls hoàn chỉnh. Từ đồ họa, gameplay cho đến cốt truyện, phiên bản Dark Souls đặc biệt này tỏ ra không hề kém cạnh với trò chơi chính chủ từ From Software....