Top 10 cảnh “game over” khiến game thủ giận tím người
Khi anh em bị mấy con game cười vô mũi thì cũng… cay lắm đấy.
Chơi game thì chẳng mấy ai thích nhìn nhân vật của mình mất mạng rồi màn hình “ game over” hiện lên cả. Lúc này thì bạn phải chạy checkpoint trước đó, hay thậm chí là phải chơi lại cả màn từ đầu luôn, khá là phiền phức. Có một vài game thiết kế cảnh “game over” khá hài hước, nhưng đồng thời cũng có nhiều nhà phát triển thiết kế màn hình “game over” rất khó ưa, khiến người chơi cảm thấy vô cùng ức chế và thậm chí có phần… sôi máu là đằng khác. Sau đây là top 10 cảnh “game over” khiến game thủ giận tím người, các bạn tham khảo xong thì cũng nhớ giữ bình tĩnh nhé.
Không có gì phải bàn cãi nếu như tựa game Metal Gear Solid của Hideo Kojima sở hữu cho mình một cảnh game over độc đáo và đặc sắc. Khi sắp “về chầu ông bà”, không chỉ màn hình game over sẽ xuất hiện cùng với một âm thanh lớn chói tai để nhấn mạnh mức độ “gà” của người chơi. Đồng thời bạn còn phải nghe tiếng những nhân vật hỗ trợ quẫn trí và hét lớn tên “Snakeeeee!”.
Lần đầu thì bạn sẽ thấy cảnh game over này độc lạ hơn những tựa game khác. Thế nhưng phải nghe đi nghe lại những âm thanh này sau 20 lần thua cuộc thì… cái cảm giác độc lạ ban đầu sẽ chuyển dần sang khó chịu và ức chế. Rất may là trong các phần Metal Gear gần đây thì Kojima đã tạo ra những cảnh game over dễ chịu hơn một chút, tuy nhiên cảnh tượng đau thương cùng với những âm thanh kêu gào thảm thiết của các trợ lý sẽ mãi hằn sâu trong tâm trí fan hâm mộ: “Snakeeeeeee!”.
Cảnh tượng chết do đuối nước của nhân vật Sonic trong Hedgehog luôn là một trong những cảnh tượng mà game thủ đánh giá là không muốn trải nghiệm nhất, bởi vì coi nó rất mệt và khó chịu. Cụ thể thì khi Sonic đang phiêu lưu trong một môi trường dưới nước và bắt đầu cạn kiệt không khí, một bản nhạc cảnh báo khẩn cấp sẽ được cất lên để báo hiệu cho người chơi, và nhịp độ của bài hát sẽ tăng lên khi tình hình của Sonic càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cho đến khi người chơi không thể cung cấp được oxy cho Sonic thì nhân vật này sẽ chết và tiếng nhạc cũng tắt hẳn luôn, đó cũng chính là cảnh game over của Sonic The Hedgehog.
Đương nhiên, việc phải nghe đi nghe lại bản nhạc này nhiều lần nếu như bạn game over nhiều hoàn toàn không thoải mái một chút nào, thậm chí nó còn tăng độ căng thẳng. Việc Sonic chết chìm dưới nước đã từng khiến nhiều game thủ cảm thấy khó chịu tới mức họ sẵn sàng chấp nhận chơi qua màng này với tiếng game bị tắt.
Jak & Daxter: The Precursor Legacy
Series game Jak & Daxter luôn là một series được game thủ yêu thích. Lý do thì có rất nhiều, tuy nhiên cảnh game over của game thì chắc chắn là không nằm trong số đó rồi. Khi Jak chết, game sẽ chuyển cảnh quay sang cảnh người phụ tá Daxter bực tức đứng trên cơ thể của Jak và bắt đầu luyên thuyên về nhiều thứ bằng chất giọng châm biếm của anh ta. Điều đặc biệt khiến cho game thủ khó chịu đó là họ phải quan sát toàn bộ cảnh trên ở góc nhìn thứ nhất, tức là mọi thứ nó cứ dí thẳng vào mặt người chơi.
Cũng phải công nhận rằng trong những điều mà nhân vật Daxter nói cũng có một vài trò đùa hài hước, tuy nhiên nó sẽ hết vui nếu như bạn cứ phải nghe đi nghe lại chúng lần thứ “n”. Nó càng mất vui hơn khi bạn phải quan sát cảnh Daxter đứng trên xác của Jak và luyên thuyên hỏi về việc liệu anh ra có thể lấy bộ sưu tập côn trùng của Jak sau khi anh ta chết hay không. Nói chung lần đầu nghe còn thấy vui chứ sau nhiều lần thì chỉ cảm thấy khó chịu mà thôi.
Friday The 13 th ( hệ máy NES)
Phần gameplay cốt lõi của phiên bản Friday The 13 th (1989) ra mắt trên hệ máy NES rất là phiền hà, lý do là vì những đòn tấn công của Jason Voorhees rất khó chịu và game cũng không cung cấp cho người chơi đầy đủ thông tin để hạ gục hắn ta. Đó là chưa kể phần nhạc nền (soundtrack) cũng lặp đi lặp lại rất nhiều lần, nghe muốn điên đầu luôn.
Nhưng “ngôi sao sáng” của tựa game này là khi bạn chịu thua Jason và đối mặt với cảnh game over hiện ra trên màn hình với những câu chữ ghi rất cụt lủn, chỉ ngắn gọn là “Bạn và đồng đội đều đã mất mạng” (“You and your friends are dead”) là hết. Cứ tạm thời bỏ qua vấn đề này đi, thì cũng còn một vấn đề nữa là game của Nintendo thường không dùng những từ ngữ liên quan đến cái chết (dead) vì nghe rất là nặng nề, và câu đó đọc vô nghe cũng không lịch sự hay tế nhị một chút nào cả.
Donkey Kong 64 là một tựa game đi cảnh nổi tiếng cực kỳ khó. Bản thân trò này cũng có một thứ bí mật rất đặc biệt đang chờ đợi những game thủ nào bỏ cuộc hoặc không thể đánh bại con trùm cuối King K. Rool trước khi hết giờ.
Lúc đó, cảnh game over dài 40 giây sẽ hiện ra, và K. Rool sẽ lùi về hang ổ của mình rồi cười ngạo nghễ, kích hoạt chiếc máy tử thần Blast-O-Matic. Chiếc máy này bắt đầu nạp năng lượng cho laser và nhắm trực tiếp về phía hòn đảo DK Isle, và rồi màn hình hiện ra chữ Game Over. Cũng phải cảm ơn là đoạn game over này dừng lại ngay trước khi DK Isle bị phá tan tành, nhưng bắt game thủ phải ngồi xem đoạn clip dài những 40 giây chỉ để ám chỉ một điều rằng hòn đảo này sắp bị phá hủy quả thật là rất bực mình các bạn ạ.
Đây là một tác phẩm của Hideo Kojima lừng danh, đưa bạn vào một cuộc chiến mecha nảy lửa. Tuy nhiên, có một điều khá phũ phàng là hầu hết mọi người mua game này chỉ để chơi bản demo Metal Gear Solid 2 đầu tiên trên thế giới mà thôi. Bản thân Zone Of The Enders phần lớn chơi rất vui, nhưng cảnh game over thì lại không được lòng game thủ cho lắm, đã vậy nó còn buông lời lăng mạ người chơi nữa.
Nếu bạn bị một trong những con trùm sát hại thì con trùm đó sẽ thốt lên 1 câu khi tung đòn kết liễu. Sau đó nhân vật chính Leo Stenbuck sẽ hét lên tiếng thét nghe khá là chói tai. Xong rồi màn hình Game Over sẽ xuất hiện, đi kèm với đó thường là một giọng nói chê bai, trách móc người chơi. Chẳng hạn như câu nói bạn là một đứa trẻ ngốc nghếch và hỏi rằng vì sao bạn lại thích bỏ mạng như thế.
Những tựa game kinh dị siêu rùng rợn, u ám cực hợp trong mùa Halloween, chỉ người can đảm mới dám thử
Halloween sắp tới, và đây chính là những tựa game sẽ khiến không ít game thủ phải đóng bỉm trong không khí u ám đấy.
Vào mỗi dịp cuối tháng 10, một trong những lễ hội luôn nhận được rất nhiều sự chờ đợi, mong ngóng từ nhiều người không gì khác chính là Halloween - ngày lễ của hóa trang, của những màn dọa ma và tất nhiên là không thể thiếu đi những câu chuyện kinh dị. Hòa cùng với không khí của ngày hội này, không ít game thủ lại lựa chọn cách tận hưởng cho mình theo cách thức không thể "game thủ" hơn, đó là trải nghiệm những tựa game kinh dị, u ám và đáng sợ nhất. Nếu đang tìm kiếm những siêu phẩm như vậy, hãy thử ngay những cái tên dưới đây, đảm bảo sẽ khiến nhiều người phải "đóng bỉm" khi chơi giữa đêm đấy.
Slender: The Eight Pages
Truyền thuyết về Slender Man tới nay vẫn luôn là một trong những bí ẩn chưa tìm được lời giải trong suốt nhiều thập niên qua. Và tới với Slender: The Eight Pages, mọi thứ sẽ được các game thủ giải mã.
Cụ thể, nhiệm vụ của người chơi là phải sinh tồn với bối cảnh trong một khu rừng vào lúc nửa đêm. Việc chơi ở chế độ góc nhìn thứ nhất càng khiến cho trải nghiệm của chúng ta trở nên chân thực hơn nữa. Nhiệm vụ của người chơi không gì khác ngoài việc thu thập 8 mảnh giấy về sinh vật huyền bí mang tên Slender Man và thậm chí, bạn luôn phải giữ sự cẩn thận, không được tiếp xúc với quái vật vô diện này quá lâu.
Với ánh sáng duy nhất từ một chiếc đèn pin, càng chạy nhiều thì càng nhanh giảm thể lực, làm thế nào để thoát khỏi khu rừng và hoàn thành cốt truyện sẽ là thử thách khó khăn cho bất kỳ ai.
Friday the 13th 3D
Thứ 6 ngày 13 bao giờ cũng là một trong những ngày bị cho là đen tối, kém may mắn đối với nhiều người. Thậm chí, đã có một loạt các series phim kinh dị liên quan tới chủ đề về ngày này với kẻ mang tên Jason - người luôn đeo mặt nạ trắng, đi khắp nơi và hại bất cứ ai không vì lý do gì.
Trải nghiệm tựa game Friday the 13th 3D, người chơi sẽ được lựa chọn vào vai kẻ hại người Jason hoặc một trong 7 nạn nhân của hắn. Tùy theo lựa chọn, bạn sẽ được trải nghiệm cốt truyện cũng như các nhiệm vụ, tình tiết khác nhau. Lưu ý, Friday the 13th 3D là một trong những tựa game gây ám ảnh mạnh đấy.
Splatterhouse 3D
Nếu như với hai cái tên kể trên, cốt truyện cũng như các yếu tố rùng rợn là thứ làm nên thương hiệu thì Splatterhouse 3D lại mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác hẳn. Bạo lực, đẫm máu và tàn bạo - đó chính xác là những gì mà cái tên này mang lại.
Không quá làm màu về cốt truyện hay gameplay, lấy bối cảnh là một màn anh hùng cứu mỹ nhân, thế nhưng những phân cảnh combat lại được miêu tả chân thực nhất có thể thông qua nền đồ họa sống động của tựa game này. Nếu sợ máu, tốt nhất bạn nên tránh xa ra khỏi Splatterhouse 3D.
Top 10 tựa game dính phốt vì chưa phát triển xong đã vội "phát hành" (P.2) Đôi khi ra game nhanh quá cũng không hẳn là một điều tốt... Chuyện game hay, game dở là điều bình thường, nhưng việc phát hành một tựa game ngay cả khi bản thân nhà phát triển biết rằng nó chưa thật sự hoàn tất là một điều không thể nào chấp nhận được các bạn ạ. Đặc biệt, có những trò được...