Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị gặp lãnh đạo Nga, Ukraine
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ) dẫn lời người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric, cho biết người đứng đầu tổ chức quốc tế này đã đề nghị gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thủ đô của 2 nước trên.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu về cuộc xung đột Nga-Ukraine tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Dujarric, Tổng Thư ký Antonio Guterres đã gửi thư đề nghị tới hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine. Với đề xuất này, người đứng đầu LHQ hy vọng có thể làm trung gian thúc đẩy đối thoại nhằm tiến tới chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, Tổng Thư ký LHQ Guterres chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với hai lãnh đạo cao nhất của Nga và Ukraine. Theo người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ, ông Guterres mới chỉ điện đàm với Tổng thống Zelensky một lần vào ngày 26/3 và chưa liên lạc với Tổng thống Putin.
Theo giới phân tích, những nỗ lực của LHQ nhằm chấm dứt cuộc chiến Ukraine tới nay chưa đạt được kết quả rõ rệt một phần bởi sự bất đồng giữa các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an, gồm 5 nước Mỹ, Pháp, Anh, Nga và Trung Quốc.
Trong khi đó, cùng ngày, các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết hỗ trợ thêm 24 tỷ USD cho Ukraine, đồng thời tuyên bố sẵn sàng tăng viện trợ nếu cần.
Libya thả con trai nhà cựu lãnh đạo M.Gaddafi
Các nguồn tin là quan chức trong chính phủ đoàn kết dân tộc tại Libya ngày 5/9 cho biết giới chức nước này đã trả tự do cho Saadi Gaddafi, người con trai của nhà cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ trong cuộc nổi dậy năm 2011.
Saadi Gaddafi, người con trai của nhà cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ trong cuộc nổi dậy năm 2011. Ảnh: Reuters
Nguồn tin quan chức cho biết, ông Saadi Gaddafi đã lên máy bay sang Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi được thả.
Ông Saadi Gaddafi đã bỏ trốn sang Niger trong cuộc nổi dậy được Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương (NATO) hậu thuẫn nói trên, nhưng bị dẫn độ trở lại Libya năm 2014 và bị giam giữ từ đó đến nay tại Tripoli. Năm 2018, Bộ Tư pháp Libya đã kết luận ông Saad Gaddafi không phạm tội giết hại một cầu thủ bóng đá nước này là Bashir al-Rayani.
Libya đã trải qua biến động, chia rẽ và bạo lực kéo dài cả thập kỷ sau cuộc nổi dậy năm 2011. Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được dựng lên hồi tháng 3/2021 như một phần trong nỗ lực hòa bình được Liên hợp quốc bảo trợ, với kế hoạch tổ chức bầu cử vào tháng 12 tới.
Theo truyền thông, một người con trai khác của nhà cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi là Saif al-Islam Gaddafi, người từng bị giam trong nhiều năm qua tại thành phố Zintan, đã ngỏ ý sẽ tham gia bầu cử Tổng thống Libya vào tháng 12 tới. Tuy nhiên, cũng có thông tin hồi giữa tháng 8 vừa qua rằng các nhóm phiến quân và lính đánh thuê đang có mặt ở Libya đã thông báo chiến dịch truy lùng Saif al-Islam Gaddafi sau khi chính phủ quốc gia Bắc Phi này ra phát lệnh truy nã Saif.
Mỹ, châu Âu kêu gọi Israel và Palestine chấm dứt bạo lực tại Jerusalem Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 19/4 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Israel và Palestine "chấm dứt chu kỳ bạo lực" sau khi căng thẳng leo thang mạnh giữa hai bên trong những ngày gần đây. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Palestine Mahmud Abbas...