Tổng thư ký LHQ quan ngại về giao tranh mới ở miền Trung Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/12, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Stéphane Dujarric cho biết ông Antonio Guterres “rất quan ngại” về việc giao tranh giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự (RSF) tiếp tục lan rộng.
Khói bốc lên sau giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở thủ đô Khartoum ngày 16/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ 15/12, giao tranh đã lan tới Wad Madani, cách Khartoum 180 km về phía Nam, vốn là nơi ẩn náu cho nhiều người phải sơ tán chạy trốn giao tranh ở thủ đô. Phát ngôn viên Dujarric nhấn mạnh vì cuộc xung đột mới này, LHQ đã phải đình chỉ việc phân phối lương thực ở một số bang. Ông cho biết nếu tình trạng này tiếp tục có thể ảnh hưởng tới việc phân phối viện trợ cho 2 triệu người, tương đương 1/3 dân số của nước này. Ông Dujarric nhắc lại lời kêu gọi hai bên đồng ý ngừng bắn.
Theo thống kê của LHQ, kể từ khi giao tranh bùng phát tại Sudan hồi tháng 4, đến nay có ít nhất 12.000 người thiệt mạng và trên 6 triệu người phải di dời ở trong và ra ngoài quốc gia Đông Bắc Phi này.
Giao tranh tại Sudan: Trên 3 triệu người phải đi sơ tán
Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), số người phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi giao tranh nổ ra tại Sudan gần 3 tháng trước đã vượt mức 3 triệu người.
Người dân sơ tán tránh xung đột tới bang Gadaref, miền Đông Sudan, ngày 3/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Dữ liệu do IOM công bố ngày 11/7 cho thấy trên 2,4 triệu người đã phải sơ tán trong nước và trên 730.000 người sơ tán ra nước ngoài. Hầu hết trong số này sơ tán từ thủ đô Khartoum, nơi khởi phát giao tranh giữa lực lượng bán quân sự (RSF) và quân đội Sudan từ ngày 15/4, hoặc từ Darfur vì tình trạng bạo lực gia tăng trong thời gian qua. Ai Cập ở phía Bắc và CH Chad ở phía Tây là những quốc gia điểm đến của phần lớn người Sudan sơ tán ra nước ngoài.
Ngày 12/7, nhiều người dân cho biết đã nghe thấy tiếng máy bay chiến đấu hoạt động và tiếng nã pháo tại Omdurman và Bahri, thuộc thủ đô Khartoum. Trong những ngày gần đây, giao tranh cũng xảy ra giữa quân đội và nhánh phiến quân SPLM tại bang Nam Kordofan và bang Nile Xanh gần biên giới với Ethiopia, khiến nhiều người dân ở những vùng này phải sơ tán.
Giao tranh bùng phát khiến nhiều vùng rộng lớn ở thủ đô Khartoum bị bỏ hoang, kéo theo các làn sóng tấn công ở Darfur.
Người dân phải đối mặt với nạn trộm cắp, tình trạng mất điện, thiếu thức ăn và nước uống, các dịch vụ chăm sóc y tế gián đoạn trong khi bạo lực tình dục cũng trở thành mối đe dọa.
Sau khi cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir bị lật đổ vào năm 2019, quân đội Sudan và lực lượng RSF đã cùng chia sẻ quyền điều hành đất nước với các tổ chức dân sự. Đến năm 2021, hai lực lượng này giành quyền kiểm soát hoàn toàn nhưng sau đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kế hoạch chuyển tiếp chính quyền hướng tới tổ chức tổng tuyển cử.
Kể từ khi giao tranh giữa 2 lực lượng này bùng phát, các nỗ lực quốc tế nhằm hòa giải hai bên và chấm dứt giao tranh không đạt được tiến triển rõ nét, trong đó có cuộc hòa đàm do Saudi Arabia và Mỹ chủ trì diễn ra tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia và một hội nghị khác do các nước châu Phi tổ chức ở Addis Abada của Ethiopia trong tuần này.
Trong diễn biến liên quan, ngày 12/7, Anh thông báo áp lệnh trừng phạt các doanh nghiệp mà London cho là có liên hệ với các bên tham chiến ở Sudan. Thông báo nêu rõ Chính phủ Anh đã quyết định trừng phạt 6 thực thể thương mại, nhắm tới các doanh nghiệp có liên hệ với các bên tham chiến tại Sudan. Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết nước này không thể đứng nhìn để các hoạt động hỗ trợ cho các lực lượng tham chiến tiếp diễn và sẽ làm mọi việc có thể để hỗ trợ tiến trình hòa bình có ý nghĩa, ngăn chặn bạo lực và đảm bảo tự do tiếp cận nhân đạo.
Giao tranh tiếp diễn tại Sudan Ngày 12/5, các cuộc không kích và pháo kích tiếp tục diễn ra thủ đô Khartoum của Sudan sau khi quân đội nước này và Các Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) chưa thể thống nhất được về một lênh ngừng bắn, dù hai bên đã cam kết bảo vệ dân thường và tạo điều kiện cho các hoạt động viện trợ nhân...