Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt ‘làn sóng hận thù’ vì dịch bệnh
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết đại dịch virus corona đã gây ra “làn sóng thù hận, bài ngoại và gieo rắc sự sợ hãi”. Ông kêu gọi chấm dứt tình trạng này trên toàn cầu.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói rằng tình trạng phân biệt chủng tộc nhắm vào người nước ngoài đã gia tăng cả trên mạng lẫn ngoài đường. Ông cũng đề cập đến các âm mưu bài Do Thái và bài Hồi giáo liên quan đến đại dịch Covid-19, theo Guardian.
Đến ngày 8/5, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 3.875.995 ca nhiễm và 270.404 ca tử vong vì Covid-19. Mỹ là nước đứng đầu thế giới cả về ca nhiễm lẫn ca tử vong.
Khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát ở Vũ Hán, nhiều người châu Á trên khắp thế giới đã bị kỳ thị. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Ông Guterres nói rằng vì những đồn đoán xoay quanh nguồn gốc của virus mà những người nhập cư và tị nạn bị phỉ báng như “mầm bệnh”, khiến nhiều người trong số họ không dám tiếp nhận điều trị.
“Trong số nhóm người dễ bị tổn thương, người lớn tuổi đã bị chế meme cho rằng việc chi tiêu cho họ là tốn kém nhất”, ông nói. “Còn các nhà báo, người tố giác, chuyên gia y tế, nhân viên cứu trợ và những người bảo vệ nhân quyền đang trở thành mục tiêu chỉ vì họ làm công việc của mình”.
Ông Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo khơi gợi tinh thần đoàn kết của người dân, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, đấu tranh loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc và các nội dung tai hại khác.
“Tôi thỉnh cầu mọi người, dù ở đâu, hãy cùng đứng lên đấu tranh lại lòng thù hận. Hãy đối xử với nhau bằng thái độ đàng hoàng và dùng mọi cơ hội để lan truyền sự tử tế”, ông nói.
Tổng thư ký nhấn mạnh rằng Covid-19 không quan tâm “chúng ta là ai, chúng ta sống ở đâu, chúng ta tin vào điều gì”, cũng như bất cứ sự phân biệt nào khác.
Trước đó, ngày 23/4, ông Guterres đã gửi đi thông điệp rằng cuộc khủng hoảng đại dịch virus corona đang nhanh chóng trở thành cuộc khủng hoảng nhân quyền.
Mọi quốc gia đều có quyền tiếp cận công bằng với vaccin chống Covid-19
Dù không mang tính ràng buộc, song nghị quyết vừa được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua là một bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao.
"Mọi quốc gia trên thế giới đều có quyền tiếp cận công bằng với các nguồn vaccine phòng chống Covid-19 trong tương lai", đây là nội dung nghị quyết vừa được toàn bộ 193 nước thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua. Dù không mang tính ràng buộc, song đây là một bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao trong bối cảnh trên thế giới đã gần như không còn vùng miễn nhiễm với dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2.
Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: UN
Tập trung chủ yếu vào các phản ứng về mặt y tế, văn kiện do Mexico đề xuất và nhận được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ, yêu cầu tăng cường hợp tác khoa học quốc tế trong cuộc chiến chống Covid-19, bao gồm cả khối tư nhân. Lời kêu gọi về "quyền tiếp cận vaccine công bằng" đưa ra trong bối cảnh gần như toàn bộ ngành công nghiệp được phẩm và các phòng thí nghiệm trên thế giới đã bước vào cuộc đua với thời giam nhằm tìm ra vaccine phòng chống Covid-19. Những vaccine được xem là có ý nghĩa quyết định thắng-thua đối với trận chiến này, song cũng đặt ra một thách thức về tài chính không hề nhỏ.
Nghị quyết kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres xác định và đề xuất các lựa chọn, bao gồm tăng cường quy mô sản xuất và chuỗi cung ứng nhằm thúc đẩy, đảm bảo phân phối công bằng, minh bạch, hiệu quả trang thiết bị y tế phòng dịch thiếu yếu, dược phẩm và vắc xin phòng Covid-19 trong tương lai. Mục tiêu là phải đáp ứng được nhu cầu của tất cả những quốc gia có nhu cầu, đặc biệt là những nước đang phát triển, những nước có hệ thống y tế yếu và dân số dễ bị tổn thương.
Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bà Melisa Flemming nhấn mạnh: "Covid-19 hiện đã lây lan ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Liên Hợp Quốc, chúng tôi đặc biệt lo ngại về tác động mà dịch Covid-19 sẽ gây ra đối với các quốc gia có hệ thống y tế yếu và dân số dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở các trại hoặc các khu vực giống như trại và trẻ em bị suy dinh dưỡng và những người mắc bệnh mãn tính".
Đây là nghị quyết thứ 2 được nhất trí thông qua liên quan đến đại dịch Covid-19, đến nay cướp đi sinh mạng của hơn 170.000 người và hơn 2,4 triệu người mắc bệnh. Nghị quyết đầu tiên được thông qua hồi đầu tháng 4 kêu gọi hợp tác nhằm kiểm soát tốt hơn dịch bệnh.
Dù không mang tính ràng buộc song những văn kiện này lại có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19, nhất là khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang áp dụng quy trình đặc biệt trong việc thông qua các văn kiện. Theo đó, trong thời gian các cơ quan y tế vẫn chưa dỡ bỏ cảnh báo đối với các cuộc tụ họp đông người ở trụ sở Liên Hợp Quốc, thì tất cả các quốc gia thành viên gần như đều nắm trong tay quyền phủ quyết.
Đây là một đặc quyền vốn chỉ dành riêng 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh kể từ khi thể chế đa phương lớn nhất thế giới này ra đời cách đây 75 năm./.
Thu Hoài
Vaccine COVID-19 là cứu cánh duy nhất để trở lại trạng thái bình thường Vaccine COVID-19 có thể là thứ duy nhất có thể mang "trạng thái bình thường" trở lại, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết hôm 15.4. Antonio Guterres - Ảnh minh họa "Một loại vaccine an toàn và hiệu quả có thể là công cụ duy nhất có thể đưa thế giới trở lại cảm giác "trạng thái bình thường",...