Tổng thống Zelensky tiết lộ số tiền Mỹ chi mỗi tháng cho Ukraine
Theo Tổng thống Ukraine, việc trang trải các chi phí của Kiev khiến người đóng thuế Mỹ phải trả 1,5 tỷ USD một tháng.
Binh sĩ Ukraine bốc dỡ lô tên lửa Javelin do Mỹ viện trợ. Ảnh: CNN
Theo đài truyền hình RT (Nga), Chính phủ Ukraine đang được Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính với việc Washington đóng góp tới 1,5 tỷ USD mỗi tháng cho ngân sách của Kiev.
Số tiền này đã được nhà lãnh đạo Ukraine, Zelensky đề cập trong cuộc trả lời phỏng vấn chương trình “Face the Nation” của đài CBS, được phát sóng ngày 25/9.
Hiện Kiev “thâm hụt ngân sách của 5 tỷ USD”, Tổng thống Zelenksy nói và cho biết thêm rằng “Mỹ cung cấp cho chúng tôi 1,5 tỷ USD mỗi tháng hỗ trợ ngân sách của chúng tôi để chiến đấu” chống lại Nga.
Video đang HOT
Ông Zelensky cho rằng việc trang bị vũ khí và những trợ giúp khác về quân sự cho Ukraine là “đôi bên cùng có lợi” đối với Mỹ. Ông cam kết rằng khi xung đột chấm dứt, người dân Ukraine sẽ trở về quê hương và bắt đầu đóng thuế, giảm bớt gánh nặng cho những người đóng thuế Mỹ.
“Đối với Mỹ, đó sẽ là một khoản tiết kiệm đáng kể, nhưng đối với chúng tôi, đó sẽ là cơ hội để đảm bảo lãnh thổ của chúng tôi và khiến nó an toàn với người dân của chúng tôi”, ông Zelensky phát biểu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ giúp Ukraine “chừng nào còn có thể” để đảm bảo đánh bại Nga về mặt chiến lược. Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra hồi tháng 2, đến nay Mỹ đã hỗ trợ quân sự hơn 15 tỉ USD cho Kiev.
Tuy nhiên, nhiều người Mỹ không chia sẻ quan điểm của tổng thống rằng tình hình ở Ukraine là quan trọng. Theo nhà thăm dò bầu cử theo đường lối bảo thủ Rasmussen Reports, xung đột Ukraine đã không lọt vào danh sách 10 vấn đề hàng đầu mà cử tri Mỹ quan tâm.
Đầu tháng này, chính quyền Tổng thống Biden đã yêu cầu Quốc hội cho phép khoảng 12 tỷ USD viện trợ bổ sung cho Ukraine, trong đó có 4,5 tỷ USD để hỗ trợ tài chính cho chính phủ Kiev sau tháng 9. Bên cạnh đó, Nhà Trắng đề nghị 2 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine bù đắp giá năng lượng đang tăng.
Gói viện trợ này dự kiến được thông qua vào cuối tuần này nhưng một số nhà phân tích chính trị đang đặt câu hỏi liệu dòng tiền mặt chảy tới Ukraine có thể được duy trì sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới hay không.
“Mỹ không đủ khả năng cung cấp một cuốn séc khống cho Ukraine khi chúng tôi đang bị lạm phát, giá nhiên liệu [cao], khủng hoảng chuỗi cung ứng, tất cả những điều này đang diễn ra ở trong nước. Đó là những gì tôi đang nghe từ các cử tri của mình”, một nhà lập pháp đảng Cộng hòa giấu tên nói với tờ Politico.
Các nhà phân tích dự đoán rằng nếu Đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Biden sẽ phải đối mặt nhiều hơn những yêu cầu viện trợ khẩn cấp cho Ukraine.
Quốc hội Mỹ hiện đã sẵn sàng thông qua hàng tỷ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong tuần tới như một phần trong thỏa thuận đảm bảo chính phủ mở cửa qua ngày bầu cử giữa kỳ vào 8/11. Tuy nhiên, những thỏa thuận trong tương lai có thể vấp phải sự tranh cãi nội bộ với Đảng Cộng hòa, chủ yếu là tại Hạ viện nếu họ giành chiến thắng trong tháng 11 tới.
Nga muốn duy trì quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây
Ngày 6/4, hãng thông tấn Interfax dẫn phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết Nga mong muốn duy trì quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây, ngay cả khi những nước này liên tiếp trục xuất các nhân viên ngoại giao của Moskva.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko. Ảnh: AFP/TTXVN
Cũng theo ông Grushko, việc các quốc gia châu Âu làm gián đoạn hoạt động của các nhà ngoại giao Nga sẽ gây tổn hại đến lợi ích của chính những nước này.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, một loạt nước châu Âu như Đức, Pháp, Italy, Đan Mạch, Thụy Điển đã quyết định trục xuất các nhân viên sứ quán Nga để bày tỏ phản đối.
Mới đây nhất, Bồ Đào Nha, Romania và Slovenia cũng đã ra thông báo tương tự. Trong khi đó, Latvia, Estonia đóng cửa lãnh sự quán Nga. Trước những động thái này, Nga tuyên bố sẽ có hành động đáp trả tương xứng.
Mỹ cấm vận con gái ông Putin, ngân hàng lớn nhất Nga Chính quyền Mỹ vừa công bố lệnh cấm vận mới đối với hai con gái của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng ngân hàng lớn nhất nước này vì hành động tại Ukraine. Theo thông báo của Nhà Trắng, Mỹ cấm vận hai ngân hàng công và tư nhân lớn nhất của Nga là Sberbank và Alfa Bank. Theo đó, Sberbank nắm giữ...