Tổng thống Ukraine trừng phạt 185 công ty, cá nhân hỗ trợ Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký một sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt với 185 cá nhân và pháp nhân đã hỗ trợ Nga về vận chuyển đường sắt.
Tổng thống Zelensky trong bài phát biểu được phát trên toàn quốc, tại Kiev ngày 25/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Nga TASS ngày 29/1, ông Zelensky đã ban hành quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine về các biện pháp trừng phạt những người vận chuyển thiết bị quân sự và binh sĩ.
Trong một bài phát biểu qua video đăng trên kênh Telegram của mình, nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng tài sản của những cá nhân, thực thể trên ở Ukraine sẽ bị phong tỏa và tài sản này sẽ được sử dụng cho mục đích quốc phòng.
Danh sách được công bố trên trang web của Zelensky bao gồm ba cá nhân và 182 pháp nhân.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 7/1, Tổng thống Zelensky đã ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt 119 người, trong đó có nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa ở Nga. Trong danh sách bị áp đặt trừng phạt có đạo diễn phim Nikita Mikhalkov, Tổng giám đốc tập đoàn truyền thông Rossiya Segodnya – ông Dmitry Kiselyov, Tổng biên tập kênh truyền hình RT Margarita Simonyan, một số ca sĩ và diễn viên của Nga. Một số công dân Ukraine cũng có tên trong danh sách này.
Các biện pháp trừng phạt gồm phong tỏa tài khoản ngân hàng, đình chỉ các nghĩa vụ kinh tế và tài chính, dừng trao đổi và hợp tác văn hóa, cấm nhập cảnh Ukraine, thu hồi các giải thưởng nhà nước Ukraine và các biện pháp khác. Những biện pháp hạn chế này sẽ có hiệu lực trong 10 năm.
Về phía Nga, ngày 17/1, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Moskva đã mở rộng danh sách các quan chức Liên minh châu Âu (EU) bị cấm vào nước này nhằm đáp trả gói trừng phạt thứ của 9 của EU. Nga sẽ áp đặt trừng phạt đối với những cơ quan thực thi luật pháp của EU đang tham gia huấn luyện các binh sĩ Ukraine trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ quân sự của EU dành cho Kiev. Trong danh sách trừng phạt còn có các cơ sở chính phủ và tư nhân sản xuất vũ khí, khí tài quân sự và cung cấp cho Ukraine, một số nghị sĩ của EU.
Kể từ tháng 2/2022, EU đã thông qua 9 gói trừng phạt nhằm vào Nga. Vào ngày 5/12/2022, EU đã cấm cung cấp dầu mỏ của Nga cho các nước thành viên. Gói trừng phạt mới nhất đã được thông qua vào ngày 16/12/2022, khi EU đưa vào danh sách đen 141 cá nhân và 40 pháp nhân của Nga, bao gồm 3 ngân hàng. Ngoài ra, EU còn bắt đầu thủ tục cấm sóng các kênh truyền hình Nga và áp đặt một số lệnh cấm xuất khẩu.
Tổng thống Ukraine viết thư mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 'đối thoại'
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã viết một lá thư mời nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đối thoại.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 4/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn lời phu nhân Tổng thống Zelensky - bà Olena Zelenska ngày 18/1 cho biết bức thư đã được trao cho phái đoàn Trung Quốc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 diễn ra ở thành phố Davos (Thụy Sĩ).
"Đó là một động thái và lời mời đối thoại, tôi hy vọng rằng sẽ có phản hồi đối với lời mời này," bà Zelenska nói với các phóng viên.
Theo kênh Al Jazeera, Tổng thống Zelensky đã nhiều lần tìm cách liên lạc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Nhà lãnh đạo Ukraine hy vọng Bắc Kinh sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Ukraine trong tháng 8/2022 chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) rằng ông "đã chính thức đề nghị một cuộc đối thoại" với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Zelensky nói thêm rằng đối thoại sẽ "hữu ích".
Trung Quốc và Nga đã công bố quan hệ đối tác "không giới hạn" vào tháng 2/2022. Bắc Kinh đồng thời tăng cường quan hệ với Moscow, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Một số nhà phân tích nhận định rằng Trung Quốc cuối cùng có thể giữ vai trò hòa giải chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Vào tháng 9/2022, khi còn làm Ngoại trưởng, ông Vương Nghị đã kêu gọi "tất cả các bên liên quan ngăn chặn khủng hoảng lan rộng". Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó nhấn mạnh lo ngại về tác động kinh tế của cuộc xung đột đã ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới.
Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc và Ukraine đã gặp nhau bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào tháng 9/2022.
Trong một diễn biến khác, Phó Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Đới Bình ngày 17/1 cho rằng đối thoại là cách thức thực tế duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về vấn đề Ukraine, ông Đới Bình nêu rõ "đối thoại và đàm phán là cách thức thực tế và khả thi duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine". Ông Đới Bình nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì lập trường khách quan, đồng thời đóng vai trò xây dựng trong việc giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Ukraine.
Ukraine thừa nhận quân Nga trỗi dậy, Tổng thống Zelensky nói 'không còn sự sống' ở Soledar Theo Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar, quân Nga đã tổ chức tấn công ác liệt hơn vào thị trấn trọng điểm Soledar. Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chủ trì cuộc họp của Bộ Tham mưu của Tổng tư lệnh tối cao để bàn về chiến sự nơi tiền tuyến. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Văn phòng Tổng...