Tổng thống Ukraine tiết lộ lý do không báo cho nước nào về vụ tấn công tỉnh Kursk ở Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này đã giữ bí mật với các đồng minh về kế hoạch tấn công khu vực Kursk của Liên bang Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu họp báo tại Kiev ngày 15/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo tờ Business Insider ngày 20/8, ông Zelensky giữ bí mật vì cho rằng các đồng minh sẽ nói kế hoạch này là không thực tế. Phát phát biểu trước các lãnh đạo phái đoàn ngoại giao Ukraine ngày 19/8, ông nói: “Đây là lý do tại sao không ai được thông báo về quá trình chuẩn bị của chúng ta. Giờ đây, thành công thực sự là điều hiển nhiên: các hành động phòng thủ tích cực của chúng ta ở phía bên kia biên giới… là rất đáng chú ý”.
Không chỉ các đồng minh của Ukraine không biết về cuộc tấn công Kursk. Ngay cả các các binh sĩ Ukraine cũng chỉ được thông báo vào phút chót về kế hoạch xâm nhập bí mật.
Một binh sĩ Ukraine giấu tên nói với tờ The Economist ngày 18/8: “Chúng tôi đùa rằng đây không phải là ngày Cá tháng Tư. Chỉ huy chỉ cười, biết rằng chúng tôi không hề hay điều gì đang chờ đợi mình”.
Trái lại, ông Mikhail Podoliak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine đã thảo luận về kế hoạch tấn công xuyên biên giới Nga với những nước ủng hộ ở phương Tây. Khi giới chức phương Tây bày tỏ ủng hộ cuộc tấn công Kursk và phủ nhận đã biết trước về kế hoạch này, ông Mikhail Podoliak đã nói với tờ The Independent rằng những tuyên bố từ chối trách nhiệm này là không chính xác.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 13/8, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre khẳng định Mỹ không được Ukraine báo trước về kế hoạch triển khai chiến dịch tấn công tỉnh Kursk của Nga. Theo bà Jean-Pierre, Mỹ đã đề nghị Ukraine giải thích rõ ràng về những mục tiêu của hành động này. Ngoài ra, bà Jean-Pierre cũng khẳng định Mỹ không liên quan đến chiến dịch của Ukraine.
Về phần mình, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SVR) đã cáo buộc ba quốc gia thành viên NATO giúp Ukraine lên kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công Kursk.
Theo đài RT, trong một tuyên bố được tờ Izvestia đăng ngày 21/8, SVR cho biết: “Theo thông tin hiện có, hoạt động của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở Vùng Kursk đã được chuẩn bị với sự tham gia của các cơ quan an ninh của Mỹ, Anh và Ba Lan”.
Theo SVR, các đơn vị Ukraine vượt biên giới Nga hồi đầu tháng này đã trải qua khóa huấn luyện ở Anh và Đức. Cơ quan này nói thêm: “Các cố vấn quân sự của các thành viên NATO đang giúp phối hợp các đơn vị xâm nhập và giúp Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây”.
SVR còn cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cung cấp cho Ukraine dữ liệu vệ tinh về hoạt động di chuyển của binh sĩ Nga.
Lực lượng Nga đã bị bất ngờ khi Ukraine tấn công đột ngột vào khu vực Kursk ngày 6/8. Tuần trước, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi, nói rằng Ukraine đã chiếm được hơn 1.000km2 lãnh thổ của Nga chỉ trong vài ngày. Theo Tướng Oleksandr Syrskyi, quân đội nước này đã tiến sâu 28-35 km vào tỉnh Kursk.
Còn theo đài Sputnik, Chỉ huy lực lượng đặc biệt Akhmat của Nga, ông Apti Alaudinov tuyên bố nỗ lực tiến quân của lực lượng Ukraine đã bị chặn lại trên toàn bộ khu vực Kursk khi các nguồn lực chính của họ bị phá hủy và quân đội Nga đang nỗ lực đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi các khu dân cư.
Quan chức Ukraine nói phương Tây ủng hộ tấn công bán đảo Crimea
Ông Mikhail Podoliak, trợ lý của Tổng thống Ukraine, nói rằng các nước phương Tây ủng hộ Ukraine đang đồng thuận tuyệt đối về việc nước này có thể tấn công sâu vào các vùng mà Nga đã giành quyền kiểm soát từ Ukraine, trong đó có cả bán đảo Crimea.
Trợ lý tổng thống Ukraine, ông Mikhail Podoliak. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT ngày 28/8, ông Podoliak nói với đài truyền hình Ukraine: "Hãy để tôi nhắc lại rằng một năm trước, ngay cả khi có một số cuộc tấn công ở Crimea, mọi người đều nói không... Ngày nay, các quốc gia ủng hộ chúng tôi đồng thuận tuyệt đối là chúng tôi có thể phá hủy mọi thứ trong các vùng Nga đã giành quyền kiểm soát".
Ông Podoliak đang đề cập đến các khu vực Nga đã kiểm soát nhưng Ukraine vẫn tuyên bố là của mình, trong đó có Crimea - bán đảo đã sáp nhập Nga. Ngoài ra, còn có bốn vùng lãnh thổ khác là Kherson và Zaporozhye, cũng như Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, đã được sáp nhập vào Nga vào năm 2022 sau các cuộc trưng cầu dân ý.
Ông Podoliak cũng cho biết Ukraine sẽ tăng cường tấn công vào các lãnh thổ khác của Nga, nhưng từ chối chỉ rõ Ukraine sẽ chịu trách nhiệm về những hành động đó. Ông nói rằng các vùng lãnh thổ này sẽ bị tấn công bằng máy bay không người lái không rõ nguồn gốc.
Trong suốt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022, Ukraine đã nhiều lần tấn công vào Nga bằng máy bay không người lái và tên lửa cũng như các cuộc pháo kích lẻ tẻ.
Mặc dù các vùng lãnh thổ ở biên giới của Nga như Belgorod và Kursk bị tấn công nhiều nhất, nhưng trong những tháng gần đây, Ukraine đã liên tục nhằm vào thủ đô Moskva bằng máy bay không người lái tầm xa. Các cuộc tấn công này không gây ra thiệt hại đáng kể nào nhưng bị các nhà lãnh đạo Nga chỉ trích mạnh mẽ.
Ngày 19/7, Điện Kremlin cho rằng phương Tây đang làm ngơ trước các cuộc tấn công do Ukraine thực hiện bên trong lãnh thổ Nga. Theo hãng tin Reuters (Anh), người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay đây không phải lần đầu tiên Moskva chỉ trích sự thờ ơ của phương Tây trong việc lên án Ukraine vì các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga. Ông nhấn mạnh điều này khi các quốc gia phương Tây đã im lặng về cuộc tấn công gây chết người trên cầu Crimea.
Trong khi đó, sau khi Nga thông báo đã bắn hạ máy bay không người lái tấn công Moskva vào sáng sớm 23/8, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ không khuyến khích hoặc cho phép tiến hành các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga.
Mỹ đã liên tục nói rằng họ không ủng hộ các cuộc tấn công vào bên trong nước Nga. Trong cuộc họp báo ngày 24/7, bà Karine Jean-Pierre, Thư ký Báo chí Nhà Trắng cho biết: "Về cơ bản, chúng tôi không ủng hộ các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Nga".
Trước đó, hồi tháng 5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng tuyên bố Đức không cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí mà nước này đã cung cấp. Ông nhấn mạnh thêm, mặc dù hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, trong đó có xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, nhưng Đức cũng đang làm mọi cách để tránh leo thang xung đột, có thể dẫn đến đụng độ trực tiếp giữa NATO và Nga.
Tuy vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius từng lập luận rằng việc Ukraine thực hiện các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga để cắt các tuyến đường tiếp tế và vì các lý do quân sự khác là hoàn toàn bình thường.
Ngoại trưởng Mỹ nêu điều kiện về hòa bình ở Ukraine Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine, mà có thể có lợi cho Nga, sẽ không dẫn đến hòa bình lâu dài, báo RT của Nga đưa tin. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu ở Phần Lan hôm 2/6. Phát biểu tại tòa thị chính Helsinki ở Phần Lan hôm 2/6, ông Blinken tái khẳng...