Tổng thống Ukraine tiết lộ lý do không báo cho nước nào về vụ tấ.n côn.g tỉnh Kursk ở Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này đã giữ bí mật với các đồng minh về kế hoạch tấ.n côn.g khu vực Kursk của Liên bang Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu họp báo tại Kiev ngày 15/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo tờ Business Insider ngày 20/8, ông Zelensky giữ bí mật vì cho rằng các đồng minh sẽ nói kế hoạch này là không thực tế. Phát phát biểu trước các lãnh đạo phái đoàn ngoại giao Ukraine ngày 19/8, ông nói: “Đây là lý do tại sao không ai được thông báo về quá trình chuẩn bị của chúng ta. Giờ đây, thành công thực sự là điều hiển nhiên: các hành động phòng thủ tích cực của chúng ta ở phía bên kia biên giới… là rất đáng chú ý”.
Không chỉ các đồng minh của Ukraine không biết về cuộc tấ.n côn.g Kursk. Ngay cả các các binh sĩ Ukraine cũng chỉ được thông báo vào phút chót về kế hoạch xâm nhập bí mật.
Một binh sĩ Ukraine giấu tên nói với tờ The Economist ngày 18/8: “Chúng tôi đùa rằng đây không phải là ngày Cá tháng Tư. Chỉ huy chỉ cười, biết rằng chúng tôi không hề hay điều gì đang chờ đợi mình”.
Trái lại, ông Mikhail Podoliak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine đã thảo luận về kế hoạch tấ.n côn.g xuyên biên giới Nga với những nước ủng hộ ở phương Tây. Khi giới chức phương Tây bày tỏ ủng hộ cuộc tấ.n côn.g Kursk và phủ nhận đã biết trước về kế hoạch này, ông Mikhail Podoliak đã nói với tờ The Independent rằng những tuyên bố từ chối trách nhiệm này là không chính xác.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 13/8, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre khẳng định Mỹ không được Ukraine báo trước về kế hoạch triển khai chiến dịch tấ.n côn.g tỉnh Kursk của Nga. Theo bà Jean-Pierre, Mỹ đã đề nghị Ukraine giải thích rõ ràng về những mục tiêu của hành động này. Ngoài ra, bà Jean-Pierre cũng khẳng định Mỹ không liên quan đến chiến dịch của Ukraine.
Về phần mình, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SVR) đã cáo buộc ba quốc gia thành viên NATO giúp Ukraine lên kế hoạch và thực hiện cuộc tấ.n côn.g Kursk.
Theo đài RT, trong một tuyên bố được tờ Izvestia đăng ngày 21/8, SVR cho biết: “Theo thông tin hiện có, hoạt động của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở Vùng Kursk đã được chuẩn bị với sự tham gia của các cơ quan an ninh của Mỹ, Anh và Ba Lan”.
Theo SVR, các đơn vị Ukraine vượt biên giới Nga hồi đầu tháng này đã trải qua khóa huấn luyện ở Anh và Đức. Cơ quan này nói thêm: “Các cố vấn quân sự của các thành viên NATO đang giúp phối hợp các đơn vị xâm nhập và giúp Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây”.
SVR còn cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cung cấp cho Ukraine dữ liệu vệ tinh về hoạt động di chuyển của binh sĩ Nga.
Lực lượng Nga đã bị bất ngờ khi Ukraine tấ.n côn.g đột ngột vào khu vực Kursk ngày 6/8. Tuần trước, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi, nói rằng Ukraine đã chiếm được hơn 1.000km2 lãnh thổ của Nga chỉ trong vài ngày. Theo Tướng Oleksandr Syrskyi, quân đội nước này đã tiến sâu 28-35 km vào tỉnh Kursk.
Còn theo đài Sputnik, Chỉ huy lực lượng đặc biệt Akhmat của Nga, ông Apti Alaudinov tuyên bố nỗ lực tiến quân của lực lượng Ukraine đã bị chặn lại trên toàn bộ khu vực Kursk khi các nguồn lực chính của họ bị phá hủy và quân đội Nga đang nỗ lực đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi các khu dân cư.
Ngoại trưởng Mỹ nêu điều kiện về hòa bình ở Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng một thỏa thuận ngừng bắ.n ở Ukraine, mà có thể có lợi cho Nga, sẽ không dẫn đến hòa bình lâu dài, báo RT của Nga đưa tin.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu ở Phần Lan hôm 2/6.
Phát biểu tại tòa thị chính Helsinki ở Phần Lan hôm 2/6, ông Blinken tái khẳng định sự ủng hộ của Washington với Kiev, đồng thời nói về viễn cảnh chấm dứt xung đột.
"Bây giờ, trong vài tuần hoặc vài tháng tới, một số quốc gia sẽ kêu gọi ngừng bắ.n. Nhìn bề ngoài, điều đó nghe có vẻ hợp lý. Ai lại không muốn các bên tham chiến hạ vũ khí cơ chứ? Ai lại không muốn chấm dứt cảnh chế.t chóc?", ông Blinken nói.
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, "một thỏa thuận ngừng bắ.n chỉ đóng băng xung đột tại chỗ, giúp Nga củng cố quyền kiểm soát lãnh thổ và có thể mở lại cuộc tấ.n côn.g sau này".
Ông Blinken nói "viễn cảnh ngừng bắ.n như vậy không phải là nền hòa bình lâu dài". "Điều đó sẽ chỉ có lợi cho đối phương và càng gây tổn hại cho Ukraine", ông Blinken nói, cho rằng một thỏa thuận hòa bình cần đảm bảo "chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc đến việc Nga phải đóng góp vào quá trình phục hồi hậu xung đột ở Ukraine, theo RT.
"Nếu và một khi Nga sẵn sàng hành động vì hòa bình thực sự, Hoa Kỳ sẽ phản ứng phù hợp cùng Ukraine, cũng như các đồng minh và đối tác khác trên thế giới", ông Blinken nói trong bài phát biểu.
Giới chức phương Tây từng khẳng định hòa bình thực sự ở Urkaine cần do Kiev lựa chọn. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng nêu quan điểm rằng Nga phải trả lại 4 vùng lãnh thổ mới sáp nhập và cả bán đảo Crimea.
Ngược lại, Moscow muốn Kiev chấp nhận "thực tế mới" về lãnh thổ để thúc đẩy đàm phán hòa bình. Ukraine cũng cần khẳng định lập trưởng trung lập, từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO, theo RT.
Quan chức Nga nói Ukraine từng sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolay Patrushev cho biết giới chức Ukraine từng sẵn sàng giải quyết xung đột với Nga nhưng đã từ bỏ dưới áp lực của Mỹ. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev. Ảnh: TASS "Nếu không chịu áp lực từ Mỹ thì tình huống này sẽ không xảy ra. Ngay cả các...