Tổng thống Ukraine dọa ngừng đàm phán với Nga về Donbass
Tổng thống Ukraine cho biết, sau cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông đã đặt ra thời hạn chót để đạt được đột phá về vấn đề Donbass.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn báo Người bảo vệ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 7/3 cho biết Kiev có thể từ chối đàm phán với Moskva về vấn đề Donbass nếu không đạt được tiến triển nào trong năm nay.
Ông Zelenskiy nêu rõ: “Thời gian không còn nhiều… Có thể mất một năm để đạt được thỏa thuận. Sau đó, cần thực hiện nó,” đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng ông không thể chờ lâu hơn nữa.
Video đang HOT
Tổng thống Ukraine cho biết, sau cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông đã đặt ra thời hạn chót để đạt được đột phá. Ông Zelenskiy cũng khẳng định có 2-3 kế hoạch khác trong trường hợp đổ vỡ trong đàm phán với Nga./.
Theo vietnamplus.vn
Ngoại trưởng Mỹ thăm Ukraine, Belarus - Nga lo lắng
Trong bối cảnh không khí luận tội Tổng thống đang bao trùm nước Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang chuẩn bị có chuyến thăm Ukraine.
Không chỉ dừng chân ở Kiev, ông Pompeo còn dự định ghé thăm Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan và Cộng hòa Síp - những điểm đến khiến Nga phải theo dõi chặt chẽ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và chuyến thăm Ukraine nhiều trọng trách -Ảnh: Getty
Theo CNN, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ đến Kiev ngày 3/1 tới, trở thành quan chức chính quyền Mỹ đầu tiên đến Ukraine, kể từ khi ông Trump bắt đầu bị tiến hành luận tội liên quan đến cáo buộc lạm quyền và cản trở Quốc hội. Dự kiến, ông Pompeo sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo tôn giáo, xã hội dân sự và cộng đồng doanh nghiệp của nước này.
CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, các quan chức hai bên sẽ thảo luận các vấn đề như hỗ trợ an ninh, cải cách và củng cố luật pháp. Quan chức này cũng không hoàn toàn phủ nhận, ông Pompeo có thể tìm kiếm manh mối mới cho các cuộc điều tra mà Tổng thống Donald Trump nhằm vào Cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Trả lời phóng viên ngày hôm qua (30/12), quan chức cấp cao này cho biết: "Tôi không thể thông báo về mọi chủ đề sẽ được bàn thảo trong các cuộc họp song phương tới đây, nhưng đó thực sự sẽ là những gì chúng tôi đang tập trung. Đặc biệt khi Ukraine phải đối mặt với các thách thức thì Mỹ luôn sát cánh cùng Kiev".
Quan chức này cũng không trả lời câu hỏi của phóng viên về sự ra đi của nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Ukraine là Đại sứ Bill Taylor. Nhân vật này nhận nhiệm vụ Đại biện lâm thời tại Kiev kể từ tháng 6, dự kiến sẽ lên đường về nước vào ngày 2/1 - chỉ một ngày trước chuyến thăm của ông Pompeo. Đại sứ Taylor là một nhân chứng quan trọng trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ hiện nay.
Trong khi đó, cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Tổng thống Ukraine Zelensky dự kiến diễn ra ngày 3/1, cùng ngày với cuộc họp trở lại đầu tiên của Thượng viện Mỹ sau thời gian nghỉ lễ. Tại đây, các nghị sỹ sẽ tiếp tục đàm phán các điều khoản cho phiên tòa xét xử Tổng thống tại Thượng viện. Về phần mình, giữa những lo ngại của các nghị sỹ Dân chủ về một phiên tòa không công bằng, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến nay vẫn chưa chuyển cho Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell hai bản báo cáo luận tội Tổng thống Trump lạm quyền và cản trở Quốc hội.
Ngoài ra, theo Politico, chuyến thăm cũng nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ không thay đổi của Mỹ đối với Ukraine trước những nguy cơ từ Nga; Mỹ cũng cam kết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, bao gồm cả việc từ chối công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Ngoài Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến sẽ đến Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan và Cộng hòa Síp. Nội dung trọng tâm là gặp gỡ các đối tác và khẳng định các ưu tiên của Mỹ tại châu Âu và khu vực Trung Nam Á. Mặc dù Mỹ tập trung vào các bước đi đối ngoại liên quan đến Ukraine, nhưng giới phân tích lưu ý, chính quyền Nga có thể sẽ chú ý hơn đến chuyến đi của ông Pompeo đến Belarus. Bởi Mỹ đã không có một đại sứ nào tại Belarus kể từ năm 2008, khi hầu hết các nhà ngoại giao nước này đã bị trục xuất sau khi Washington tuyên bố trừng phạt Belarus về các vi phạm nhân quyền. Nhưng đến nay, Mỹ dường như lại đang muốn khôi phục quan hệ ngoại giao với nước này, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang cố gắng hợp nhất với Belarus thành cơ chế Nhà nước liên minh./.
Phương Hoa
Theo baonghean.vn/CNN, Washington Post
Lãnh đạo Ukraine và Nga thảo luận về thỏa thuận khí đốt Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, thỏa thuận này là một ưu tiên đối với Ukraine và đóng vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng của châu Âu. Công nhân vận hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại thị trấn Boyarka, vùng Kiev. (Ảnh: AFP/TTXVN) AP đưa tin, ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông...